Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn lê minh khuê (qua hai tập nhiệt đới gió mùa và làn gió chảy qua) (Trang 50 - 59)

7. Cấu trúc

2.2.1. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê

Trong tác phẩm tự sự, cùng với yếu tố cốt truyện, thì vấn đề nhân vật cũng đã thực sự chiếm vị trí thống lĩnh tạo nên sự thành công cho tác phẩm. Văn học đương đại qua cái nhìn tổng thể, có thể thấy sự phong phú phức tạp trong thế giới tâm lý cá nhân, sự phát triển tính cách đa chiều trong nội tâm nhân vật. Những con người bước ra từ thời bom đạn mang trong mình những vết tích chiến tranh - cả thể xác lẫn tâm hồn, đã tạo nên yếu tố đa nhân cách trong bản chất con người. Đó cũng chính là đề tài hấp dẫn đáng để các nhà văn đương đại khảo tả. Lê Minh Khuê cũng không nằm ngoài số đó. Nhân vật của Lê Minh Khuê mang đậm vết tích của một thời kì lịch sử đầy những hoang mang xáo trộn: có nhân vật cô đơn hoài niệm quá khứ, có nhân vật là sản phẩm lỗi của thời kì cũ, cũng có những nhân vật trong sáng, thánh thiện… Và những tuyến nhân vật này đã góp phần không nhỏ quyết định âm sắc của hai tập truyện Nhiệt đới gió mùaLàn gió chảy qua. Thế giới nhân vật trong tác phẩm của bà phong phú, muôn hình dạng vẻ, có thể phân loại thành nhiều kiểu nhân vật như:

nhân vật tư tưởng, suy tư; nhân vật thức tỉnh, tự ý thức; nhân vật tha hóa, phản diện;

nhân vật cô đơn, hoài niệm; nhân vật trong sáng, thánh thiện. Và ở chừng mức nào

đó - trong một cái nhìn bao quát, chúng tôi đã điểm qua sơ bộ sự xuất hiện của kiểu nhân vật kể trên có mặt trong hai tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê (X. Bảng 2.3 Phụ lục).

2.2.1.1. Kiểu nhân vật tư tưởng, suy tư

Kiểu nhân vật tư tưởng, suy tư trong truyện ngắn Lê Minh Khuê thường thể

hiện cuộc sống nội tâm đa dạng, phức tạp, phong phú như cuộc sống vốn có của nó trong cái vẻ ngoài trầm lặng, ít nói, am hiểu đời sống, luôn bình tĩnh khi đối diện với thách thức và giàu lòng trắc ẩn. Có một điểm chung về nhân vật tư tưởng trong sáng tác của bà, đó là họ thường sống trong một môi trường đầy cạm bẫy đầy sự dụ dỗ, sự tráo trở, bất công. Ở đó, con người phải tự ý thức vượt qua những rào cản vô lý của cái xấu, của vận hạn để hướng tới những căn cốt, nền tảng của đạo lý, văn hóa làm nên cốt cách đầy giá trị nhân bản. Đó là bác sĩ Trị trong Sống chậm - một người trẻ tuổi nhưng “đủ đảm bảo cho sự tử tế” [40, tr.152], bởi vị bác sĩ trẻ này chưa bao giờ nhận một đồng tiền bồi dưỡng của người nhà bệnh nhân đưa. Nhân cách sống cao đẹp của anh đã khiến cho Thức vô cùng kinh ngạc, rằng giữa cuộc sống xô bồ mà người người đều chạy theo đồng tiền, thì lại có một con người hiếm hoi dám sống đúng với thiên lương của mình như thế, khiến cho bất kỳ ai đứng trực diện trước anh đều cảm thấy hành động của họ sẽ làm vấy bẩn tâm hồn “rất sạch” này: “Tụi con không dám rút phong bì ra ba ạ. Cuối cùng chỉ dám đưa chai rượu. Cậu ấy nhận chai rượu hồn

nhiên như nhận của người nhà” [40, tr.150]. Giống như Trị, nhân vật gã họa sĩ trong

phiền ta trong bếp, nói những chuyện thấp bé nhẹ cân… Người đàn ông ấy có tâm hồn ngay thẳng, cái nhìn trong sáng là cực kỳ hiếm hoi trong thế giới máy móc sáng

choang cái gì cũng tiện cần gì với tay ra là được ngay” [39, tr.136]. Hay như thầy

giáo Thanh ở lớp dạy thêm tiếng Đức được nhắc đến trong truyện ngắn Một chút tháng Tư cũng là tuýp người không ngừng tự đấu tranh, tự vấn với chính lương tâm của một người làm nghề giáo, tuyệt nhiên chưa bao giờ nhận một đồng tiền hối lộ mua điểm của học sinh mình, đồng thời cũng thể hiện rõ sự suy tư, buồn phiền trước sự xuống cấp trầm trọng lối sống đạo đức, nhân cách của con người trong thời kì lịch sử đầy những hoang mang xáo trộn.

