Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn lê minh khuê (qua hai tập nhiệt đới gió mùa và làn gió chảy qua) (Trang 59)

7. Cấu trúc

2.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê

Dưới góc nhìn trần thuật, nhân vật được coi như là một chất liệu có tính bản thể của văn bản tự sự, là yếu tố không thể thiếu dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống tác phẩm, chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật cùng tư tưởng nghệ thuật, lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Như Nguyễn Minh Châu từng nói: “Cái khó nhất vẫn là làm sao cho người trong truyện hiện ra lồ lộ giữa trang sách như

hình người trên một bức phù điêu”. Và bởi, sức hấp dẫn của tác phẩm đến đâu đều

nhờ phần lớn cách thể hiện nhân vật của nhà văn, cho nên nhà văn giữ trọng trách quan trọng là người tổ chức, thiết kế, lựa chọn các biện pháp, cách thức để xây dựng nhân vật để tạo nên sự thành công cho một tác phẩm. Nhận chân được tầm quan trọng

của nhân vật, Lê Minh Khuê đã tập trung khai thác nhân vật dưới nhiều phương diện, trong đó, nổi bật lên là cách xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình, hành động bên ngoài và những nội tâm ẩn giấu bên trong tâm hồn.

Như một motif chủ đạo, Lê Minh Khuê thường hướng sự quan sát của mình vào việc mô tả ngoại hình và hành động của nhân vật. Bởi hai yếu tố này sẽ giúp tác giả dựng lên trọn vẹn chân dung của một con người, trở thành dấu hiệu giúp nhận biết được bản chất bên trong của nhân vật. Nhà văn không chỉ vận dụng thao tác miêu tả truyền thống để phác họa bức chân dung như diện mạo, trang phục, cử chỉ… mà còn dùng những tri thức trong Nhân tướng học để tô vẽ tròn đầy chân dung, từ đó dự đoán về tâm tính, số phận, cuộc đời nhân vật đó. Trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng miêu tả ngoại hình ở hai đối cực khác nhau một cách rõ ràng. Trong truyện ngắn của mình, Lê Minh Khuê đặc tả ngoại hình và hành động của nhân vật ở hai đối cực khác nhau một cách rõ ràng: Nhân vật có ngoại hình xấu - đẹp, nhân vật chuyên làm việc tốt - xấu xa… Như một thứ ngôn ngữ không lời, ngoại hình của nhân vật Tiền trong Giữa hai đứa trai được tác giả miêu tả chỉ qua vài nét phác họa đó là “người con trai đã

trưởng thành vai đã vuông gáy cứng cáp tay rất mạnh” [40, tr.162]. Chỉ bấy nhiêu

thôi nhưng đủ để cho người đọc cảm nhận đó là một người tốt vô cùng tốt, là người đủ để cho cậu bé Tơn tin tưởng mà dựa dẫm và nương tựa, là người đã có hành động sơ cứu cho Tơn khi bị tai nạn trên xe Bus, đưa cậu đi bệnh viện, thậm chí ôm Tơn

như ôm cả trời đất trong tay. Như sẻ da sẻ thịt” [40, tr.166]. Rất có thể, ghim sâu

trong ý niệm của nhà văn, nhân vật lý tưởng, đẹp đẽ luôn gắn liền với hành động cao cả chăng? Hẳn nhiên vì thế, nên không chỉ có Tiền, ta còn bắt gặp Nghĩa trong Sương hồng là một người lính uy nghiêm, chỉnh chu, đúng chất lính cụ Hồ. Bà đã đặt sự quan sát dưới cái nhìn đầu tiên của Nhi khi mới gặp Nghĩa, dành mọi sự ưu ái cho mẫu hình nhân vật này: “Người lính mặc quần xanh đi ủng cao tới gối chiếc áo capốt của lính Nga vải bạt may rộng khoác hờ trên đôi vai khỏe mạnh. Chiếc mũ sắt không rộng lắm để lộ khuôn mặt điển trai trẻ măng có cái cằm xanh xanh râu quai nón mới

