Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 93 - 99)

7. Kết cấu của luận án

4.1.4. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hàng hóa

Về sản phẩm xuất khẩu, đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong gần 2 thập kỷ vừa qua, trong đó hàng thô hoặc mới sơ chế giảm mạnh với tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 55,8% năm 2000 xuống còn 16,3% năm 2017. Trong khi đó, xuất khẩu hàng chế biến hoặc tinh chế tăng mạnh từ 6,4 tỷ USD năm 2000 (tỷ trọng 44,2%) lên hơn 179 tỷ USD (tỷ trọng 83,7%) trong cùng giai đoạn. Như vậy, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng tích cực trong giai đoạn 2000-2017. Ngoài ra, nhóm hàng máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng cũng tăng mạnh về giá trị xuất khẩu từ 1,3 tỷ USD năm 2000 lên 89,5 tỷ USD năm 2017, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 28,4% - mức tăng cao nhất trong tất cả các nhóm ngành trên. Ngược lại, nhóm hàng nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan có tốc độ tăng trưởng thấp nhất với tỷ lệ 0,44% trong cùng giai đoạn trên. Như vậy, có thể nói xuất khẩu hàng hóa đã có những điều chỉnh, thay đổi cơ bản, trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh, tiềm lực về sản xuất, khoa học kỹ thuật của đất nước để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đẩy mạnh giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu. Đây là những kết quả có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thương mại quốc tế nói chung của nước ta trong hơn 1 thập kỷ vừa qua.

Để có cái nhìn chi tiết về các sản phẩm xuất khẩu quan trọng, bảng 4.5 đã thống kê mô tả các nhóm sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong giai đoạn 2016-2017. Từ kết quả phân tích bảng 4.5 cho thấy kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm sản phẩm chủ yếu của Việt Nam năm 2017 đạt hơn 155 tỷ USD, chiếm hơn 72,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, có 5 nhóm sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD trong cả giai đoạn 2016- 2017. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thuộc nhóm sản phẩm điện thoại các loại và linh kiện (gần 45,27 tỷ USD), đây cũng là nhóm sản phẩm có tốc độ tăng liên hoàn đạt gần 32%. Tuy nhiên, xuất khẩu nhóm sản phẩm này hầu như là từ các doanh nghiệp FDI, chiếm tới 99,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 45,12 tỷ USD.

Bảng 4.5. 10 nhóm sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam giai đoạn 2016-2017

ĐVT: Tỷ USD

STT Nhóm sản phẩm 2016 2017 So sánh

2017/2016 (%)

1 Điện thoại các loại và linh kiện 34,32 45,27 31,91

2 Hàng dệt, may 23,82 26,04 9,32

3 Máy vi tính, SP điện tử và linh kiện 18,96 25,94 36,81

4 Giày dép các loại 13,00 14,65 12,69

5 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 10,11 12,77 26,31

6 Hàng thủy sản 7,05 8,32 18,01

7 Gỗ và sản phẩm gỗ 6,96 7,66 10,06

8 Phương tiện vận tải và phụ tùng 6,06 6,99 15,35

9 Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 2,96 3,8 28,38

10 Xơ, sợi dệt các loại 2,93 3,59 22,53

Tổng 126,17 155,03 22,87

Nguồn: Bộ Công Thương, 2018

Về tốc độ tăng trưởng, nhóm sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lại có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất với tốc độ tăng liên hoàn đạt 36,8% với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 26 tỷ USD, tiệm cận với nhóm hàng dệt, may với 26,04 tỷ USD. Ngoài ra, nhóm hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện cũng có sự gia tăng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng liên hoàn đạt khoảng 28,4% trong giai đoạn 2016-2017.

Điện thoại và linh kiện của Việt Nam được xuất khẩu sang các thị trường chính sau đây: Trung Quốc với 7,15 tỷ USD, tăng 793,8%; UAE 3,89 tỷ USD, tăng 1,6%; Hàn Quốc 3,97 tỷ USD, tăng 45,5%; Mỹ 3,7 tỷ USD, giảm 14%; Áo 3,15 tỷ USD, tăng 46,3%; Hồng Kông 2,18 tỷ USD, tăng 39,8%; Anh 2,02 tỷ USD, tăng 7% (Tổng cục Hải Quan, 2018).