Nếu loại hình nhân vật tư tưởng thường giữ cho mình một cốt cách đáng trân quý, lối sống mang tính chất “chính quy”, thì kiểu nhân vật suy tư lại là kẻ nói lên phát ngôn của chính bản thân mình về đời và người, có thể bằng lời hoặc suy nghĩ, về hiện thực cuộc sống tại thời điểm hiện tại hoặc về quá khứ, đồng thời thấm đẫm triết lý nhân sinh cao cả. Với một trái tim rung cảm đầy tinh tế, những nhân vật này có khả năng cảm nhận sâu sắc đời sống và luôn có thái độ trân trọng những gì thuộc về ngày hôm qua. Đây cũng chính là một trong những kiểu nhân vật được nhà văn xây dựng nên để gửi gắm những thông điệp của chính mình, đồng thời thể hiện sự tự ý thức cá nhân theo quan niệm của riêng họ trước không khí “đương đại” đầy biến động. Nhân vật Tường trong Sống chậm là một minh chứng tiêu biểu cho loại nhân vật suy tư mà Lê Minh Khuê đã dày công xây dựng.Thời kỳ đổi mới, con người hoặc là dấn thân, dẫm đạp lên nhau để vươn lên, hoặc là phản ứng trước sự xâm thực của nền kinh tế thị trường. Nếu như bố Tường vì tham lam đã đánh mất đi cái bản ngã của anh trai làng vùng trung du Bắc Bộ nghèo từ thửa khai thiên và phải vào tù thì Tường lại hoàn toàn ngược lại. Trên chuyến xe đi thăm bố, Tường đã lắng lòng mình lại, mơ hồ suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời: “Tường lơ đãng nhìn ra. Rừng núi trập trùng. Trại cải tạo này ở thật xa nơi đô hội… Người ta chỉ cần lơ đễnh một chút, yên phận thây kệ sự đời là sẽ chôn vùi đời mình ở đây ngay. Cả trong ý thức giữa mênh mông núi và đá và cây cối cho dù bây giờ cây đã bị chặt hạ trống hoang nhưng vẫn gieo cho Tường cảm giác đó. Người ta có lúc khổ vậy sao giữa thế kỷ con người có nơi đã

thừa mứa đến độ chán sống đến độ đi tìm mọi thú vui để rồi tự hủy hoại...” [39,

tr.222]; Hay như trong truyện ngắn Đồ cũ, phải chăng vì mang trong mình vết thương tinh thần từ cuộc chiến với bao mất mát nên ông Phong luôn cố gắng tìm lại chiếc xe đạp cũ đã mất của mình? Bởi đơn giản vì đó là kỷ vậy duy nhất gợi nhắc ông không bao giờ quên những giây phút gian khổ trong quá khứ. Còn bà Phong thì đứng lặng khi nghe tin chồng báo. Biết bao kỷ niệm quá khứ ùa về, có khó khăn, có mất mát và cả sự tang thương. Và ở đây, sự suy tư, nhớ về quá khứ chính là cách giúp ông Phong và vợ mình chiêm nghiệm lại quãng thời gian đã trải qua với bao biến cố, mất mát, từ đó thấy ý thức và trân trọng quá khứ hơn.

2.2.1.2. Kiểu nhân vật thức tỉnh, tự ý thức

Kiểu nhân vật thức tỉnh, tự ý thức cũng xuất hiện nhiều trong truyện ngắn Lê

Minh Khuê. Có thể xem đây là loại nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần xã hội nhưng thực chất đã được nhà văn lý giải, nhìn nhận theo quan niệm riêng của mình. Khác với nhân vật tính cách được chú trọng bồi đắp đầy đặn về mặt cá tính, nhân vật thức tỉnh thường đưa ra một cách nhìn, cách hiểu, cách đánh giá đời sống mang đậm chính kiến và suy ngẫm cá nhân và có ý thức tự phán xét hành động của mình, tự vấn và tự cảnh tỉnh chính mình khi đứng trước những xung đột của nội tâm nhằm chế ngự cái ác và hướng tới hoàn thiện nhân cách cao đẹp.