cạo. Vẻ đẹp hiếm so với hàng trăm người lính qua đây mỗi ngày” [40, tr.176]. Trong

thâm tâm Nhi mách bảo rằng đây là một người con trai vô cùng tốt và có khí chất. Và đúng như dự đoán, một lần tình cờ đến thăm Nhi, Nghĩa đã có những hành động vô cùng ân cần, nhẹ nhàng: “Nghĩa mang cho Nhi lương khô, kẹo bánh mà lính tên lửa có tiêu chuẩn. Anh ít nói. Ân cần… Anh loay hoay sửa cái đèn bàn nhỏ Nhi dùng đọc sách. Anh bảo sau này em ra quân đi, khi hết đánh nhau ấy. Sẽ vào làm trong nhà máy quốc phòng. Anh sẽ về. Sẽ lo cho em cuộc sống tử tế. Em cứ tin là mọi sự sẽ yên ổn. Anh sắp trở lại chiến trường. Đơn vị có lệnh rồi. Anh vừa được thăng quân hàm.

Có ít tiền này. Cầm đi cho anh yên tâm. Cầm đi em. Nào!” [40, tr.183]. Ở đây, khi

miêu tả về khuôn mặt Nghĩa, Lê Minh Khuê đã vận dụng triệt để kinh nghiệm dân gian kết hợp với Nhân tướng học. Người đàn ông có khuôn mặt cương nghị kết hợp

với những hành động ân cần, tỉ mỉ của Nghĩa đã thực sự khiến cho Nhi đặt trọn niềm tin tưởng, hy vọng và sẵn sàng chờ đợi anh ngày trở về. Cũng bằng phương thức nhận diện ngoại hình và hành động như vậy, ta dễ dàng bắt gặp kinh nghiệm dân gian và kiến thức về Nhân tướng học trong nhiều tác phẩm khác của bà: Đó là một Diễm Cầm trong Năm mươi năm chiều dài với “đôi má bầu, cặp mắt to, đôi môi có vẻ hơi

nũng nịu mà nghiêm nghị” cho thấy đây là một cô gái vô cùng dễ mến nhưng cũng

không hề dễ dãi; Đó là Trị (Những ngày nghĩa hiệp) “có khuôn mặt tròn nhiều trứng cá, nói tiếng Anh chuẩn hơn tiếng Việt, có vẻ cũng chả giàu có gì nhưng ung dung

nhàn nhã” [40, tr.150], luôn hết lòng cứu chữa người bệnh mà không bao giờ nhận

một lấy một đồng bồi dưỡng của người nhà bệnh nhân. Điều đó được chứng minh qua lời kể lại của Thức, khi thức chuẩn bị phong bì kèm chai rượu đến nhà nhờ Trị cứu chữa cho vợ mình: “Cái cách cậu ta trò chuyện. Cái cách cậu ấy nói cười. Cái cách vợ con cậu ấy ra vào. Nếp nhà tỏa ra từ bức thảm treo tường, từ cái ấm cái chén.

Cậu ấy chỉ nhận chai rượu hồn nhiên như nhận của người nhà” [40, tr.150]; Còn có

Bảo, Thanh - hai chị em xinh xắn, “mắt thì sáng da thì mịn khi cười như có mặt trời

tỏa từ trái tim” [39, tr.122], chịu thương chịu khó, vì ý thức được gia cảnh khó khăn

