7. Cấu trúc
3.3.3. Giọng mỉa mai, phê phán, hóm hỉnh
Nếu như giọng điệu trữ tình, lãng mạn, ngợi ca góp phần thể hiện đậm nét giá trị nhân bản thì giọng mỉa mai, phê phán, hóm hình cũng là một phương diện không thể thiếu làm nên giá trị hiện thực cho những truyện ngắn của Lê Minh Khuê. Đây cũng là giọng điệu phổ biến, thường gặp trong hầu hết các truyện ngắn ở cả hai tập truyện Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua.
Giọng điệu mỉa mai, phê phán nổi lên như một cảm hứng chủ đạo khi nhà văn đề cập đến sự tha hóa do chiến tranh, do sự mâu thuẫn đấu tranh ý thức hệ và cả
những thay đổi của đời sống thị trường đến lối sống của con người: Nhà văn đã phản
ánh sinh động, chân thực không chỉ những lát cắt chiến tranh mà cả những bi kịch của đời sống hiện đại.
Nhìn ở góc độ nào thì chiến tranh cũng nghiệt ngã, đau thương và mất mát cho cả hai phía. Trong truyện ngắn Nhiệt đới gió mùa, bằng giọng điệu phê phán, Lê Minh Khuê đã lột tả bi kịch chiến tranh qua hàng loạt mối xung đột, tiêu biểu là mối xung đột giữa Phong và Hiếu - Hai anh em cùng cha khác mẹ: “Hiếu là con của bà Hân - vợ chính thức dâu trưởng quan Tuần Phủ cưới đầu năm Ất Dậu khi phủ
người phụ nữ mà ông Cơ quen “trong tiệc trà của một người bạn khi nàng hát
“Thiên thai” mắt rưng lệ” và từ đó “hai người đã không thể rời nhau”. Ký ức về
cuộc đánh ghen đã cướp đi con mắt của bà Việt, cùng sự lạnh nhạt của người cha đã luôn là nỗi ám ảnh và tích tụ thành nỗi thù hận ngày một lớn trong con người Phong. Thù hận trong gia đình càng được khắc sâu thêm khi Hiếu và Phong đối đầu ở hai bên chiến tuyến. Khi Phong và Hiếu gặp nhau trong cảnh tượng đầy trớ trêu. Phong đã trả thù bằng cách để cho Pat - sỹ quan Mỹ lao vào móc mắt anh trai mình một cách tàn bạo. “Hai thằng nhân viên lực lượng nhảy như con báo về phía Hiếu đang ngồi, xô ngã cái ghế và một thằng ôm cứng vai anh thằng kia lấy con dao biệt kích nhọn hoắt làm một động tác thành thạo. Ngửa đầu Hiếu ra sau nó thọc mũi dao vào một bên mắt khoét một vòng rồi hất một cục như hòn bi cùng với da với thịt dính theo xuống nền xi măng. Hiếu chưa kịp hiểu vì sao chúng cầm con dao nhọn về phía anh thì toàn thân anh như bị ném ở độ rất cao xuống vì cơn đau của mũi dao
đâm vào vùng mắt”. Giọng điệu phê phán đến sắc lạnh vang lên qua câu nói và bật
lên qua hành động mất hết nhân tính của Phong: “Thế là huề nhá, anh Hiếu! Tôi xin một mắt của anh đền cho mẹ tôi! Phong nhặt cái cục thịt đẫm máu trong có con mắt
của Hiếu cho vào túi ni lông như giữ tang vật” [39, tr.46-47]. Chính những chi tiết
bạo lực, miêu tả tỉ mỉ cảnh “huynh đệ tương tàn”, “nồi da nấu thịt”, cuộc trả thù đẫm máu giữa những người con trong gia đình đã toát lên tính chất phê phán mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất tội ác của chiến tranh.
