động ngoại thương nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng hiện có 5 học thuyết chính như đã trình bày ở trên. Nội dung của những học thuyết này đều lý giải cho việc hình thành nên các hoạt động xuất nhập khẩu với nhiều nguyên nhân khác nhau từ việc đơn giản là sự chuyên môn hóa sản phẩm có chi phí thấp hơn (Adam Smith) đến sự khác nhau về năng suất lao động giữa 2 quốc gia (David Recardo) hay là do tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (Michael Porter). Đây là những học thuyết quan trọng đối với nghiên cứu xuất khẩu hàng hóa nói chung, hàng công nghệ cao nói riêng như học thuyết Adam Smith về chuyên môn hóa sản phẩm (phù hợp với việc xuất khẩu hàng CNC vì đây là những sản phẩm có mức độ chuyên môn hóa cao). Học thuyết của Michael Porter cũng giải thích việc trao đổi thương mại là do sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này là hoàn toàn phù hợp với hàng CNC vì đây là hàng hóa được sản xuất có sự tham gia của nhiều quốc gia thành chuỗi giá trị, dựa trên lợi thế so sánh tương đối về các nguồn lực khác nhau như lao động, nghiên cứu và phát triển...
Bảng 2.1. So sánh các học thuyết thương mại Các học Các học thuyết Adam Smith (Cuối thế kỷ 18) David Recardo (Đầu thế kỷ 19) Hechcher - Ohlin (Đầu thế kỷ 20) Krugman và Helpman (Cuối thế kỷ 20) Michael Porter (Cuối thế kỷ 20) Nguồn gốc của thương mại Sự chuyên môn hóa sản phẩm có chi phí thấp hơn Sự khác nhau về năng suất lao
động giữa hai quốc gia
Sự khác nhau về sự sẵn có
của các nguồn lực
Hiệu quả tăng theo quy mô
và sự khác biệt sẵn có tương đối của
nguồn lực hiện có
Sự tham gia vào chuỗi giá
trị toàn cầu Lợi ích của thương mại Khai thác các lợi thế tuyệt đối của quốc
gia (tài nguyên, đất đai, khí hậu) Khai thác lợi thế so sánh của một quốc gia (năng suất lao động) Khai thác lợi thế so sánh dựa trên các nguồn lực (lao động, vốn, đất đai) Khai thác lợi thế nhờ hiệu quả gia tăng theo quy mô của ngành
Khai thác lợi thế cạnh tranh
dựa vào các yếu tố của môi
trường kinh doanh
Ưu điểm
Đưa ra hướng chuyên môn hóa trong trao
đổi thương mại Lý giải nguyên nhân thương mại giữa các quốc gia do sự khác nhau về nguồn lực và lợi thế so sánh Cho thấy bản chất của thương mại giữa các nước là việc dịch chuyển các yếu tố từ quốc gia sẵn có sang quốc gia
thiếu hụt yếu tố đó Giải thích thương mại liên ngành, thương mại nội ngành và các quốc gia thương tự nhau vẫn có thể trao đổi thương mại Xác định 4 yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của 1 quốc gia,
từ đó tạo nên năng lực canh tranh khác nhau giữa các quốc gia Hạn chế Chưa giải thích được hiện tượng thương mại vẫn diễn ra giữa các nước có lợi thế hoặc không có lợi thế tuyệt đối ở mọi sản phẩm Mới giải thích lợi thế so sánh là do sự khác nhau về năng suất lao động giữa các quốc gia Chưa giải quyết được thực tiễn phức tạp của thương mại ngày này như
thương mại nội ngành Chưa đề cập đến năng lực cạnh tranh trong quá trình toàn cầu hóa Còn cứng nhắc khi cho rằng một quốc gia chỉ nên xuất khẩu những sản phẩm khi có đầy đủ 4 yếu tố của mô hình kim cương và nhập khẩu trong tình huống ngược lại.
Nguồn: Đỗ Đức Bình và Ngô Thị Tuyết Mai (2013); Trần Thọ Đạt và Lê Quang Cảnh (2015).
2.1.6. Đặc điểm của xuất khẩu hàng công nghệ cao
Xuất phát từ bản chất của hàng công nghệ cao, xuất khẩu hàng CNC có những đặc điểm chủ yếu như sau:
- Xuất khẩu hàng CNC thường được bắt nguồn từ quá trình tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Các quốc gia thu nhập cao có xu hướng chú trọng đến sản xuất hàng hóa và dịch vụ công nghệ cao, cũng như đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
- Xuất khẩu hàng CNC tập trung chủ yếu ở một số quốc gia bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. Khoảng ¾ tổng giá trị xuất khẩu hàng CNC tập trung vào 10 quốc gia, trong đó có 5 quốc gia phát triển và 5 quốc gia đang phát triển (Mani, 2000). Ví dụ như Trung Quốc là nhà sản xuất lớn thứ hai toàn cầu về các sản phẩm công nghệ cao (chiếm 24% tỉ lệ toàn cầu năm 2012) (Lê Xuân Định, 2015).
