7. Cấu trúc
2.1.2. Vai trò và cách tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê
Mỗi tác phẩm văn học là một hiện tượng thẩm mĩ có tính chỉnh thể và toàn vẹn. Để tạo nên tính chỉnh thể, toàn vẹn đó, cốt truyện được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng, là nơi xuất phát và quyết định của sự sáng tạo nghệ thuật, giúp nhà văn chuyển tải thông điệp đến người đọc, đồng thời cho thấy tài năng của họ trong việc triển khai và tổ chức tác phẩm. Nhận chân được tầm quan trọng của cốt truyện trong truyện ngắn - một thể loại tự sự mà sự ngắn gọn, hàm súc được đặc biệt đề cao, Lê Minh Khuê đã dụng công bố trí, sắp xếp các thành phần, các yếu tố thuộc về chất liệu vừa khoa học, vừa có tính nghệ thuật cao nhất. Điều đó thể hiện ngay trong các cách tổ chức kết cấu truyện mới mẻ, sáng tạo. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nổi lên một số phương thức tổ chức cốt truyện tiêu biểu: cốt truyện có kết mở và cốt truyện có kết cấu đan xen.
Cơ sở sâu xa của cốt truyện là mô tả xung đột đang vận động. Vì vậy, quá trình phát triển của một cốt truyện cũng giống như quá trình vận động của xung đột, bao gồm các bước hình thành, phát triển và kết thúc. Thế nhưng không phải ở bất kỳ tác phẩm nào cũng có một sự kết thúc rõ ràng, mà luôn tồn tai cả những cái kết lấp lửng, mập mờ, không rõ ý. Đó chính là kiểu cốt truyện có kết cấu mở, được in dấu ấn trên hàng loạt cách kết thúc bất ngờ. Bên cạnh mặt hạn chế là chưa làm thỏa đáng nhu cầu người đọc thì những cách kết thúc bỏ ngỏ như vậy lại gây ra những hiệu ứng nằm ngoài tầm kiểm soát và ý đồ của người viết, thậm chí là sự thành công ngoài mong đợi. Trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, không quá khi nói rằng, loại kết cấu mở này xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm, thậm chí có thể coi là motif, bởi bà luôn khiến cho người đọc ngạc nhiên khi tiếp cận mỗi cốt truyện, điều đặc biệt nằm ngay ở
những cái kết mà không ai có thể ngờ tới, thậm chí, có nhiều cái kết vô cùng shock. Lê Minh Khuê đã lấy đoạn cuối của tác phẩm làm điểm nút của kết cấu cốt truyện và toàn bộ "sức nặng" nghệ thuật của tác phẩm đều được tác giả đặt vào đoạn cuối. Đọc truyện Trên đường đê, bà đã dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác khi bắt đầu câu chuyện kể về đôi bạn Tí và Tẹo ở gần nhà nhau, chơi cùng nhau từ nhỏ và học cùng trường, thế nhưng cả hai lại là “hai cực đối chọi chan chát” [39, tr.145], trái ngược cả về ngoại hình lẫn tính nết. Nếu như Tẹo là một cô gái tốt bụng, nhân hậu, không tính toán với bạn bè thì Tí lại là một người thủ đoạn, luôn ghen tị và không ít lần “gài bẫy” Tẹo. Trong một kế hoạch lừa Tẹo vào tay thằng Hùng - một kẻ thầm yêu trộm nhớ Tẹo đã lâu, Tí đã không do dự vạch ra kế hoạch để thực hiện:
“Tí xin nghỉ nửa tiết Lịch sử… Tí ra quán karaoke mãi tít cuối phố huyện. Thằng Hùng chân ngắn choằn vai u thịt bắp mặc bò cả cây đùi vế như cái cột trong ống quần.
- Tối nay anh làm đi. - Lừa được chưa?
- Chưa. Nhưng con này nói gì nghe nấy em chỉ cần lừa tí ti nó nghe ngay. Trời mưa phùn thế này đê vắng anh làm gì chẳng được.
- Ô kê. Xong việc sẽ tính tiền!
- Anh nhớ bịt mặt. Mà mang theo ít tiểu yêu thôi. - Xót hả?