Cũng trong truyện này,giọng điệu phê phán của Lê Minh Khuê còn hướng vào phía bên kia chiến tuyến, hướng vào nhà tù Việt Nam Cộng hòa - nơi “địa ngục trần gian” mà tiêu biểu là nhân vật Pat CIA - sỹ quan Mỹ, tay sai của bọn thực dân chuyên thẩm vấn tù binh để moi tin tức tình báo. Đọc những trang văn miêu tả cuộc thẩm vấn tù binh của hắn mà người đọc không thể nén nổi nỗi căm hờn, uất hận: “Thằng này làm nhiều vụ dã man không thua lính Đại Hàn. Pat khai thác một tù binh nữ giao liên trong thành phố bằng cách trói cô này nằm ngửa trên cái bèn thiếc trên trần nhà mắc cái quạt trần. Đàn bà con gái nằm ngửa không quần áo đã là căng về tinh thần dù đó có là Cộng sản cũng không lì được cái vụ đó. Pat cầm hai cái lông ngỗng vót nhọn đầu giơ trước mặt cô này: có nói không? Cô này lắc đầu Pat bảo thằng Đại Hàn nhân viên phòng thẩm vấn cắm vào một núm vú cô này. Cô này hét to đến nỗi bọn Đại Hàn như bị điện giật lùi ra một chút nhưng Việt cộng gan to bằng trời mà, cô này vẫn lắc khi Pat bảo cô này khai ra tên thật của nhân vật nào đó. Thằng Đại hàn đứng bên kia bàn lại đâm lông ngỗng vào vú thứ hai. Đó mới là màn dạo đầu. Gần cuối buổi chiều thằng Pat cho làm động tác điểm. Cái quạt trên trần quay nhè nhẹ mạnh lên rồi nhè nhẹ rồi rất mạnh gió phía trên xoáy hai cái lông ngỗng vào sâu đầu vú đàn bà. Cô này không ngất được nữa đau quá không thể ngất toàn thân chống chọi
Giọng điệu phê phán, tố cáo không chỉ vang lên đanh thép trong những đoạn văn miêu tả cảnh tượng tra tấn tù binh đầy man rợ hay khi kể về tội ác đẫm máu của kẻ thù mà nó còn được thể hiện qua những trang viết về nói về những mất mát, đau thương trong chiến tranh. Chiến tranh khiến gia đình Hiếu phải đổ máu. “Mậu Thân sáu tám trong họ của Hiếu có năm người thanh niên đẹp đẽ trẻ trung chết từ Huế vào Sài Gòn... Nỗi đau quá lớn, chiến tranh khiến bao máu phải đổ, bao người ngã xuống “Cuộc chiến chỉ tính nó là thắng lợi là chiến thuật là đấu trí mấy ai đong đếm máu
người mấy ai nhòm ngó đến nỗi đau nhỏ nhoi cụ thể?” [39, tr.36]. Cũng chính chiến
tranh loạn lạc, mà ông nội Hiếu - cụ Tuần Phủ và vô số người vô tội chết tức tưởi vào năm Ất Dậu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra cướp chính quyền ở tỉnh. Cả 16 người đều bị xô xuống hố sâu, rồi “cứ dùng lưỡi lê dộng xuống hố” với “tiếng nước bị quẫy tiếng giãy đạp nhưng tiếng khóc thê thảm lắm”. “Cứ thế chúng tôi dậm lưỡi lê. Rồi anh Tầm vào trại lấy bốn cái xẻng. Chúng tôi xúc đất lấp cái hố. Tiếng đất rơi xuống tôi còn nghe tiếng khóc tiếng ai đó hét lên cứu tôi với mẹ ơi cứu con với.
Quân dã man. Quân giết người… Sau đó thì im dần” [39, tr.88-89]. Bằng giọng
điệu mỉa mai, phê phán, nhà văn đã vạch trần tội ác chiến tranh, tội ác kẻ thù, khiến con người đối mặt bao đau thương, tang tóc, những vết thù còn nhức nhối mãi theo năm tháng.
Ta cũng bắt gặp giọng điệu mỉa mai phê phán chiến tranh trong truyện ngắn
Năm mươi năm chiều dài hay truyện Thằng Tomy về chơi. Trong truyện ngắn
Thằng Tomy về chơi, nhà văn đã nói về những mâu thuẫn, xung đột và những biến cố trong gia đình cô Đin. Chiến tranh đã đẩy các thành viên trong gia đình lìa xa nhau đến những vùng đất xa xôi, sống những tháng ngày cùng cực. Chiến tranh cướp đi bao điều tốt đẹp và trả lại những mảnh đời rách nát, những con người với trái tim đầy hận thù, rỉ máu.
Giọng điệu mỉa mai, phê phán của nhà văn còn hướng vào những tàn dư của thời bao cấp, những xung đột tư tưởng và lối sống thực dụng, tha hóa của một bộ phận trong xã hội.Trong truyện ngắn Nghĩ ngợi quẩn quanh,bố của Tùng không chỉ là một kẻ cơ hội mà còn là một sát thủ máu lạnh. Lão là một kẻ vô đạo đức, mưu mô và tàn nhẫn trước mất mát, đói khổ của đồng loại: “Lão “rau sạch” từng là chủ nhiệm hợp tác xã mua bán thời bao cấp. Thời ấy lão có rất nhiều chiêu để bóp dạ dày của dân ăn tem phiếu. Cái thời chưa mấy ai đểu lão đã biết đểu. Lão đánh tráo thực phẩm khai thác ở vùng có dịch - cái thời chưa mấy ai hãi hùng về dịch, đổi lấy thực
phẩm sạch làm cầu bắc đường cho lão đến với những cái dấu đỏ” [39, tr.204-205].
