7. Cấu trúc
3.1.3. Người kể chuyện ngôi đan cài ngôi kể
Một trong những đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Lê Minh Khuê đó là sự đan xen về ngôi kể và điểm nhìn. Dạng thức kể chuyện linh hoạt này mang lại góc nhìn đa dạng, khách quan và chân thực về con người trong các sáng tác của bà. Khảo sát 26 truyện ngắn trong 2 tập truyện Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều truyện có sự đan xen, lồng ghép, luân phiên các ngôi kể và điểm nhìn (14/26 truyện ngắn). Khi thì câu chuyện được kể dưới điểm nhìn của người kể chuyện khi thì câu chuyện được kể bằng điểm nhìn của chính nhân vật trong truyện. Có thể điểm qua một số truyện ngắn tiêu biểu được kể theo cách thức trên như:
Trong tập truyện Nhiệt đới gió mùa: Nhiệt đới gió mùa, Đồ cũ, Một mình, Nghĩ ngợi quẩn quanh, Sống chậm (5)
Trong tập truyện Làn gió chảy qua: Giữa chiều lạnh, Linh kiện điện tử, Năm mươi năm chiều dài, Một chút biển, Căn nhà đơn chiếc, Những ngày nghĩa hiệp, Giữa hai đứa trai, Sương hồng, Làn gió chảy qua (9)
Trong truyện ngắn Nhiệt đới gió mùa, nhà văn đã áp dụng ngôi kể kiểu này với mật độ dầy đặc: “Giá như con mắt mẹ Việt bị khoét đi mà vết thương lành được thì mối thù không ghê gớm thế. Mẹ đau do cái đinh dài thọc sâu vào làm tổn thương các dây chằng vùng mắt, bao nhiêu thuốc men đổ vào, những khi thay đổi thời tiết mẹ ôm đầu la hét. Suốt thời niên thiếu học ở Sài Gòn, Phong bị ám ảnh những cơn đau đầu khủng khiếp của mẹ, có lần đau quá, tuyệt vọng mẹ lao vào tường rồi nghĩ tới
thằng con, mẹ quay qua ôm Phong ngất đi”
Đoạn văn này cho thấy sự hòa trộn giữa giọng của người kể chuyện và giọng của nhân vật. Cụ thể ở đây là người kể chuyện ngôi thứ ba đã dựa vào nhân vật Phong để kể chuyện nên dù vẫn gọi tên Phong một cách khách quan song người kể chuyện lại gọi bà Việt (mẹ Phong) là mẹ.
Hay đoạn văn kể về cuộc tâm tình của Hiếu và Trúc, giọng kể của tác giả và lời kể của nhân vật đan cài vào nhau đến mức khó phân biệt: “Hiếu bị chiếc đinh cắm vào bắp tay. Làm độc. Mủ sưng tấy dù nó đã được sát trùng. Bác sĩ Trúc đứng ở cửa hầm rộng…Hai người biết nhau, quý nhau vì Trúc dân phố Hàng Bột học đại học xong đeo ba lô vào luôn chiến trường. Tay anh sắp khỏi chắc không phải ra ngoài kia. Anh không ra. Này em giữ cho anh một lũ đinh để làm kỷ niệm đấy! Không! Từ nay đến hết chiến tranh chắc còn nhiều loại bom nữa giữ làm gì? Này, Trúc cười tươi tắn hàm rang con gái trắng muốt nhìn đã muốn hôn, đời anh đã thấy bao nhiêu loại bom rồi? Nói chuyện đó làm gì. Sau này hết đánh nhau về nhà ở với anh nhé. Anh
Với cách tổ chức, sắp xếp ngôi kể kiểu này, sự khách quan vẫn không bị phá vỡ bởi người kể chuyện hàm ẩn ấy không bị mất đi mà chỉ hòa vào với nhân vật, và cũng không hòa hoàn toàn mà chỉ mượn điểm nhìn ấy trong một đoạn văn nhất định mà thôi. Hay nói cách khác thì nhân vật lúc này đã được biểu thị trên lời trần thuật mà người kể chuyện thì vẫn giấu mặt.
Trong truyện ngắn Làn gió chảy qua chúng ta cũng gặp rất nhiều đoạn văn được kể theo thủ pháp trên: “Trang biết Tú sắp đi sang Nam Mỹ nơi cha mẹ là nhân viên trong một tổ chức hòa bình. Mất vài năm. Tú phải theo học bên ấy. Đi cho biết đất lạ. Nhưng trước khi lên đường Tú muốn đến nơi này. Đi nhé! Ok. Trang đang rỗi. Đang chờ việc!
…Khi đó Tú chín tuổi Trang mười hai.
Khi đó cha mẹ chia tay. Trang bỏ căn hộ nhà tập thể theo mẹ về tỉnh lỵ bên kia sông. Cả thời trung học. Cả thời sinh viên không ai gặp ai. Vậy mà Tú nhận ra Trang. Nhận ra vì cái sẹo rất mờ đuôi lông mày bên phải. Sao không xóa sẹo đi? Không. Để mà nhớ cho vui. Hồi nhỏ chơi trốn tìm ở cầu thang Tú lao vào Trang lúc ấy đang dắt xe đạp vào. Máu cả chậu. Cả khu tập thể như ong. Hai nhà ầm ầm chuyện trẻ con thành chuyện người lớn.Ở bện viện về Trang xì xào gọi Tú. Chị không nhớ gì đâu không để bụng đâu. Mặc kệ các ông bô bà bô. Chị em mình xí xóa. Tú sờ tay lên vết sẹo băng trắng thắc mắc sao vết thương nhỏ thế mà nhiều máu nhỉ? Trang câm tay thằng bé để lên trán: đây là vùng nhạy cảm máu tập trung nhiều ngốc ạ!
Vì thế mà chị không xóa sẹo à?
Có lẽ thế. Chẳng phải để nhớ cậu đâu. Quên lâu rồi. Nhưng là để nhớ một
thời” [40, tr.190]
Giọng của người kể chuyện ngôi thứ ba với giọng nhân vật Trang và Tú hòa quyện vào nhau một cách chặt chẽ. Các đoạn đối thoại giữa các nhân vật cũng bị xóa nhòa về mặt hình thức thể hiện tạo cho người đọc những liên tưởng đầy thú vị và những ấn tượng sâu sắc về mỗi nhân vật trong trong truyện. Chính ngôi kể kiểu này đã rút ngắn khoảng cách của người kể chuyện ngôi thứ ba (vốn tách biệt) với nhân vật. Đồng thời, đây cũng chính là một trong những biểu hiện của một cây bút đầy tài năng với phong cách kể chuyện hiện đại, hòa với quỹ đạo văn học thế giới. Nó tạo cho tác phẩm nhiều tầng bậc ý nghĩa với giọng kể đa thanh và phức điệu đầy cuốn hút.
Qua ngôi kể của người kể chuyện, Lê Minh Khuê đã thể hiện được sự biến ảo trong lối trần thuật của mình, giúp bà phản ánh được nhiều bộ mặt khác nhau của các nhân vật. Nó cũng thể hiện tài năng sáng tạo trong cách dẫn chuyện cũng như lối viết đa dạng của Lê Minh Khuê trong sự nghiệp cầm bút của mình.