- Không!” [39, tr.150]
Ngòi bút sắc lạnh của Lê Minh Khuê đã tập trung khai thác đến tận cùng sự tối tăm hèn nhược, tàn nhẫn, ghê sợ đến rợn người của hai con người trong cuộc đối thoại ngắn ngủi, trong đó có Tí - người mà Tẹo luôn coi là bạn tốt. Đến đây, độc giả vô cùng hồi hộp về cái kết, liệu rằng Tẹo có bị hãm hại không? Thế nhưng, trái với dự đoán về cái kết vốn dĩ phải xảy ra, Lê Minh Khuê đã dừng lại ở một cái kết bất ngờ, hệt như điều kỳ diệu trong chuyện cổ tích, đang xảy ra trong đời thường. Bởi ngay trong đêm định mệnh với Tẹo, Tí cảm thấy “Con ma ám trong lòng bỗng dưng thay đổi hình dạng. Tay chân hành động không theo mình nghĩ nữa. Tí đang như vậy. Không hiểu sao mình lại chạy theo Tẹo. Tí cúi đầu đạp bụng như lửa đốt cầu trời khấn phật cho đừng có xảy ra gì. Việc này mà xảy ra không hiểu Tí sẽ sống ra sao.
Tự dưng lòng tốt nó lại bay là là đến chỗ đứa khổ” [39, tr.152]. Bất ngờ hơn nữa thì
nhân vật Hùng từ một thằng mê mẩn Tẹo, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để có được Tẹo thì ngay lúc này lại nói với Tí, giọng như nghĩ ngợi sâu xa:
“- Em ơi, nếu em xinh đẹp như con Bích Lan anh chả tha em đâu. Em lại chả được gì ở người cũng chả được gì ở nết có cho anh cũng vái. Anh thương con bạn em
đấy nó sạch sẽ thơm tho từ trong ra ngoài anh tha nó xem như tích đức cho đời. Mất công em phải mưu mẹo anh trả em hai trăm. Nợ nần thanh toán sòng phẳng nhé.
Thôi phắn” [39, tr.154].
Truyện đã khép lại sau câu nói của Hùng, nhưng sự ngơ ngác, những cảm xúc, sự giận dữ của người đọc với Tí với Hùng, sự cảm thông với Tẹo vẫn còn nguyên vẹn đó. Và có lẽ sẽ không ai ngờ rằng, trong một xung đột đỉnh điểm như vậy, Lê Minh Khuê lại lựa chọn cho tác phẩm của mình một cái kết mở đầy tính nhân văn. Ở cái kết ấy, hẳn có độc giả bởi vì căm ghét sẽ không thứ tha cho Tí và Hùng, nhưng cũng sẽ có người vì bao dung mà cho đó là con đường để các nhân vật một cơ hội sống tốt hơn… Còn ở Lê Minh Khuê, có lẽ đơn giản bởi trái tim người đàn bà ấy khi bước ra từ của chiến tranh, tâm hồn mất mát yêu thương chưa bao giờ thấy là đủ, thế nên bà muốn yêu thương thật nhiều, bao dung thật nhiều. Và dù có lúc cay nghiệt, có lúc nặng nề thì bà vẫn thể hiện niềm tin vào con người, vào lớp trẻ, như nhà văn Tạ Duy Anh từng nhận xét: “Chị là người sùng bái tuổi trẻ. Tất cả những nhân vật trẻ của chị Khuê đều trải qua những giây phút ghê gớm của cuộc đời nhưng cuối cùng đều giữ được hạt ngọc của nhân cách. Thế hệ trẻ chính là những người phải nắm lấy vận mệnh của chính mình”. Ngòi bút luôn giàu lòng yêu thương và đầy tình nhân văn ấy một lần nữa lại xuất hiện ở truyện ngắn Nước trong, đặt ngay cuối cái kết đầy bất ngờ và mở ra vô vàn điều suy đoán tùy theo cảm nhận của người đọc. Bảo và Thanh là hai cô gái xinh đẹp, học giỏi và chịu thương chịu khó. Cả hai đi làm thêm ở quán cơm sinh viên để kiếm thêm tiền đóng học phí và lo tiền sinh hoạt hàng tháng. Bà chủ quán cơm có một ông chồng làm viên chức nhà nước và một cậu con trai tên Vĩnh học lớp 10. Vẻ đẹp của thiếu nữ mới lớn lọt vào tầm mắt ông chủ một hôm trật cái mũ đứng lại vài giây nhìn Thanh đang lau bát. Hôm khác ông chủ đứng lâu hơn nhìn Bảo quét nhà. “Cái vẻ lì lì nhưng thu vào mắt tất tần tật mọi chuyện của ông có gì đó
như đe dọa” [39, tr.128]. Chính những hành động đó đã ngầm dự đoán về một nhân
vật háo sắc, tha hóa tính cách. Và cái gì đến cũng đã đến. Một buổi chiều muộn ngày lễ quán vắng khách, ông ta lấy lý do nhờ Bảo mang bia vào phòng rồi đóng cửa lại định giở trò sàm sỡ. “Không hiểu sẽ có chuyện gì xảy ra nếu không có tiếng cậu Vĩnh
ngoài cửa. Bố ơi làm gì trong đó mà đóng cửa. Mở cửa!” [39, tr.132]. Mặc dù ở đầu
tác phẩm, Lê Minh Khuê giới thiệu về Vĩnh chỉ qua mấy câu văn, tưởng như nhạt nhòa, đủ để người đọc biết đây là chỉ tuyến nhân vật phụ trong truyện. Thế nhưng, ngay trong phút gay cấn và hồi hộp nhất, thì Vĩnh lại xuất hiện, như chiếc phao cứu sinh để Bảo bám víu vào:
“Bảo nhào ra vô tình ngã vào người cậu thiếu niên vạm vỡ. Vĩnh giữ vai Bảo trong tay rồi nhìn bố vừa kinh ngạc vừa như biết tỏng mọi việc. Ra đến hành lang Vĩnh vỗ về đôi vai người con gái lần đầu tiên đánh thức trong cậu cái sức mạnh lớn lao mà người đàn ông phải gánh vác, đó là ý thức che chở cho cái gì trong sạch đẹp đẽ và
mỏng manh trong thế giới này. Hai đứa nắm chặt bàn tay nhau. Ở hành lang không khí
tươi mát do có cây sấu vươn cành phủ xuống mái nhà...” [39, tr.133].