Đoạn văn đã lột tẩy bản chất gian xảo, tư lợi của lão. Bằng mọi mánh khóe, thủ đoạn bỉ ổi, lão chạy chọt để trở thành người có địa vị trong xã hội: “Lão trao đổi hàng hóa các vùng các công ty các sở. Mở cửa vào rất nhiều nhà đại gia cách mạng để vua biết mặt chúa biết tên. Vài cái xi líp đàn bà xứ ngoại lão mua các phu nhân, các tiểu thư.
Vài cây thuốc nhập ngoại lão mua các công tử. Cứ tích tiểu thành đại lão thành các ủy viên trong tỉnh cho đến khi chễm chệ ngồi vào bệ phóng trở thành ông đạo cao
đức trọng nhưng cái máu xấu lão cố ém đi lại rơi vào thằng con trai út” [39, tr.205].
Gia đình ông Cơ trong truyện ngắn Nhiệt đới gió mùa cũng là nạn nhân của những tàn dư thời bao cấp. Theo chủ trương cách mạng, vợ chồng ông Cơ hi sinh cuộc sống sung túc, quyết định nhường nhà cho nhân dân mượn ở. Khi nhường đất cho các gia đình, nhà ông phải sống trong cảnh khốn khó, chật hẹp. Nhưng chính tư tưởng của chung, tài sản là tài sản chung thời bao cấp khiến những con người ăn nhờ ở đậu nhà ông nhưng không tôn trọng thậm chí còn cư xử tệ bạc với vợ chồng ông:
“Hân đã nếm cảnh sống giữa bầy thú từ khi người ta dỗ ông Cơ cho đám người ở
rừng về mượn nhà… Hàng chục năm trời ngôi nhà bố chồng cho khi hai vợ chồng Hân lấy nhau đã biến thành trại tâm thần. Người ta không còn biết cái hạnh phúc của con người là được hít thở được nhìn trời xanh mây trắng chỉ biết chen thêm một
xăng ti đất là hơn người rồi cắm đầu cắm cổ đua chen” [39,tr.72]. Lê Minh Khuê
không hề né tránh mà thẳng thắn phê phán, lên án những kẻ cậy quyền cậy thế là cán bộ nhà nước nhưng có lối sống ích kỷ, cách hành xử vô văn hóa. Chính lối sống thời bao cấp, tâm lý “của chung” đã là cái cớ để con người vin vào đó và trở nên xấu xa, hèn hạ, để rồi họ đối xử tệ bạc với nhau. Bản lĩnh của Lê Minh Khuê còn thể ở chỗ bà đã mạnh mẽ lên tiếng phê phán lối sống tha hóa, thực dụng đó.
Lê Minh Khuê còn đi sâu mổ xẻ mặt trái xã hội, phê phán, mỉa mai những biểu hiện tiêu cực ở con người.Truyện ngắn truyện Đồ cũđã phê phán thực tế đáng buồn: Những năm tháng chiến tranh loạn lạc, thời kỳ bao cấp, xã hội đã lạnh lùng quay lưng lại với những người con xa xứ muốn trở về xây dựng quê hương: “Ông Đường sống ở Pari thời trẻ nghe dắt díu thế nào đó trở về xây dựng đất nước. Ông thất sủng, bị nghi ngờ bị triệu tập liên tục đến mức tóc ông xơ xác người ông gầy quắt lại không còn là một vận động viên xe đạp của các đội đua ở Pháp không còn da dẻ hồng hào cánh tay vồng lên trong áo không còn nụ cười tươi sáng làm lạc quan tràn ngập cả
chung quanh. Như thời trẻ ông Phong từng quen biết” [39,tr.159]. Hàng ngày, ông
Đường bị theo dõi, bị vây tỏa. Cuộc sống của ông chẳng khác nào một kẻ tù tội. Ông Đường bị dồn vào hoàn cảnh cùng quẫn, bước đường cùng, sống không bằng chết, để rồi ông phải nghĩ đến cái chết như một bi kịch không lối thoát. Lòng tốt của những người con xa xứ bị nghi ngờ và không được thừa nhận. Để cuối cùng họ không thể sống yên ổn trên mảnh đất mình đã sinh ra mà phải cất bước lưu lạc sang xứ người:
“Loạn lạc qua thời buổi dần sáng sủa ông Đường có người bà con bên Pháp đón
qua” [39,tr.161].