nên làm đủ mọi việc từ cuốc rẫy, làm cỏ, hái củi, đi làm thêm trang trải học hành… (Nước trong); Tẹo thì mình dây eo da mịn trắng như trứng gà luôn giúp đỡ bạn và gia đình bạn mình (Trên đường đê),… Đây chính là những con người đại diện cho vẻ đẹp bên ngoài, gắn liền với những hành động cao thượng, ý nghĩa, dựng lên một chân dung tròn vẹn và trở thành lý tưởng trong mắt người đọc. Bên cạnh đó, Lê Minh Khuê còn xây dựng lên kiểu nhân vật có ngoại hình không dễ gây thiện cảm, với những hành động xấu xa, thấp hèn. Như một cách gián tiếp, bà cũng khẳng định, kinh nghiệm dân gian về xem mặt người đoán tính cách và tri thức về Tướng mạo học là không hoàn toàn chỉ là điều nhảm nhí. Nhiều tác phẩm của bà mô tả những kẻ xấu thường dữ tợn và mang một vẻ ngoài dị hình dị tướng. Điển hình như nhân vật Tự trong Giữa chiều lạnh là một kẻ tàn ác, hợm hĩnh và có những hành động thật quái dị: “Nó mỏng dính cái gì cũng mỏng môi mỏng da mỏng xanh như đàn bà đẻ. Đôi mắt nhiều lòng trắng như mắt cá chết. Quần áo nó sạch sẽ nó sợ bụi sợ bẩn như phải bệnh nó đi lẩn thẩn trong nhà thấy cái gì cũng nhặt cũng xếp miệng nó lầm bầm rủa

xả ai đó trong tưởng tượng… Thằng này sạch một cách bệnh hoạn” [40, tr.33]. Xoáy

sâu vào nhân vật này, Lê Minh Khuê đã chỉ ra và phản ánh mạnh mẽ những thói hư tật xấu của một bộ phận thanh niên trẻ thời hiện đại đó là sống thực dụng, ỷ lại, đề cao cái tôi cá nhân một cách thái quá. Không chỉ dừng lại ở đó, Lê Minh Khuê còn dùng những lời văn sắc lạnh, không chút thương tiếc vẽ lên chân dung của gã sếp trong Xe Camry ba chấm, đủ cho người đọc hình dung được toàn bộ tướng mạo của người đàn ông này sẽ chỉ gắn liền với những hành động thực dụng, đểu trá: “Lúc này chủ nhân chiếc Camry ba chấm mới bước hẳn xuống. Lùn, béo, đỏ, đeo cà vạt mặc

quần thụng. Kiểu quan chức mới nổi lên hàng triệu phú. Gã độ hơn bốn chục tuổi

bụng như đống mùn rơm mồm bóng loáng như bôi mỡ bò” [39, tr.105]. Những chi tiết

miêu tả vô cùng chân thực, sống động như thước phim quay cận cả ngoại hình của gã sếp, vừa mang chút hài hước, châm biếm, mỉa mai - một thứ âm sắc vốn xuất hiện không nhiều trong những trang văn Lê Minh Khuê. Còn ông chồng bà chủ quán cơm nơi hai chị em. Bảo - Thanh làm thêm có “khuôn mặt bầu bầu lờ mờ ria mép, tay mềm và lạnh trơn như cá chết. Nhìn gần ông ta trẻ hơn, đểu giả hơn do có đôi mắt đuôi và làn môi mỏng dính khác một trời một vực với người đàn bà nhuộm tóc vàng”

