Cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn lê minh khuê (qua hai tập nhiệt đới gió mùa và làn gió chảy qua) (Trang 35 - 43)

7. Cấu trúc

2.1.1. Cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê

Là một cây bút truyện ngắn xuất sắc, cá tính, đầy nội lực, một trong những yếu tố tạo nên sự thành công ở Lê Minh Khuê đó chính là cách xây dựng các kiểu cốt truyện đa dạng, phong phú. Khảo sát hai tập truyện ngắn Nhiệt đới gió mùaLàn

gió chảy qua, ngoài số ít kiểu cốt truyện viết theo xu hướng văn học truyền thống

trước năm 1975 thì giờ đây, bà đã mạnh dạn sử dụng các kiểu cốt truyện mới manh nha từ đầu thế kỷ XX từ phương Tây. Lối viết này là phương tiện đắc dụng giúp nhà văn đi sâu vào phản ánh mọi mặt, mọi chiều kích phức tạp của đời sống hàng ngày, của đời sống cá nhân mỗi con người, để phơi bày lên trang viết một hiện thực “như nó vốn có” - đa chiều, đa diện. Có thể thấy rõ nhất ở hai tập truyện ngắn các cách xây dựng cốt truyện mới mẻ như: cốt truyện lồng ghép nhiều mạch truyện, cốt truyện giản lược và cốt truyện sự kiện - tâm lý. Mặc dù không phải là người khởi xướng những kiểu cốt truyện trên, nhưng mỗi hình thức cốt truyện này khi đi vào tác phẩm của Lê Minh Khuê bao giờ cũng mang một sắc thái riêng biệt mang đậm cốt cách của bà, trở thành một tín hiệu nghệ thuật chứa đựng nhiều giá trị tư tưởng và để cho người đọc sau khi gấp trang văn lại đều băn khoăn một câu hỏi: Số phận mỗi con người và giá trị tình người sẽ ra sao trước hiện thực trớ trêu, nghiệt ngã?

Câu trả lời tùy thuộc vào cách cảm nhận của mỗi độc giả. Nhưng trước hết, hãy làm một cuộc thống kê nho nhỏ để nhận định về vấn đề cốt truyện qua 26 truyện ngắn của Lê minh Khuê nằm trong phạm vi khảo sát:

2.1.1.1. Cốt truyện lồng ghép nhiều mạch truyện

Kết quả thống kê cho thấy, kiểu cốt truyện lồng ghép nhiều mạch truyện chiếm tỉ lệ thấp nhất trong hai tập truyện của Lê Minh Khuê (chỉ với 6/26 truyện). Thế nhưng, cũng chính từ cái sự ít ỏi còn khiêm tốn ấy đã cho thấy một ngòi bút sắc sảo, tưởng chừng lạnh lùng nhưng lại vô cùng ấm áp, đầy tính nhân văn và sự sáng tạo độc đáo. Bước ra khỏi chiến tranh, Lê Minh Khuê lại tiếp tục công việc của một người chuyên quan sát và bước vào một cuộc chiến đấu mới, “tinh vi”, phức tạp hơn. Ở đó, bà nhìn thấy bóng dáng của những con người nửa muốn thoát thai, nửa vẫn muốn sống dựa vào quá khứ; thấy cái xấu cái ác đang ẩn nấp, lẩn khuất trong cuộc sống, trong mỗi con người và thấy vô vàn những điều phức tạp, rối ren khác. Với ý thức đổi mới trong sáng tác, kết cấu cốt truyện lồng ghép nhiều mạch truyện ra đời, như một motif chủ đạo, lại như một ám ảnh, xuất hiện trong một số truyện ngắn ở hai

