Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 84 - 86)

7. Kết cấu của luận án

4.1.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã trở thành xu thế tất yếu của kinh tế thế giới. Sớm nhận thức được xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại, sẵn sàng là bạn của tất cả các quốc gia trên thế giới. Với chính sách tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ ngoại giao, thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư với 224 nước và vùng lãnh thổ, có thị trường ở tất cả các châu lục.

Quá trình hội nhập quốc tế được hình thành bắt đầu từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Năm 1992, Việt Nam ký Hiệp định dệt may với Cộng đồng Châu Âu (EU). Sau đó 3 năm, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trên cơ sở đó tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996. Năm 1998, Việt Nam trở thành thành viên của Khối hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Đặc biệt, Việt Nam và Hoa Kỳ sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995 đã ký Hiệp định thương mại song phương năm 2000. Những hoạt động tăng cường ngoại giao, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế nêu trên đã đưa hoạt động thương mại của Việt Nam phát triển vượt bậc. Song song với quá trình hợp tác song phương, đa phương với các nước có vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã tiến hành đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 1995 và kết thúc sau 11 năm đàm phán

đầy áp lực và khó khăn. Gia nhập WTO là bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Kể từ đó, Việt Nam đã tham gia tích cực hơn vào các cuộc đàm phán thương mại song phương và đa phương với các nền kinh tế quan trọng.

Đến tháng 7/2019, Việt Nam đã ký kết, thực thi, và đang đàm phán 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 12 FTA đang được thực thi. Trong các FTA đã thực thi, có 6 FTA ký kết với tư cách là thành viên của ASEAN (6 FTA giữa ASEAN với: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand), 4 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập (Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu). Hai FTA đã kết thúc đàm phán là FTA với Liên minh châu Âu và Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngoài ra, Việt Nam còn 4 FTA đang trong quá trình đàm phán, bao gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN- Hồng Kông, FTA với Israel và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA) (Xem bảng 4.1).

Bảng 4.1. Các Hiệp định thương mại của Việt Nam

Hiệp định Thời gian điều chỉnh Mức thuế giảm (%) thực hiện Lộ trình

WTO 01/01/2007-31/12/2018 35,5 12 năm

AFTA 01/01/1996-01/01/2018 ~100 22 năm

ASEAN - Trung Quốc 01/7/2007-01/01/2018 90 10 năm ASEAN - Hàn Quốc 01/6/2007-01/01/2018 87 10 năm ASEAN - Nhật Bản 01/12/2008-31/3/2025 88,6 16 năm ASEAN - Úc và New Zealand 01/01/2010-01/01/2020 90 10 năm ASEAN - Ấn Độ 01/01/2010-31/12/2020 78 11 năm Việt Nam - Nhật Bản 01/10/2009- 31/3/2026 92 16 năm

Việt Nam - Chi Lê 01/01/2014-

01/01/2029 87,8 15 năm Việt Nam - Hàn Quốc 20/12/2015-

20/12/2030 89,9 15 năm Việt Nam - Liên minh Kinh

tế Á Âu

05/10/2016-

05/10/2031 87,8 15 năm Việt Nam - EU Đã ký ngày 30/6/2019 99% 10 năm

TPP Đã ký 02/2016 ~100%

Ngoài ra, Việt Nam cũng là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quan trọng trên thế giới như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Thế giới và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác. Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ… ngày càng được củng cố và mở rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)