[39, tr.132]. Người đàn ông ấy dù đáng tuổi cha chú nhưng sự ham muốn tình dục đã khiến ông ta không kiềm chế được chính mình mà có hành động muốn chiếm đoạt Bảo (Nước trong). Hay như cái Tí trong Trên đường đê cũng mang vẻ ngoại dị tướng “thấp đậm vai u, da bánh mật mắt nhỏ giọng the thé” [39, tr.145]. Theo Nhân tướng học, phàm là phụ nữ mà mắt nhỏ biểu thị cho người có lòng dạ hẹp hòi, giọng the thé cho thấy đầu óc kém thông minh, ít học. Và dường như, ở Tí đều hội tụ đủ những điều tồi tệ ấy. Tí luôn ghen tị với Tẹo, tìm cách vo ve nhà thầy để xin điểm vào danh sách lớp chọn, bày mưu hãm hại Tẹo để thằng Hùng hãm hiếp… Thông qua những chân dung nhân vật được vẽ nên bởi ngoại hình và tính cách như vừa khảo tả, Lê Minh Khuê đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về kiểu nhân vật trong tác phẩm của mình. Những chân dung ấy khác nhau ở khuôn mặt (đặc biệt là ở khuôn mặt và đôi mắt), ở hành động… đã cho thấy bút pháp miêu tả tinh tế bậc thầy của nhà văn, giúp cho người đọc cảm nhận rõ hơn về sự phức tạp của hiện thực cuộc sống, đồng thời cũng qua cách miêu tả ấy, người đọc có thể phần nào hình được tính cách và nội tâm ẩn giấu bên trong tâm hồn của nhân vật.

Như đã nói ở trên, một nhân vật hoàn chỉnh không chỉ nhờ ngoại hình, hành động bên ngoài mà còn cần phải xem xét yếu tố bên trong, đó là nội tâm nhân vật. Chỉ khi đầy đủ các nhân tố này mới có thể thúc đẩy diễn biến của cốt truyện trong tác phẩm. Khi xây dựng nhân vật của mình, xuất phát từ một số yếu tố ngoại hình, hành động, xung đột, Lê Minh Khuê đã dùng để nhận dạng tâm tính, đoán định tính cách cũng như suy nghĩ, diễn biến tâm trạng của nhân vật qua các sự kiện. Nhờ đó, nhân vật trong truyện của bà không mờ nhạt mà còn gây ấn tượng không nhỏ cho người đọc ngay từ những chi tiết miêu tả ban đầu. Hoàn trong Linh Kiện điện tử là một cô gái xinh đẹp nhưng ẩn chứa bên trong lại có không biết bao nhiêu toan tính, mưu mô, trục lợi. Khi công ty phát hiện ra mất linh kiện điện tử, Hoàn vẫn giữ cái vẻ mặt lạnh như không hề liên quan đến bản thân mình. Và khi Phúc phát hiện hộp linh kiện ở trong tủ quần áo, Hoàn vẫn giữ nguyên bộ mặt lạnh lùng ấy, dửng dưng và coi đó là điều rất đỗi bình thường. Phải chăng, khi con người ta thật sự mất hết nhân tính, mất đi lòng tự trọng, thì mới trơ ra bộ mặt lãnh đạm, tịnh như mặt nước giống như Hoàn?.

đúng với ông nội Thuyết trong Năm mươi năm chiều dài. Lê Minh Khuê miêu tả đó là một người đàn ông “lưng thẳng, râu lưa thưa bạc, da dẻ hồng hào” [40, tr.74]. Hẳn nhiên khi còn trẻ, người đàn ông ấy là một người lính vô cùng cương nghị, cao khỏe và đầy sức sống và tốt bụng. Và quả đúng như vậy! Không chỉ tốt bụng, ông nội Thuyết còn là một người chung thủy trong tình yêu. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông vẫn không ngừng nghỉ tìm kiếm lại mối tình năm xưa. Khi biết bà Diễm Cầm đã đi lấy chồng, “Ông nội im lìm với nỗi đau. Sao ông không tính đến chuyện bà Diễm Cầm nghe tin ông đã có bếp riêng đã có con trai con gái đã thu xếp nhà cửa ngoài Bắc yên ổn mọi bề. Dù sao ông nội vẫn âm thầm đau với vết thương giai nhân rạch

cho chảy máu thêm bằng cái sự bà lấy một ai đó rồi nhất quyết ra đi” [40, tr.83]. Tất