tập Nhiệt đới gió mùaLàn gió chảy qua như: Sống chậm, Giữa chiều lạnh, Nhiệt đới gió mùa, Năm mươi năm chiều dài… Kiểu cốt truyện này thể hiện việc chịu ảnh hưởng từ văn học phương Tây rõ nét và hoàn toàn mới mẻ với truyền thống truyện Việt Nam. Đó là một trong những lý do tại sao nó khá mới mẻ và chưa được sử dụng nhiều trong văn học truyền thống trước đó. Một tác phẩm có kiểu cốt truyện lồng ghép nhiều mạch truyện sẽ được cấu thành bởi nhiều truyện khác nhau liên kết lại, nghĩa là sẽ có một truyện bao trùm do người kể chuyện kể lại giữ vai trò là khung truyện, còn những truyện khác do các nhân vật trong truyện kể, giữ vai trò như những thành phần để cấu thành một truyện lớn tương ứng với nhan đề. Chủ thể trần thuật kép cũng sẽ được xuất hiện nhiều và điểm nhìn trần thuật cũng được di chuyển liên tục. Các truyện thành phần không tách rời mà luôn chêm xen vào nhau một cách linh hoạt, tạo ra ấn tượng về sự chân thực của câu chuyện được kể, kéo độc giả lại gần với thế giới nghệ thuật của tác phẩm hơn, đồng thời tạo sự sinh động cho truyện.

Nếu như trước năm 1975, nội dung chủ yếu trong truyện ngắn Lê Minh Khuê là những trang văn trong sáng, hào hùng nhằm ngợi ca, tự hào về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước với cốt truyện chặt chẽ theo mạch thẳng thì sau chiến tranh, cốt truyện đã có sự pha trộn các mạch truyện nhỏ hơn, tạo nên sự hấp dẫn mới lạ, đưa người đọc vào những chuyến du hành của tưởng tượng và đồng sáng tạo. Có thể thấy phần lớn kiểu cốt truyện lồng ghép nhiều mạch truyện trong tác phẩm của Lê Minh Khuê đi theo mô thức quá khứ - hiện tại, từ hiện tại khơi gợi lại quá khứ, hoặc ở hiện tại nhưng bị ám ảnh dai dẳng bởi những câu chuyện trong quá khứ. Trong Năm mươi năm chiều dài, đồng hiện với câu chuyện hiện tại giữa Thuyết và ông nội (Thuyết trong vai trò là người kể chuyện) là sự chêm xen một câu chuyện quá khứ của ông nội Thuyết - chuyện một người lính già ôm ấp, cất giữ mối tình với người đẹp Sài Gòn năm xưa (người kể chuyện là ông nội): “Lúc này ông đã ngả vào cây cột giáo đường. Những cây cột dọc hiên nhà nơi cách cây bao báp mấy chục bước chân. Biết tính ông, Thuyết ngồi xa, kín đáo hút một điếu thuốc, sở thích sắp bỏ được do đã vào quân đội. Thuyết hút thuốc, nhìn ông nội trong chiều tà rồi nghe câu

chuyện của ông” [40, tr.79]. Và dần dần, câu chuyện quá khứ được mở ra dưới lời kể

lại của ông nội, một câu chuyện hoàn chỉnh, có đầy đủ trọn vẹn mọi cung bậc cảm xúc về tình yêu của ông nội Thuyết và bà Diễm Cầm nhưng lại dang dở bởi chiến tranh chia cắt, để rồi “Buổi chiều đó ngắn như giấc mơ. Lại dài tới năm mươi năm

sau đó” [40, tr.80]. Cũng trong chuyến đi tâm tưởng trở về quá khứ, ngoài lời kể lại

của ông nội, còn có sự lồng ghép một mạch truyện nhỏ, đó là câu chuyện của ông Hồi - cha Diễm Cầm, kể lại tình hình cuộc sống của Diễm Cầm sau khi chiến tranh kết thúc: “Nó đi từ tháng ba. Qua Thụy Sỹ. Nghe rục rịch chiến sự ở Tây Nguyên, nó bảo con phải đưa cháu sau học tiếp. Con trai nó có học bổng trung học ở bên đó. Chồng

