Tác phẩm "Nhiệt đới gió mùa" và "Làn gió chảy qua"

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn lê minh khuê (qua hai tập nhiệt đới gió mùa và làn gió chảy qua) (Trang 33 - 35)

7. Cấu trúc

1.4.3. Tác phẩm "Nhiệt đới gió mùa" và "Làn gió chảy qua"

Tập truyện Nhiệt đới gió mùa gồm 12 truyện ngắn và vừa được ra mắt bạn đọc vào tháng 12 năm 2012. Đó là các truyện: Nghĩ ngợi quẩn quanh, Xe camry ba chấm, Nước trong, Chuyện bếp núc, Trên đường đê, Đồ cũ, Lãng mạn nửa mùa, Một mình,

Ngày còn dài, Sống chậm, Nhiệt đới gió mùa, Ráp Việt. Trong đó, tác phẩm được

chọn làm tên chung của tập truyện - Nhiệt đới gió mùa - là câu chuyện với những tình tiết éo le khó lòng tưởng tượng nổi này được xây dựng từ những ký ức có thật trong gia đình tác giả. Với tập truyện này, một lần nữa Lê Minh Khuê kéo người đọc về thời chiến tranh và bao cấp. Mối thù hận của hai người đàn bà quanh một người đàn ông, mối thù hận của hai anh em ruột thịt đứng hai đầu chiến tuyến… Nữ nhà văn cũng khéo lựa chọn đưa vào tác phẩm những lát cắt sắc lẹm về cuộc sống hiện đại. Một cuộc sống dồn nén nhiều bức bối và nỗi đau; sự công bằng và an nhiên mơ hồ như những ngôi sao xa xôi.

Làn gió chảy qua là tập truyện ngắn thứ ba của Lê Minh Khuê kể từ khi bà

chính cách nói của bà “trùm truyện ngắn”. Tập sách gồm 14 truyện ngắn thấm đượm hơi thở thời đại được nhà văn Lê Minh Khuê sáng tác trong giai đoạn từ năm 2011- 2015 và được ra mắt công chúng vào tháng 1 năm 2016. Tập truyện gồm những câu chuyện diễn ra ở các thời điểm khác nhau, với đủ loại người trong những hoàn cảnh đan xen có khi rất bình dị nhưng lắm lúc rất độc đáo, đã tạo nên một không gian truyện đa sắc, đa chiều và đầy tính nhân văn. Ở tập truyện ngắn này, người đọc có thể nhận ra một Lê Minh Khuê khác, mềm mại hơn. Nếu tập Nhiệt đới gió mùa nhuốm màu chết chóc, bi thảm thì Làn gió chảy qua lại nhẹ nhõm, mà nói như nhà văn Hồ Anh Thái, là những truyện ngắn “đã đến độ thản nhiên tự nhiên, hầu như không vướng bận kỹ thuật”. Với Lê Minh Khuê, sự chuyển đổi này không xuất phát từ tâm thế “đã nghỉ hưu rồi”, mà bởi bà theo một “vệt viết khác”. Đồng thời cũng còn bởi, “cái gì nó đến thì nó đến”, chứ không chủ ý phải dặn mình viết thế này hay thế kia. Văn chương với bà, từ lúc bắt đầu đến bây giờ, vẫn vậy. Quan niệm về nghề không có gì thay đổi: văn chương phải là văn chương. Chỉ có cách viết thay đổi là do nhân vật đã đổi thay. Mỗi thời, những nhân vật của bà có những số phận, tính cách và ngôn ngữ khác nhau. Vậy thì, người viết như bà phải tìm một cách viết khác, cách kể khác.

Tiểu kết Chương 1

Điểm lược những nét chính về truyện ngắn 1975 và hành trình sáng tác của Lê Minh Khuê đã phần nào giúp chúng ta hình dung được những thay đổi về chính trị, xã hội đến phong cách sáng tác của mỗi nhà văn nói chung, Lê Minh Khuê nói riêng. Những sáng tác của bà đã bắt kịp và phản ánh một cách tinh tế, sắc sảo, đa chiều những đổi thay của thời cuộc và để lại những dấu ấn sâu đậm trong trái tim biết bao độc giả. Từ cái nhìn tổng quát nói trên, trong các chương tiếp theo của luận văn này, chúng tôi sẽ đi sâu làm rõ đặc điểm nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của bà qua hai tập truyện được sáng tác trong thời gian gần đây đó là: Nhiệt đới gió mùa Làn gió chảy qua.

Chương 2

NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn lê minh khuê (qua hai tập nhiệt đới gió mùa và làn gió chảy qua) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)