cả nỗi nhớ nhung, thương thầm, chờ đợi,… ông nội Thuyết đã gửi gắm vào loài cây kỷ niệm giữa hai người - cây bao báp. Sau sự kiện biết tin người xưa đã yên bề gia thất, ông đã ngồi đó suốt mấy tiếng đồng hồ. Và không ai biết người đàn ông già nua ấy, sau năm mươi năm dài dặc xa cách mối tình đầu, đang nghĩ miên man gì trong dòng ký ức? Hẳn sẽ có một nỗi buồn không tên đang hiện hữu, cũng có thể đang hoài niệm nhớ về quá khứ đẹp tươi kia, hoặc cũng có thể đang có sự đấu tranh giằng xé trong tâm can giữa việc từ bỏ và níu giữ chăng? Thông qua cách xây dựng nội tâm, Lê Minh Khuê đã khơi gợi lên những câu hỏi mở, trí tò mò và tưởng tượng của độc giả về nhân vật này. Dù nghĩ theo cách nào đi nữa, thì đó cũng là quyền “đồng sáng tạo” của người đọc, còn với nhà văn, đó đã là một sự thành công lớn!

Đa dạng hơn, Lê Minh Khuê còn khai thác yếu tố nội tâm nhân vật thông qua các xung đột trong truyện. Đó là xung đột giữa các thế hệ trong một gia đình với những cách suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề không giống nhau dẫn đến quan điểm sống, lối sống khác nhau, là xung đột giữa các nhân vật không cùng chung huyết thống… Từ những xung đột nảy sinh đó, nhà văn đã thâu tóm được đầy đủ nhất diễn biến nội tâm, từ đó đoán định tính cách, bản chất của nhân vật. Trong Nhà cổ, vợ chồng Phúc không có sự hòa hợp trong hôn nhân. Vì chồng không đáp ứng được nhu cầu về thể xác của người đàn bà đang độ khao khát như Cúc, nên Cúc đã ngoại tình với người đàn ông hàng xóm. Mâu thuẫn không thể hòa giải, hai vợ chồng đã ly hôn. Đài vì chán nản đã quen và lấy Hoàn làm vợ. Nhưng trong nội tâm người đàn ông này, dù “gần một năm trôi qua đêm đêm ngôi nhà cổ rì rào gió vườn đưa vào nằm bên Hoàn vẫn như thấy thiếu cái gì. Có lẽ thiếu cái sự đằm thắm ấm nóng toát ra từ

cặp mông tròn vo của Cúc thời còn trẻ trung” [40, tr.19]. Còn về phần Cúc, sau khi

ly hôn, trái tim người đàn bà lầm lỡ hối hận “đêm Cúc lật bên này bên kia mà giấc ngủ không đến ngay. Thương hai con. Rồi thương cả Đài. Rõ vớ vẩn cái sự vẩn vơ

mà mình quàng vào người” [40, tr.16]. Nếu như trước khi ly hôn, cả Đài và Cúc đều

sâu thẳm tâm hồn cả hai vợ chồng luôn thường trực sự hối hận, nuối tiếc và nỗi niềm ấy, tâm trạng ấy không khi nào ngừng dằn vặt, dày vò tâm can mỗi người.

Đối với những nhân vật nữ mang tính lý tưởng như Vân trong Giữa chiều lạnh, Lê Minh Khuê đã không ngần ngại dành nhiều trang viết để mô tả về diễn biến tâm trạng vô cùng phức tạp, đa chiều của nhân vật này. Là một đứa bé mồ côi mẹ, Vân luôn tỏ ra tin cậy và coi Phụng như người anh trai. Khi thằng Tự trút nỗi giận giữ lên người Phụng, “Vân khóc òa lên thương xót lao vào che cho Phụng” [40, tr.34]. Khi lớn lên, cả hai vẫn luôn yêu thương nhau, nhưng không phải tình yêu giữa anh em mà là của một đôi nam nữ. Thế nhưng, suốt quãng thời gian lênh đênh xứ người,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn lê minh khuê (qua hai tập nhiệt đới gió mùa và làn gió chảy qua) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)