mạng nó. Tôi không ngăn được…” [40, tr.83]. Mỗi một câu chuyện nhỏ được kể lại, dù dài hay ngắn, đều mang nặng biết bao nỗi niềm chưa thể giải tỏa, chưa khi nào được giải tỏa của người trong cuộc. Nó cứ bám riết lấy ông nội Thuyết, đằng đẵng như vậy suốt mấy mươi năm trời. Chiến tranh qua đi, nhưng bi kịch tinh thần ấy chưa bao giờ tan biến, bởi đó là nỗi đau, là sự mất mát, nhưng biết đâu cũng chính là động lực cho ông nội Thuyết cố gắng mà sống tiếp cho đến giờ phút này?. Có thể nói, trong cái nhìn bao quát, đan xen các mạch truyện từ hiện tại trở về quá khứ, Lê Minh Khuê đã cho người đọc thấy được những góc khuất của tâm hồn sau cuộc chiến tranh, ở đó có sự chờ đợi không hồi đáp, có cả sự chia ly, cả hy vọng và nỗi thất vọng. Trong hệ thống truyện lồng ghép nhiều mạch truyện của Lê Minh Khuê, truyện ngắn Sống chậm cũng được viết theo dạng này. Mở đầu câu chuyện là sự kiện Tường đi thăm người bố vì dính phải vụ thi công xây dựng nhà bị sập nên đang bị giam trong trại cải tạo phạm nhân. Trên chuyến xe trở về, anh đã gặp người đàn bà tên Vân ngoài năm mươi tuổi. Và câu chuyển của bà Vân được kể lại ngay sau câu chuyện của Tường:

“- Còn chú nhà cô ạ!

-…Không, đó không phải là chồng tôi. Là một người bạn. Là đồng đội. Thì cũng một cung cách như thế thôi. Đổi tiền đô do phía chuyển nhượng giao sang tiền Việt dùng thủ tục thu chi khống huy động vốn giả để rút ra hơn 6 tỷ đồng bỏ túi… Nói túm lại anh hùng của tôi bỏ túi hơn mười tỷ đồng phá hỏng một nhà máy do lòng

người tan rã lãnh án mười hai năm cải tạo…” [39, tr.225]

Từ những lời chia sẻ lí giải tại sao bà Vân lại lên thăm nuôi người bạn cũ, câu chuyện của bà Vân dần hé mở: “Tôi đi theo người lính. Anh ta leo lên một cái xe đã có nhiều người lính ở đó. Họ có cuộc họp. Tôi đã biết tên anh là Nghĩa. Tôi như con bé mới lên mười đang cố kìm giữ cảm xúc để không đưa tay lấy món quà yêu thích mà không được phép. Cả anh ấy và tôi giữa cái nhìn khắt khe của một thời dù chiến

tranh dù chết chóc cũng chả ai dám làm gì theo ý mình” [39, tr.231]. Nếu chỉ dừng

đến đây, hẳn sẽ có một câu chuyện tình thật đẹp đẽ giữa thời bom đạn. Thế nhưng,

anh Nghĩa không quay trở lại và tôi cũng chẳng gặp anh suốt cuộc chiến tranh suốt

cả những năm, tháng hậu chiến những năm tháng hỗn độn mù mờ đổi mới đổi mọi giá trị sau này… Cho đến cái phiên tòa xử tham nhũng xử một kẻ làm tan rã nhà máy tình cờ tôi tới dự và nhận ra người lính hơn ba chục năm trước. Người đã làm cuộc đời tôi chỉ có vài tiếng đồng hồ mà bừng sáng cái ánh sáng lãng mạn của cả một