Trong văn xuôi Việt Nam bắt đầu từ năm 1975, đã có nhiều nhà văn xây dựng kiểu nhân vật này như Nguyễn Minh châu với truyện ngắn Bức tranh đã đi sâu khám phá diễn biến quá trình tự nhận thức, “tự thú” của nhân vật họa sau một quá trình tự phán xét mình trước lỗi lầm trong quá khứ; Hay nhân vật người thầy trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng như thầy Tụng (Thầy của chúng em) là những nhà giáo tâm huyết với nghề, khảng khái, có khí phách. Dù có những lúc bị cái xấu ngăn trở nhưng họ vẫn giữ vững tư cách của một người thầy có lương tâm và trách nhiệm; Và trong truyện của Chu Lai, khi đặt nhân vật vào đời sống thời bình, một lần nữa ông khám phá chiều sâu nhân cách của con người dưới sự tác động và thử thách ghê gớm của thời kinh tế thị trường: Các nhân vật Linh (Vòng tròn bội bạc),Nam, Lãm (Phố), Sáu Nguyện (Cuộc đời dài lắm), Vũ Nguyên (Ba lần và một lần) khi trở về với cuộc sống đời thường đều chật vật đến chóng mặt trước những vòng xoáy của cơ chế thị trường. Hàng ngày họ phải đối diện với cái xấu và lúc nào cũng có nguy cơ bị cái xấu mua chuộc, chi phối. Nhưng họ đã vượt qua những thử thách và giữ được phẩm chất kiên trung, phong độ của người lính: “Một thời cầm súng không thỏa hiệp với kẻ thù thì bây giờ càng không thể nhân nhượng với cái xấu được”. Các nhân vật kể trên của Chu Lai thường là những con người có ý thức về mình và nhận thức được điều đó, họ đã giữ được nhân cách và tự hoàn thiện nhân cách. Cũng như các nhà văn cùng thời, kiểu nhân vật thức tỉnh, tự ý thức trong sáng tác của Lê Minh Khuê cũng mang những nét đặc trưng trong cách xây dựng motif nhân vật, thu hút sự chú ý của người đọc bởi thế giới nhân vật vô cùng phong phú, cho thấy tính phức điệu và đa diện trong mỗi cá nhân con người, được thể hiện ở các dạng thái và màu sắc khác nhau.

Nhận diện kiểu nhân vật này trong hai tập truyện của Lê Minh Khuê, có thể thấy motif nhân vật thức tỉnh, tự ý thức xuất hiện nhiều hơn trong tập truyện Nhiệt đới gió mùa. Trong truyện ngắn cùng tên Nhiệt đới gió mùa, mỗi nhân vật lại có cách thể hiện sự tự ý thức, sự thức tỉnh riêng, bởi họ ở những thế hệ khác nhau, số phận mỗi con người cũng hoàn toàn khác nhau. Có thể coi ông Cơ là căn nguyên gây ra mọi xung đột và bất hòa giữa các thành viên trong gia đình nhưng nhìn nhận một

cách khách quan và bao dung, thì suy cho cùng, trong câu chuyện dài này ông cũng là một người đáng thương không kém. Ông tự ý thức được lỗi lầm của bản thân, cho nên ông thương cả Phong và Hiếu - hai đứa con của hai bà vợ, ông xót xa khi Hiếu dằn vặt lại Phong: “Thôi con đừng khắt khe quá, con thương em một chút” [39, tr.77]. Hai bà vợ của ông Cơ, sau mấy chục năm dài dặc tưởng như không thể nhìn mặt nhau sau sự việc đánh ghen, thì giờ đây khi chứng kiến hai đứa con tra tấn nhau cả về thể xác lẫn tinh thần, thì Việt - người vợ thứ hai quay trở về: “Việt đã bình tĩnh uống hết cốc nước trà gừng ngồi xích lại và vô tình nắm tay Hân. Hai người

đàn bà cảm thông. Suốt một chiều dài giữa hai cuộc chiến” [39, tr.72]. Còn Hân, bà

không dám nhìn vào con mắt đã mất của Việt khi hai người xô xát nhau thời Hà Nội thuộc Pháp, “Hân ôm vai người đàn bà mà từ lâu rồi Hân không thấy ghen nữa. Có

ai sung sướng đâu mà làm khổ nhau mãi?” [39, tr.73]. Với cách xây dựng nhân vật

vô cùng tinh tế, chi tiết và sắc lẹm tới từng milimet, Lê Minh Khuê đã mở ra bao bất ngờ cho người đọc về hai người đàn bà từng thù hận nhau rất sâu đậm này. Theo năm tháng, mâu thuẫn tưởng chừng không thể nào có thể giải quyết được nữa, nhưng từ tấm lòng thương con của một người mẹ và sự hiểu biết sáng suốt, Việt và Hân đã tự ý thức được hành động của mình, suy nghĩ thấu đáo hơn và biết hy sinh, thấu hiểu đối phương:

“Trong bếp có hai chị em, Việt mở túi đeo bên mình đưa cho Hân gói nhỏ: chị ơi đây là ba cây vàng giờ có giá trị đừng bán đi để làm vốn sau này có gì cấp bách hãy dùng em sẽ đưa anh ít tiền mặt lo trà thuốc cho người ta… Đừng lo cho em em buôn bán cũng được vốn cũ của em vẫn còn... Hai bên thù hận nhau quá rồi giờ làm sao mà hòa hợp nhanh được! Chị cất đi, cất vào chỗ nào mình cũng khó tìm ấy!.

