Ma trận kết hợp chỉ số RCA và RO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 82 - 85)

Chỉ số RO ≥ 1 RO < 1

RCA ≥ 1 (1) Vừa có lợi thế xuất khẩu và có xu hướng xuất khẩu vào khu vực

(2) Có lợi thế xuất khẩu nhưng không có xu hướng xuất khẩu vào khu vực

RCA < 1 (3) Có xu hướng xuất khẩu vào khu vực nhưng không có lợi thế xuất khẩu sản phẩm này

(4) Không có lợi thế xuất khẩu sản phẩm và không có xu hướng xuất khẩu vào khu vực

Nguồn: Từ Thúy Anh, 2016

Trong đó, trường hợp (3) là trường hợp có thể gây ra hiện tượng chuyển hướng thương mại (trade diversion) vì mặc dù hệ số RO bằng hoặc lớn hơn 1, nhưng RCA không có lợi thế so sánh.

Chỉ số tập trung thương mại (Trade Intensity Index - TII)

Chỉ số TI của một ngành hàng được xác định bằng cách so sánh thị phần xuất khẩu của nước xuất khẩu tới nước nhập khẩu và thị phần xuất khẩu của thế giới tới nước nhập khẩu của ngành hàng đó.

ww jw iw ij ij T T T T TII / / =

Trong đó: Tij là tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i đến nước j

Tiw là tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i Tjw là tổng kim ngạch nhập khẩu của nước j Tww là tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới.

Chỉ số này sẽ cho biết kim ngạch trao đổi thương mại hàng hóa giữa hai nước đã tương xứng với tiềm năng thương mại của hai nước không. Vì thế:

TII > 1: xuất khẩu của nước i tới nước j lớn hơn mức xuất khẩu trung bình của toàn thế giới

TII ≤ 1: xuất khẩu của nước i tới nước j nhỏ hơn mức xuất khẩu trung

Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu hàng công nghệ cao nói riêng:

- Độ mở của nền kinh tế: Đo lường bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP trong giai đoạn 2000-2016.

- Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao/tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. - Giá trị và tỷ lệ nhập siêu, xuất siêu của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016. - Tổng số vốn FDI thực hiện vào Việt Nam theo vùng, theo ngành, theo tỉnh.

- Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam của khu vực FDI.

- Chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D)/tổng GDP của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.

Chương 4

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM

4.1. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

4.1.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã trở thành xu thế tất yếu của kinh tế thế giới. Sớm nhận thức được xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại, sẵn sàng là bạn của tất cả các quốc gia trên thế giới. Với chính sách tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ ngoại giao, thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư với 224 nước và vùng lãnh thổ, có thị trường ở tất cả các châu lục.

Quá trình hội nhập quốc tế được hình thành bắt đầu từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Năm 1992, Việt Nam ký Hiệp định dệt may với Cộng đồng Châu Âu (EU). Sau đó 3 năm, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trên cơ sở đó tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996. Năm 1998, Việt Nam trở thành thành viên của Khối hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Đặc biệt, Việt Nam và Hoa Kỳ sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995 đã ký Hiệp định thương mại song phương năm 2000. Những hoạt động tăng cường ngoại giao, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế nêu trên đã đưa hoạt động thương mại của Việt Nam phát triển vượt bậc. Song song với quá trình hợp tác song phương, đa phương với các nước có vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã tiến hành đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 1995 và kết thúc sau 11 năm đàm phán

đầy áp lực và khó khăn. Gia nhập WTO là bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Kể từ đó, Việt Nam đã tham gia tích cực hơn vào các cuộc đàm phán thương mại song phương và đa phương với các nền kinh tế quan trọng.

Đến tháng 7/2019, Việt Nam đã ký kết, thực thi, và đang đàm phán 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 12 FTA đang được thực thi. Trong các FTA đã thực thi, có 6 FTA ký kết với tư cách là thành viên của ASEAN (6 FTA giữa ASEAN với: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand), 4 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập (Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu). Hai FTA đã kết thúc đàm phán là FTA với Liên minh châu Âu và Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngoài ra, Việt Nam còn 4 FTA đang trong quá trình đàm phán, bao gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN- Hồng Kông, FTA với Israel và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA) (Xem bảng 4.1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)