Đây chính là kiểu kết thúc mở vô cùng đặc biệt được tác giả giấu kín cho đến phút chót. Nó không chỉ có vai trò giữ cho tác phẩm tránh sự đơn điệu nhàm chán mà còn làm cho độc giả bị lôi cuốn mạnh mẽ ở cái kết bất ngờ gây ngạc nhiên: sự xuất hiện của Vĩnh liệu có trở thành bước đệm để sau đó Vĩnh và Bảo viết tiếp về một câu chuyện tình yêu nam nữ, hay chỉ đơn thuần là những người bạn tốt?, còn ông chủ biến chất không biết liệu sau đó sẽ đối mặt thế nào với vợ con mình?... Lê Minh Khuê dừng bút tại đó, để lại bao nhiêu câu hỏi còn bỏ ngỏ, và cũng vì thế, bà đã dành quyền “đồng sáng tạo" cho người đọc, để mỗi người tự chiêm nghiệm, tự suy ngẫm, tự nhận ra và tự đánh giá bản chất, nhân cách của các nhân vật trong truyện. Kiểu kết cấu mở này còn được sử dụng ở nhiều cái kết trong hai tập truyện của Lê Minh Khuê. Đó là nhân vật gã mang mã ngoài hào hoa, đại diện cho những kẻ có tiền chạy theo lối sống buông thả và theo đuổi những cuộc tình chớp nhoáng trong Lãng mạn nửa mùa: Sau cuộc tình với một cô gái trẻ, gã đã chối bỏ trách nhiệm làm cha vì lỡ làm một cô bầu. Cuối cùng, khi phải nhận lấy sự thờ ơ không ngờ tới của cô gái, gã đã tự vấn lương tâm và tỉnh ngộ. Gã nhận ra con đường đi mịt mờ và bống nhiên gã thấy đời mình như mất phương hướng, không biết điều gì sẽ chờ đợi mình phía trước: “Gã tạm thời cắt cuộc chơi với giới người đẹp gã sưu tầm cả đống. Có thể gã cũng chỉ đứng thế này thôi. Chờ đứa trẻ ra đời để xem nó là trai hay gái. Cũng chưa biết làm gì tiếp
theo…” [39, tr.179]; Hay trong Nhà cổ, chỉ vì lòng tham của mình, Hoàn - cô vợ hai
của Đài đã dựng lên hình ảnh hai con ma để hù dọa hai đứa con riêng của chồng hòng chiếm đoạn ngôi nhà. Thế nhưng người bố mờ mắt không tin vào những gì con mình kể lại, cho rằng con ngủ mơ. Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh người vợ cả quay trở lại đón hai con và còn văng vẳng đâu đó câu nói đầy nhẫn tâm, nguội lạnh tình phụ tử của Đài gọi với theo sau: “Anh mới chuyển tiền vào tài khoản đấy” [40, tr.24]; Còn kết thúc truyện Một chút tháng tư gợi lên sự tò mò, là khát khao được gặp lại cô học trò dễ thương trong lớp học tiếng của người thầy dạy tiếng Đức… Hướng tới kết cấu mở bằng cách đặt nó vào những cái kết bất ngờ giúp cho truyện ngắn Lê Minh Khuê trở nên kịch tính, hấp dẫn người đọc hơn bao giờ hết. Và thực chất, với cách tổ chức cốt truyện theo kết cấu mở này, bà không phi logic hóa cốt truyện một cách tùy tiện, mà trước khi đi đến một cái kết bất ngờ mang tính khơi gợi trí tưởng tưởng của người đọc, bà luôn chuẩn bị trước đó những thông tin cài đặt ngầm và tất cả đều ẩn hiện đâu đó trên mỗi trang văn. Bằng phương thức này, Lê Minh Khuê đã thổi hồn điệu vào từng cái kết mở, để mỗi tác phẩm đều mang một âm điệu riêng, một sắc thái riêng, một dáng vẻ riêng.
