7. Cấu trúc
3.2.2. Ngôn ngữ mang màu sắc khẩu ngữ
Lê Minh Khuê là cây bút truyện ngắn sung sức. Bà sáng tác cả giai đoạn trước và sau 1975. Đến nay, ngòi bút của bà vẫn tiếp tục cho ra những truyện ngắn làm lay động trái tim độc giả. Điều đó đủ nói lên sự sáng tạo không ngừng nghỉ cùng những giá trị trong các tác phẩm của bà.
Bên cạnh lớp ngôn ngữ giàu tính đối thoại, triết lý như trên, trong hai tập truyện mà chúng tôi tiến hành khảo sát, lớp ngôn ngữ mang màu sắc khẩu ngữ cũng xuất hiện phổ biến. Lớp ngôn ngữ này được thể hiện qua các từ ngữ và cách diễn đạt mang đậm sắc thái đời thường.
Theo từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, khẩu ngữ là “ngôn ngữ tồn tại chủ yếu ở dạng nói, được sử dụng để trao đổi tư tưởng, tình cảm trong sinh hoạt hàng
dùng trong cuộc sống hàng ngày. Qua khảo sát 2 tập truyện ngắn Lê Minh Khuê, chúng tôi nhận thấy, khẩu ngữ chiếm tỉ lệ khá lớn và được sử dụng chủ yếu trong việc tạo lập các lời nói của nhân vật khiến nhân vật hiện lên gần gũi hơn với đời sống. Hầu như truyện ngắn nào cũng xuất hiện khẩu ngữ:
Tập truyện Nhiệt đới gió mùa: Chuyện bếp núc, Xe Camry ba chấm, Nước trong, Trên đường đê, Đồ cũ, Lãng mạn nửa mùa, Nghĩ ngợi quẩn quanh, Ngày còn dài, Sống chậm, Ráp Việt,
Tập truyện Làn gió chảy qua: Nhà cổ, Giữa chiều lạnh, Linh kiện điện tử, Một chút tháng tư, Năm mươi năm chiều dài, Một chút biển, Chăn nhà đơn chiếc, Thằng Tomy về chơi, Giữa hai đứa trai, Những ngày nghĩa hiệp,…
Trong nhiều truyện ngắn, khẩu ngữ còn được nhà văn vận dụng triệt để như một thủ pháp nghệ thuật khắc họa tính cách, nội tâm nhân vật mang nội dung biểu cảm phong phú nói về cảm xúc, lối xưng hô của nhân vật, thậm chí là các khẩu ngữ thường ngày mang sắc thái thông tục, thô thiển... Ví dụ trong truyện ngắn Trên đường đê: “- Bà đây phải nhẫn vì bà muốn học cho xong lớp 12 bà còn muốn đua đòi đại học, “- Ai bảo ngày trước mới mười bảy tuổi đã chửa ễnh ra may mà ông già còn chịu cưới xin đàng hoàng. Rồi cứ thể đẻ sòn sòn như lợn không nghề ngỗng, không
tài sản...” [39, tr.146]; “còn khuya con nhé” - lời của Tí về Tẹo; “Mẹ kiếp..., ai khiến
mày con điên kia...” [39, tr.152]. Những ngôn ngữ như vậy được dùng trong tác phẩm
rất quen thuộc với cuộc sống đời thường, khiến trang văn trở nên chân thực và sinh động. Thông qua những khẩu ngữ mang đậm phong vị cuộc sống ấy, nhân vật dường như chính là con người trong cuộc sống thực bước ra vào tác phẩm. Hay như trong
Nghĩ ngợi quẩn quanh: “Chỉ cần nghe đâu là đất Mỹ thì có bị bọ cạp cắn rắn chuông ăn thịt cũng tìm cách cài cắm. Cái chắc! Cha anh đánh Mỹ chí chết rồi giờ đến cứt Mỹ cùng vừa mũi thế hệ con em”, “Phải có gan cóc tía mới ngồi cho kim châm tỉa tót thế kia. Con bạch tuộc cực kỳ song động làm Hộ như bị hút hết sức lực. Hộ không còn nhìn thấy bố ngồi tái mét tay run như bị động kinh, không nghe tiếng rì rầm chung quanh không thấy tay dì đang bóp mạnh tay mình vì kích động. Hộ chỉ
thấy con bạch tuộc cứ to tướng rồi bé lại. To tướng rồi bé xíu” [39, tr. 198], “Kệ! Ông
Trọng nói theo thói quen, giả sử nó sổng nó có lo lót thì mình làm gì được nó. Mặc kệ!”, “Rồi ông quát lên, mày đừng bờm xờm trông gà hóa cuốc mang vạ vào thân!
Xem thằng bố nó kia kìa!” [39, tr. 200]. Trong một số truyện ngắn trong tập Làn gió
chảy qua, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ cũng được nhà văn sử dụng linh hoạt và hiệu
quả. Tính cách nhân vật nhờ đó mà được lột tả một cách chân thực, tự nhiên: “Bố với hai ông chú của tôi giống hệt nhau. Mở mồm là tiền. Giải thích mọi thứ vì tiền thì ô kê ngay mặc dù chả ai kẻo bẩn gì hết. Rất phong khoáng thậm chí vung tay quá trán…Ai mà nói được vì sao yêu vì sao ghét. Thế mà suốt ngày hỏi: sao mày mất thì
giờ thế? Đội ấy nó cho mà cái gì mà mỗi lần cả lũ như hóa rồi… Hỏi quanh năm suốt tháng vì sao cứ chết mệt vì cái bọn chả liên quan đến mình…Ông này là loại fan cỡ đau tim. Bố tôi chép miệng: gì mà phải khổ thế. Lăn đùng ra đấy thì khổ con khổ cháu. Ham cái nỗi gì. Tôi tỉnh bơ giải thích. Tiền bạc đấy bố ơi. Ông mày cũng độ đấy. Hỏng một quả là mất khối tiền. Mặt mũi ông ta đầy tiến bố không thấy à. Ô kê! Thế thì được…Từ đó tôi toàn lấy chữ tiền ra giải thích khi các ông dè bỉu tôi ham mê
thái quá. Tiền cả. Tiền cả đấy! Thế có chán không…” [40, tr.66-67]. Qua những câu
văn trên, chúng ta phần nào cảm nhận được “đam mê đến biến chất” của những kẻ coi bóng đá là trò cờ bạc kiếm tiền, coi đồng tiền cao hơn những giá trị tình thân. Nhân cách của họ cũng bộc lộ qua lối giao tiếp suồng sã đến mức không có tôn ti trật tự ấy. Có thể nói chính ngôn ngữ mang màu sắc khẩu ngữ được đưa vào các sáng tác của Lê Minh Khuê đã tạo nên một giá trị khu biệt và hoàn toàn khác lạ so với loại ngôn ngữ chau chuốt, gọt giũa thường xuất hiện trong văn chương, thể hiện sự ghi chép lượm lặt đến tỉ mỉ thứ ngôn ngữ thường ngày của quần chúng, khiến cho mỗi truyện ngắn của Lê Minh Khuê không chỉ là tác phẩm mà nó còn mang hơi thở sánh đậm của cuộc sống thường nhật được nhìn qua lăng kính của nhà văn.