đời…” [39, tr.232]. Câu chuyện kể lại bằng giọng hồi tưởng như mơ màng, đều đều

nhưng chứa đựng biết bao tâm trạng, bao cảm xúc: có nhớ, có yêu, có giận hờn và cả căm ghét. Ngòi bút sắc lẹm của Lê Minh Khuê đã khéo léo lồng truyện vào truyện, dẫn dắt người đọc đến những mạch truyện nhỏ trong khung truyện lớn để độc giả thêm một lần nữa được chứng kiến sự tha hóa của con người sau chiến tranh như bố Tường, như Nghĩa. Mà những câu chuyện được lồng ghép ấy tưởng như mới

chính là điểm nhấn, là hồn cốt của toàn tác phẩm Sống chậm. Ở trong đó, tình yêu không được giữ nguyên vẹn và lòng người dễ dàng thay đổi bởi thứ vật chất phù phiếm, lôi kéo con người đi vào con đường sa ngã, tù tội. Để rồi sau bao dồn nén và bức bối bởi những hi vọng về một tình yêu, niềm tin dành cho một con người sụp đổ, thì bà Vân đã “muốn khóc òa lên như một đứa trẻ trong rừng bạch dương ngày ấy…” [39, tr.232]. Thế nhưng, vẫn như những gì ta luôn thấy ở ngòi bút của Lê Minh Khuê, trên cái khung nền tang thương ấy, chưa bao giờ tắt hết ánh sáng của tình yêu thương và thứ tha. Bằng chứng là bà Vân đã trở lại thăm người lính một thời mình từng thần tượng, từng hết lòng thương nhớ. Và trên chuyến xe trở về kia, người đàn bà từng đi qua chiến tranh ấy vẫn mang trong mình bao nhiêu ký ức lãng mạn về một thời tuổi trẻ…

Tương tự như vậy, truyện ngắn Nhiệt đới gió mùa cũng được cấu tạo bởi nhiều truyện đan xen nhau. Truyện kể về xung đột trong một gia đình từ thời chiến (giữa hai người vợ của ông Cơ là Hân và Việt) kéo dài hai thế hệ. Để rồi, những đứa con lại tiếp tục mối hận thù ở hai chiến tuyến (giữa Hiếu con của Hân và Phong con của Việt). Câu chuyện dài rối ren này bắt đầu khi Quý - người bạn của Hiếu bị bọn lính cộng hòa bắt giam và tra tấn. Trong đội thẩm vấn đó có Phong - người em trai cùng cha khác mẹ với Hiếu. Từ khi Phong nhận ra trên người Hiếu cũng đang chảy chung một dòng màu như mình, mạch truyện đầu tiên về những ký ức đau buồn, tang thương thời thơ ấu dội về, như từng đợt sóng trào dữ dội trong lòng. Phần tiếp theo nói về Hiếu khi bị bắt giam ở trong tù. Lồng ghép mạch truyện ở đây là dòng cảm xúc Hiếu hồi tưởng, kể lại hoàn cảnh gia đình mình. Đó là một câu chuyện dài, bắt đầu từ bi kịch khi ông Cơ sống chung với vợ cả và vợ lẽ. Mỗi người đều có một cậu con trai. Mối ghen tuông, thù hận giữa hai người đàn bà dẫn tới một lần, sau trận cãi vã, người vợ lẽ chạy ra khỏi cửa và vấp phải đinh thợ mộc. Chiếc đinh cắm vào một bên mắt khiến người vợ lẽ vĩnh viễn mất đi con mắt. Sau tai nạn, cảm thấy bị ghẻ lạnh, hắt hủi, hai mẹ con Việt bỏ đi biệt tích. Một thời gian sau, Hiếu con vợ cả trở thành một chiến sĩ cộng sản. Người em là Phong theo mẹ vào Nam giờ là một sĩ quan cao cấp trong hàng ngũ lính ngụy. Họ gặp lại nhau khi ở hai chiến tuyến, trong tình cảnh người anh bị bắt và chiến tranh là cơ hội để người em đòi "món nợ" năm xưa cho mẹ bằng cách móc một con mắt người anh. Ở mạch truyện thứ ba, kết thúc chiến tranh, người anh bị móc mắt trả thù lại em bằng cách đày người này lên một vùng sơn cước không người trong suốt 6 năm. Tuy nhiên, người ta không thể tiếp tục trả thù nhau mãi. Cuối tác phẩm, nhà văn đã tìm cách giải quyết câu chuyện theo hướng hòa giải. Khi nhận ra rằng, cuộc đời còn nhiều bi kịch hơn thế, đau đớn hơn thế, thì họ tha thứ cho nhau. Với ngòi bút sắc sảo, Lê Minh Khuê đã kéo người đọc vào từng diễn biến của những câu chuyện nhỏ, mang đến cả sự lo lắng, hồi hộp, chờ đợi và cả sự xót xa của họ dành cho tác phẩm. Và không nằm ngoài dự đoán, ánh sáng của tình yêu