Giọng điệu phê phán, mỉa mai còn được thể hiện qua những trang văn viết về sự suy thoái đạo đức của con người thời hiện đại. Lối sống thực dụng thời mở cửa, đời sống vật chất đã làm băng hoại nhiều giá trị đạo đức. Bằng con mắt tinh tường,
Lê Minh Khuê đã tìm ra và đưa vào trrang viết những nhức nhối của xã hội hiện đại đó là sự xói mòn trong đời sống tinh thần của từng cá nhân ở giai đoạn chuyển mình và hội nhập với lối sống mới.
Chẳng hạn, truyện ngắn Sống chậm viết về những người lính anh hùng trong chiến tranh nhưng khi bước vào hòa bình đã bị đồng tiền đánh gục. Họ thoái hóa, biến chất, làm hại bao dân lành và tiếp tay phá hoại đất nước. Đó là bố của Tường thời chiến tranh từng là dũng sỹ cách mạng thì khi thời bình lập lại ông biến thành tội phạm kinh tế do lối sống tha hóa, biến chất, bòn rút của công. Chính lối sống thực dụng, bất chấp luật pháp, coi rẻ tính mạng con người, ông đã gây ra tội ác. Đó “là sự
độc ác nhẫn tâm đối với đồng loại” khi “làm đổ một cái nhà. Do thiếu trách nhiệm
gây hậu quả”. Tuy vậy, vào tù ông không những không nhận ra sai lầm mà tìm mọi
cách thoát tội để tiếp tục đường cũ. Đó là nhân vật Nghĩa - một người lính có tiềm năng trong chiến tranh những tưởng thời bình sẽ là người có ích nhưng anh đã đi ngược lại với những chiến tích hào hùng trong quá khứ và nhận về mình cái kết đau lòng khi ngang nhiên thực hiện hàng loạt việc làm dối trá: “Đổi tiền đô do phía chuyển nhượng giao sang ra tiền Việt dùng thủ tục thu chi khống huy động vốn giả để rút ra hơn 6 tỷ đồng bỏ túi. Rồi tiếp theo là vụ lấy tiền mà người ta chuyển cho quỹ phúc lợi công ty, không chuyển cho quỹ phúc lợi mà chuyển thẳng vào tài khoản do mình chỉ định để chiếm đoạt. Rồi lập biên bản khống, lập phiếu chi khống để hợp
thức hóa cho phiếu thu huy động vốn…” [39, tr.225-226], cả gan “bỏ túi hơn 10 tỷ
đồng phá hỏng một nhà máy do lòng người tan rã” và “lãnh án mười hai năm cải tạo”. Không chỉ có bố của Tường, có Nghĩa mà còn cả chồng cô bạn của bà Vân. Thời chiến tranh ông là anh hùng dũng sĩ nhưng đến thời bình cũng bị những cám dỗ vật chất đẩy vào con đường tội lỗi. Ông tiếp tay cho tội phạm buôn lậu, làm ăn phi pháp, gây hậu quả nặng nề cho đất nước.
Truyện ngắn đã đưa ra ba hình ảnh con người vốn là dũng sĩ trong thời chiến quyết sống quyết chiến với kẻ thù để giành lại độc lập tự do cho đất nước thì nay bỗng trở thành những con người biến chất, bị danh vọng, đồng tiền làm băng hoại nhân phẩm, đạo đức, trở thành tội đồ của dân tộc. Giọng điệu phê phán của nhà văn vang lên đầy đau đớn và chua xót: “Nhưng biên giới nơi gìn giữ cái căn nhà chính nơi không thể cho ai xâm phạm lại ở trong tay một vài kẻ đêm đêm xách va li nặng tiền hối lộ để vào kho riêng của mình - chỉ là hé cái cửa cho hàng lậu đi qua. Năm phút thôi. Nhưng năm phút ấy là ma túy vào đầu độc giới trẻ. Là hàng hóa phá hoại công sức của công nhân. Mà biết đâu là tiền giả? Biết đâu là thuốc nổ. Năm phút để đổi lấy một va li vàng một va li đô la. Năm phút có thể hàng chục cái xe tải đi qua…”
[39, tr.233-234]. Bằng giọng điệu lạnh lùng, quyết liệt, nhà văn đã kịch liệt phê phán lối sống thực dụng, sự băng hoại về những giá trị đạo đức nhưng cũng ẩn chưa trong đó sự tiếc nuối, xót xa cho những con người từng một thời làm nên lịch sử.
Nhiều thói xấu trong xã hội cũng được nhà văn phê phán bằng giọng mỉa mai, chua chát. Chẳng hạn, sự xấu xa, thấp hèn của một con người trong cuộc sống hiện đại cũng được Lê Minh Khuê lột tả chân thực trong Chuyện bếp núc. Với lối viết tự nhiên, dung dị, hình ảnh chú em chồng thô thiển, hay xoi mói, sống khác người đã