Đối với hàng dệt may, xuất khẩu sang Mỹ đạt 12,28 tỷ USD, tăng 7,3%; sang Nhật Bản đạt 3,11 tỷ USD, tăng 7,3%; sang Hàn Quốc đạt 2,64 tỷ USD, tăng

15,8%; sang Trung Quốc 1,1 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2016. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cũng có tới 60,6% là của các doanh nghiệp FDI, với 15,79 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2016 (Tổng cục Hải Quan, 2018).

Thực tế cho thấy, vai trò của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam rất quan trọng đối với sự tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Vai trò này ngày càng trở nên quan trọng trong những năm gần đây (xem Đồ thị 4.3 và 4.4). Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng mạnh từ 54,2% năm 2010 lên 66,8% năm 2013 và đạt trên 72% năm 2017 với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 155 tỷ USD. Khu vực FDI đã đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng tiến hành nhập khẩu mạnh trong giai đoạn 2000-2017. Kim ngạch nhập khẩu đạt gần 40 tỷ USD năm 2010 chiếm khoảng 42% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng lên gần 128 tỷ USD vào năm 2017 chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Việc khu vực FDI vừa thực hiện nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa cho thấy Việt Nam dần được coi như là một mắt xích trong mạng lưới sản xuất toàn cầu của các công ty, tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Trong đó, Việt Nam hiện nay chủ yếu tham gia vào quá trình lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm nhờ lợi thế nguồn nhân lực dồi dào với chi phí hợp lý, việc mà Trung Quốc đã thực hiện chủ yếu trong thập kỷ trước.

Đồ thị 4.3. Xuất khẩu của khu vực FDI của Việt Nam giai đoạn 2000-2017

Đồ thị 4.4. Nhập khẩu của khu vực FDI của Việt Nam giai đoạn 2000-2017

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019

Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng để duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu bền vững, bởi nước xuất khẩu cần phải có một cơ cấu xuất khẩu phù hợp với cơ cấu nhu cầu của thế giới vốn luôn thay đổi. Nước nào càng có cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đa dạng, nước đó càng sẵn sàng để cung ứng hàng hóa cho thế giới và ít bị tổn thương bởi những cú sốc từ bên ngoài. Để đánh giá mức độ đa dạng hóa xuất khẩu hàng hóa, chỉ số đa dạng hóa xuất khẩu (EDI) được sử dụng với giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1, trong đó chỉ số càng gần 1 biểu thị sự khác biệt giữa xuất khẩu của một quốc gia với nhu cầu của thế giới càng lớn.

Từ kết quả tính toán từ bảng số liệu bảng 4.6 cho thấy, Việt Nam có mức độ đa dạng hóa xuất khẩu gần như thấp nhất trong khu vực, chỉ xếp trên Campuchia. Thêm vào đó, Chỉ số EDI của Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2017, trong khi đó các quốc gia như Philipin, Sinh-ga-po, Malaixia, Trung Quốc và Thái Lan lại có chỉ số EDI giảm trong giai đoạn này. Mức giảm mạnh nhất trong khu vực ASEAN là

Malaixia giảm 0,066 điểm, Philipin giảm 0,065 điểm, ngược lại In-đô-nê- xi-a tăng mạnh nhất với 0,07 điểm, Việt Nam tăng nhẹ với 0,004 điểm. Điểm lưu ý nữa là Thái Lan là quốc gia có chỉ số EDI thấp nhất trong các nước ASEAN, thậm chí thấp hơn cả so với 2 nước là Hàn Quốc và Nhật Bản. Từ kết quả này cho thấy, để cho xuất khẩu hàng hóa được bền vững, việc đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng, cần được sự quan tâm của các bộ, ngành liên quan để đề xuất các chính sách đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu trong thời gian tới.