Trong văn học đương đại, cũng có nhiều nhà văn chọn cách tổ chức cốt truyện theo kết cấu mở, đặc biệt là cách kết thúc bất ngờ ở cuối truyện như Lê Minh Khuê
đang làm. Đơn cử như truyện ngắn Nghịch tử của Võ Thị Hảo cũng được xây dựng trên kết cấu mở, nhưng có điểm khác một chút so với cách tổ chức cốt truyện của Lê Minh Khuê, đó là kết cấu mở được manh nha ngay từ trong những sự kiện xung đột giữa các nhân vật. Nhân vật Kinh mới tròn 17 tuổi, trong một lần xung đột với cha, Kinh bị ông ta đấm móc con mắt phải. Bà mẹ đã cầm lấy con dao đâm như mê hoảng vào ngực cha nó khiến ông ta chết. Thế nhưng, trớ trêu thay, trước khi lịm đi, bà ta đã cố kịp tố cáo nó giết bố và khiến Kinh bị dán mác nghịch tử, phải đứng trước án tử hình. Hành động bất ngờ này của bà mẹ đã mở đầu cho những chuỗi ngày tăm tối trước mắt Kinh. Và chưa đợi đến khi toàn tuyên án, Kinh đã gục ngã xuống ngay trước tòa, những bụm máu đỏ bầm từ lồng ngực Kinh bay vọt lên cao, tạt ngang mặt quan tòa… Hình ảnh Kinh chết thê thảm bởi uất ức dồn nén, bởi sự tuyệt vọng, bởi mất niềm tin ở cuộc sống, ở con người, thậm chí mất niềm tin ở chính những người ruột thịt khiến cho cái kết truyện thật sự mang lại ám ảnh, xót xa cho người đọc. Cái kết đúng như dự đoán ở giữa truyện là Kinh vĩnh viễn không thoát khỏi tội tử hình, cũng không có sự mập mờ, lấp lửng như truyện của Lê Minh Khuê, thế nhưng nó cũng gợi ra bao câu hỏi, bao day dứt, đau đớn cho những ai đọc truyện của Võ Thị Hảo. Còn khi đọc Phạm Thị Hoài, trong một chừng mực nhất định, sẽ thấy cách tổ chức cốt truyện có kết cấu mở có nhiều điểm tương đồng với Lê Minh Khuê, đặc biệt là cách kết thúc bất ngờ, tạo dư âm trong lòng người đọc. Trong truyện ngắn Năm ngày, nhân vật Vi và người chồng luôn phải đấu tranh giữa sự rạn vỡ và bản năng tính dục trong cuộc sống thường nhật giữa ngày và đêm. Ngày thì lãnh cảm, nhăn nhúm; đêm thì nhục cảm, trụi trần. Đêm là lúc vô thức thắng ý thức nên bản năng tính dục đã dẫn dắt họ vượt qua sự thờ ơ ban ngày để thoả mãn diễn cái trò ái ân muôn thuở của nhân loại đến nỗi người chồng lúc nào “cũng có gương mặt đần độn vì hạnh phúc”. Tưởng cuộc sống của họ cứ tiếp dẫn mãi như vậy, tuyệt nhiên không có biến cố, vậy mà đến kết truyện, nhà văn đã viết nên một kết cục bất ngờ, khi Vi - người vợ đã bỏ đi để tìm ý nghĩa sự sống đích thực của mình. Hành động của Vi đã thực sự phản kháng và chống đối lại những tháng ngày sống nhàm chán và vô nghĩa. Và phải chăng, thông qua đó, tác giả cũng ngầm phản ánh một điều mà trước giờ phụ nữ phương Đông thường né tránh, đó là không dám nghĩ, dám làm, dám sống và được là chính bản thân mình?... Suy cho cùng, cách tổ chức cốt truyện có kết cấu mở từ Lê Minh Khuê, cho đến Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài… đều gặp nhau ở một điểm chung đồng điệu đó là hướng tới sự sáng tạo, mang đến sức hấp dẫn, lôi cuốn và khơi gợi sự “đồng sáng tạo” của người đọc.
Với tài năng và sự thông minh nhạy bén, Lê Minh Khuê đã sử dụng cốt truyện lồng ghép nhiều mạch truyện trong hai tập truyện ngắn của mình. Như một tất yếu, cốt truyện hiển nhiên sẽ được tổ chức theo kết cấu đan xen các chi tiết. Nghĩa là các chi tiết cụ thể, yếu tố thời gian… được xen kẽ lẫn nhau không theo một