…Thôi, Hân nói, dì cứ về trong đó nếu có đầu mối gì tôi sẽ báo ngay. Yên lòng đi dì ạ con cái ta có lỗi nhưng còn phúc đức của tổ tiên. Tổ tiên sẽ đưa nó trở lại làm người. Hân nói thực lòng không hề có chút màu mè làm Việt thấy vững tâm. Họ chia

tay thân ái” [39, tr.75].

Bên cạnh mâu thuẫn giữa cha mẹ được hóa giải thì ở hai người con, sau bao năm tra tấn nhau về thể xác và dằn vặt nhau về tinh thần, thì Hiếu cũng đã tha thứ cho những lỗi lầm của Phong gây ra cho mình. Với Hiếu, tha thứ cho em trai cũng chính là cách giúp bản thân anh buông bỏ sự hận thù, sống cuộc sống thoải mái, an yên hơn. Vậy là, mọi xung đột được hóa giải, tình yêu thương đã quay trở về, đúng với bản thế nguyên mẫu mà trong mỗi con người ai cũng đều có. Đó có thể không phải là một cái kết tròn vẹn nhất sau bao mất mát, thế nhưng có một điều kỳ diệu luôn hiện hữu, đó là chỉ cần con người luôn có ý thức về bản thể, biết thức tỉnh sau những lỗi lầm thì không có gì là quá muộn cả. Đây cũng là một thông điệp đầy tính nhân văn mà Lê Minh Khuê luôn muốn gửi gắm với người đọc qua tác phẩm của mình chăng?

Trong bối cảnh xã hội đương đại đầy phức tạp và rối ren, con người dễ bị cuốn theo cơn bão thị trường thời mở cửa, những thói xấu lên ngôi và ngự trị thì bản tính xấu xa sẽ vô tình trở thành cố hữu. Thế nhưng, Lê Minh Khuê luôn nhận ra bản thể thiện lương trong sâu thẳm mỗi con người, mà ở đó phần NGƯỜI luôn áp đảo phần CON. Bà đã truyền tải ý đồ này thông qua việc điển hình hóa các nhân vật của mình. Bằng nhiều phương thức khác nhau, bà cũng đề xuất những tư tưởng mang tính triết học nhân văn như đúng - sai, nhân văn - phi nhân văn, lạc hậu - tiến bộ… thực sự là những liều thuốc kích thích cực mạnh với những người ưa hoạt động trí óc, buộc họ phải suy ngẫm, xem xét vấn đề một cách thấu đáo để tìm ra lời giải đáp, chí ít là cho riêng bản thân mình. Và Lê Minh Khuê đã gọi đó chính là sự tự ý thức và thức tỉnh tự trong tâm hồn. Trongtruyện ngắn Cuối chiều, ông Vích đã lao tâm khổ tứ để truy tìm kẻ đã giết chết em trai mình bao nhiêu năm qua, đến khi giáp mặt đối phương, mọi ý nghĩ trả thù tiêu tan, bởi chính bản thân đối phương cũng đã phải chịu những nghiệp chướng, quả báo mà chính hắn gây ra; Ở Làn gió chảy qua, hai tên địa phương quân giết chết ông nội Tú hiện nay vẫn còn sống sót, nhưng bọn chúng sống mà như chết,“lầm lũi thui thủi vì tội ác; Hay trong Một mình, chiến thắng sự ích kỷ vốn đã ngự trị sâu trong con người từ lâu, giờ đây Dư đã nhận ra con người không thể cứ mãi ôm ấp nỗi cô đơn mà sống cho đến hết đời, và bố Dư cũng vậy thôi. Nhận thức được điều đó, cô đã mở lòng mình, đồng ý để bố đến với cô Hồi - một người phụ nữ hiền lành nhưng lỡ làng… Qua việc xây dựng kiểu nhân vật thức tỉnh, tự ý thức, có thể thấy được tinh thần nhân văn cao đẹp của Lê Minh Khuê dành cho mỗi con người, ngay cả những kẻ vô cùng xấu xa, biến chất. Đồng thời, nổi lên trên tất cả chính là sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn lê minh khuê (qua hai tập nhiệt đới gió mùa và làn gió chảy qua) (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)