thương và sự thứ tha vẫn cao hơn tất cả! Đó mới chính là một Lê Minh Khuê chan chứa tấm lòng bao dung, đôn hậu đằng sau những con chữ tưởng chừng như sắc lạnh kia! Thông qua việc lồng ghép nhiều mạch truyện trong một truyện, Lê Minh Khuê đã tránh khỏi lối kể chuyện đơn điệu và tạo sự luân phiên điểm nhìn, góp phần làm cho sự việc và con người được nhìn nhiều chiều hơn, mang tính khách quan hơn. Đồng thời hình thức kết cấu này cũng là một cách thể hiện thế giới nội tâm nhân vật đa dạng, để các nhân vật tự bộc lộ mình một cách tự nhiên hơn. Sự sáng tạo mới lạ này cũng đã gián tiếp khẳng định cái nhìn bao quát xã hội, vốn sống dày dặn của Lê Minh Khuê xuyên tiếp từ chiến tranh đến thời hậu chiến.

2.1.1.2. Cốt truyện giản lược

Trong các sáng tác của Lê Minh Khuê, bên cạnh kiểu cốt truyện lồng ghép nhiều mạch chuyện còn xuất kiểu cốt truyện giản lược. Loại truyện ngắn này sở hữu một cốt truyện đơn giản được xây dựng dựa trên thao tác dồn nén dung lượng tối đa (vì sự hạn chế các chi tiết rườm rà, cô đọng tuyến nhân vật…), đi thẳng vào thế giới vĩ mô, hướng vào cái được phản ánh tạo ra một hệ thống kí hiệu có khả năng “diễn dịch ra đến vô tận”. Mặc dù có sự cắt bớt các chi tiết, sự kiện nhưng nó thể hiện một quá trình có ý thức, công phu trong sáng tạo của kỹ thuật giản lược. Khảo sát hai tập truyện Nhiệt đới gió mùaLàn gió chảy qua, kiểu cốt truyện giản lược có 8/26 truyện (chiếm 30%), tiêu biểu như: Xe Camry ba chấm, Nước trong, Lãng mạn nửa mùa, Linh kiện điện tử, Giữa hai đứa trai… Ngoại trừ những tác phẩm ảnh hưởng của cách viết truyện lồng truyện của phương Tây, thì Lê Minh Khuê không có tham vọng làm bà trùm nhiều tính cách, nhiều cuộc đời trong tính tổng thể toàn diện. Ngược lại, bà luôn chú ý đến các lát cắt để khoan sâu vào vỉa tầng đời sống. Đọc

Giữa hai đứa trai, độc giả dễ dàng cảm nhận được một câu chuyện đời thường đơn giản, không dày dặn, không nặng nề bởi chi tiết, theo đó, cũng không mang đặc điểm đa tuyến. Trong một khuôn khổ nho nhỏ, tác phẩm chỉ đề cập đến hai nhân vật chính là chú thợ tên Tơn và anh Tiền. Nhờ sự cưu mang của anh Tiền, Tơn đã tìm được cho mình một điểm tựa tinh thần ngay giữa thành phố xô bồ, nơi mà tình người luôn lạnh giá và trở nên xa xỉ hơn bao giờ hết. Đó là hai mảnh đời bất hạnh và cô đơn gặp được nhau, sưởi ấm cho nhau: “Không một lời thổ lộ không một chút sờ soạng khám phá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn lê minh khuê (qua hai tập nhiệt đới gió mùa và làn gió chảy qua) (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)