Nội dung nghiên cứu về xuất khẩu hàng công nghệ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 49 - 52)

7. Kết cấu của luận án

2.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng công nghệ cao

2.1.7. Nội dung nghiên cứu về xuất khẩu hàng công nghệ cao

Để tiến hành nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về xuất khẩu hàng công nghệ cao, luận án tập trung phân tích sự phát triển của xuất khẩu hàng công nghệ cao. Theo FAO (2011), “phát triển” có nghĩa là sự tạo thành một trạng thái mới trong bối cảnh thay đổi hoặc quá trình thay đổi nói chung. Phát triển được hiểu là sự tăng lên về quy mô và cải thiện về chất lượng. Sự phát triển theo hai cách này thường được gọi là sự phát triển theo chiều rộng và theo

chiều sâu (Nguyễn Ngọc Huyền, 2009). Trên cơ sở đó, nội dung nghiên cứu về xuất khẩu hàng công nghệ cao được xem xét trên các khía cạnh khác nhau ở trên cả góc độ chiều rộng và chiều sâu như về quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và nâng cao tính cạnh tranh của xuất khẩu hàng công nghệ cao.

2.1.7.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

Mở rộng quy mô và tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao là một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược phát triển xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ (TTCP, 2011). Tăng trưởng xuất khẩu hàng CNC được biểu thị thông qua quy mô tăng trưởng hoặc tốc độ tăng trưởng, trong đó quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít tức là giá trị tuyệt đối của tăng trưởng, còn tốc độ tăng trưởng biểu hiện bằng số tương đối để phản ảnh sự tăng trưởng nhanh hay chậm trong một khoảng thời gian nhất định. Trong nội dung này, luận án cũng nghiên cứu về cán cân thương mại đối với hàng CNC, tức Việt Nam xuất siêu hay nhập siêu hàng CNC.

2.1.7.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu

Nội dung thứ 2 cần được xem xét đó là quá trình mở rộng quan hệ xuất khẩu hàng CNC với các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu của việc mở rộng quan hệ xuất khẩu hàng CNC là nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng CNC cũng góp phần phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trên thế giới, trong các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao kinh tế. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng thể hiện được lợi thế cạnh tranh của hàng CNC của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

2.1.7.3. Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng CNC cũng có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự thay đổi ngành sản xuất hàng CNC. Chuyển dịch cơ cấu hàng CNC cũng phù hợp với định hướng của Chiến lược phát triển xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030. Sự chuyển dịch về cơ cấu xuất khẩu hàng CNC cũng thể hiện sự cải thiện trong chất lượng tăng trưởng của ngành. Xét trên góc độ tổng thể cho thấy, sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng CNC, giảm tỷ trọng sản phẩm dựa vào tài nguyên, hàng công nghệ thấp và trung bình là xu hướng mong muốn trong xuất khẩu của một quốc gia. Sự chuyển dịch cơ cấu hàng CNC còn thể hiện quá trình thay đổi trong nội bộ các sản phẩm khác nhau của hàng CNC.

2.1.7.4. Tính cạnh tranh trong xuất khẩu hàng công nghệ cao

Để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu hàng công nghệ cao, tăng cường quy mô thì nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng. Các sản phẩm công nghệ cao đòi hỏi phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có sự kết nối tốt trong chuỗi giá trị toàn cầu và giá cả hợp lý… sẽ là những yếu tố đóng góp vào việc tăng cường tính cạnh tranh của các sản phẩm công nghệ cao, từ đó thúc đẩy xuất khẩu.

2.1.7.5. Chính sách phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao

Để xuất phát triển xuất khẩu hàng CNC thì vai trò của chính sách của nhà nước có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Chính sách để phát triển xuất khẩu hàng CNC phải đồng bộ và liên ngành, do vậy cần có sự kết hợp của nhiều chính sách khác nhau như: các chính sách liên quan đến thuế quan và các hàng rào phi thuế quan liên quan đến các sản phẩm CNC. Bên cạnh đó, các chính sách liên quan cũng hết sức quan trọng như: chính sách quy hoạch vùng, khu công nghiệp cao, chính sách hỗ trợ sản xuất, chính sách về thuế, phát triển nguồn nhân lực và chi đầu tư cho nghiên cứu và phát triển…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)