Bảng 4.6. Chỉ số đa dạng hóa xuất khẩu của một số quốc gia và tổ chức, khu vực trong giai đoạn 2000-2017

Năm 2000 2005 2010 2013 2015 2016 2017 Thay đổi 2017/2000 Campuchia 0,836 0,838 0,796 0,796 0,827 0,824 0,822 -0,014 Việt Nam 0,571 0,640 0,567 0,565 0,568 0,565 0,575 0,004 Philipin 0,625 0,625 0,603 0,557 0,575 0,561 0,560 -0,065 In-đô-nê-xi-a 0,488 0,495 0,551 0,553 0,547 0,550 0,558 0,070 Sinh-ga-po 0,484 0,504 0,484 0,499 0,472 0,461 0,475 -0,010 Malaixia 0,507 0,471 0,470 0,453 0,440 0,442 0,440 -0,066 Hàn Quốc 0,391 0,445 0,451 0,460 0,437 0,426 0,429 0,038 Nhật Bản 0,377 0,412 0,433 0,420 0,435 0,402 0,425 0,049 Trung Quốc 0,456 0,461 0,453 0,467 0,421 0,411 0,413 -0,043 Thái Lan 0,403 0,393 0,387 0,390 0,369 0,359 0,360 -0,043 ASEAN 0,381 0,336 0,326 0,312 0,302 0,300 0,303 -0,078 EU27 0,171 0,184 0,218 0,225 0,211 0,206 0,214 0,043 Châu Á 0,224 0,212 0,201 0,196 0,202 0,202 0,199 -0,025 NAFTA 0,187 0,191 0,193 0,195 0,198 0,195 0,193 0,006 OECD 0,117 0,137 0,156 0,166 0,155 0,148 0,151 0,033 G20 0,080 0,077 0,085 0,092 0,082 0,083 0,083 0,003

Bảng 4.7. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2002-2017 Yếu tố 2002-2009 2010-2017 2002-2017 Giá trị (Tỷ USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ USD) Tỷ lệ (%) Tác động cầu 15,23 37,71 11,13 7,79 28,45 14,34 Tác động cấu trúc 1,43 3,54 1,03 0,72 -1,58 -0,80 Khả năng cạnh tranh 23,73 58,75 130,72 91,49 171,54 86,46

Tổng tăng/giảm xuất khẩu 40,39 100 142,88 100 198,41 100

Nguồn: tính toán dựa trên số liệu của UNCTAD, 2019

Trong giai đoạn 2002-2009, tác động cầu và khả năng cạnh tranh của hàng hóa của Việt Nam là 2 yếu tố tác động mạnh nhất đến xuất khẩu của Việt Nam, trong đó khả năng cạnh tranh là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất với khoảng 59% tổng giá trị xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu (tác động cấu trúc) cũng chuyển biến theo hướng có lợi nhờ đó góp phần làm tăng xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên mức ảnh hưởng này là không đáng kể. Đối với giai đoạn 2010-2017, các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam đã có sự chuyển biến. Trong đó, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày một tăng mạnh, góp phần đóng góp đến 91,5% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa (Xem bảng 4.7). Trong khi đó, tác động cầu (mức độ tăng xuất khẩu của Việt Nam tương ứng với mức tăng của thế giới) có xu hướng giảm xuống, tương tự như tác động cấu trúc thể hiện việc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trên thế giới. Như vậy, trong cả giai đoạn 2002-2017, xuất khẩu của Việt Nam tăng 198,41 tỷ USD, trong đó nhờ tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã đóng góp đến 171,54 tỷ USD (chiếm 86,5% tổng giá trị xuất khẩu tăng lên trong giai đoạn 2002-2017). Tốc độ tăng trưởng của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh hơn mức trung bình của thế giới, nhờ đó đóng góp 28,45 tỷ USD vào tổng mức tăng xuất khẩu của Việt Nam. Ngược lại, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự phù hợp, đã ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam (giảm 1,58 tỷ USD trong giai đoạn 2002-2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)