- Các nước đang phát triển đang đuổi kịp các nước phát triển trong xuất khẩu hàng CNC. Trong đó, các nước khu vực Đông Nam Á là những quốc gia có tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao lớn nhất như Singapore, Thái Lan, Malaysia… Máy tính và thiết bị văn phòng, thiết bị viễn thông, điện tử… là những sản phẩm CNC được các nước đang phát triển xuất khẩu mạnh và đang đuổi kịp các nước phát triển. Ngược lại các loại sản phẩm CNC như dược phẩm, máy bay… là những sản phẩm mà các nước đang phát triển chưa đuổi kịp các nước phát triển.
- Lợi thế so sánh hàng CNC của các nước đang phát triển tăng tương đối nhanh trong thời gian vừa qua. Điều này thể hiện năng lực cạnh tranh đối với hàng CNC của các nước đang phát triển so với các nước phát triển đã tăng lên trong thời gian gần đây. Có được lợi thế so sánh đối với xuất khẩu hàng CNC cũng góp phần đưa các nước phát triển đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu một cách bền vững.
- Xuất khẩu hàng CNC ở các nước đang phát triển có vai trò rất lớn của các tập đoàn đa quốc gia thông qua FDI. Phần lớn sản xuất hàng CNC được thực hiện trong các nhà máy dưới sự kiểm soát của các công ty đa quốc gia (MNCS) sử dụng nguyên liệu đầu vào và linh kiện nhập khẩu. Do vậy, xuất khẩu hàng CNC từ các nước đang phát triển phần lớn là hàng hóa hoàn chỉnh được nhập khẩu vào các nước phát triển (Lê Xuân Định, 2015).
2.1.7. Nội dung nghiên cứu về xuất khẩu hàng công nghệ cao
Để tiến hành nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về xuất khẩu hàng công nghệ cao, luận án tập trung phân tích sự phát triển của xuất khẩu hàng công nghệ cao. Theo FAO (2011), “phát triển” có nghĩa là sự tạo thành một trạng thái mới trong bối cảnh thay đổi hoặc quá trình thay đổi nói chung. Phát triển được hiểu là sự tăng lên về quy mô và cải thiện về chất lượng. Sự phát triển theo hai cách này thường được gọi là sự phát triển theo chiều rộng và theo
chiều sâu (Nguyễn Ngọc Huyền, 2009). Trên cơ sở đó, nội dung nghiên cứu về xuất khẩu hàng công nghệ cao được xem xét trên các khía cạnh khác nhau ở trên cả góc độ chiều rộng và chiều sâu như về quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và nâng cao tính cạnh tranh của xuất khẩu hàng công nghệ cao.
2.1.7.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
Mở rộng quy mô và tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao là một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược phát triển xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ (TTCP, 2011). Tăng trưởng xuất khẩu hàng CNC được biểu thị thông qua quy mô tăng trưởng hoặc tốc độ tăng trưởng, trong đó quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít tức là giá trị tuyệt đối của tăng trưởng, còn tốc độ tăng trưởng biểu hiện bằng số tương đối để phản ảnh sự tăng trưởng nhanh hay chậm trong một khoảng thời gian nhất định. Trong nội dung này, luận án cũng nghiên cứu về cán cân thương mại đối với hàng CNC, tức Việt Nam xuất siêu hay nhập siêu hàng CNC.
2.1.7.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu
Nội dung thứ 2 cần được xem xét đó là quá trình mở rộng quan hệ xuất khẩu hàng CNC với các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu của việc mở rộng quan hệ xuất khẩu hàng CNC là nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng CNC cũng góp phần phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trên thế giới, trong các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao kinh tế. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng thể hiện được lợi thế cạnh tranh của hàng CNC của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
2.1.7.3. Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng CNC cũng có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự thay đổi ngành sản xuất hàng CNC. Chuyển dịch cơ cấu hàng CNC cũng phù hợp với định hướng của Chiến lược phát triển xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030. Sự chuyển dịch về cơ cấu xuất khẩu hàng CNC cũng thể hiện sự cải thiện trong chất lượng tăng trưởng của ngành. Xét trên góc độ tổng thể cho thấy, sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng CNC, giảm tỷ trọng sản phẩm dựa vào tài nguyên, hàng công nghệ thấp và trung bình là xu hướng mong muốn trong xuất khẩu của một quốc gia. Sự chuyển dịch cơ cấu hàng CNC còn thể hiện quá trình thay đổi trong nội bộ các sản phẩm khác nhau của hàng CNC.
2.1.7.4. Tính cạnh tranh trong xuất khẩu hàng công nghệ cao
Để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu hàng công nghệ cao, tăng cường quy mô thì nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng. Các sản phẩm công nghệ cao đòi hỏi phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có sự kết nối tốt trong chuỗi giá trị toàn cầu và giá cả hợp lý… sẽ là những yếu tố đóng góp vào việc tăng cường tính cạnh tranh của các sản phẩm công nghệ cao, từ đó thúc đẩy xuất khẩu.
2.1.7.5. Chính sách phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao
Để xuất phát triển xuất khẩu hàng CNC thì vai trò của chính sách của nhà nước có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Chính sách để phát triển xuất khẩu hàng CNC phải đồng bộ và liên ngành, do vậy cần có sự kết hợp của nhiều chính sách khác nhau như: các chính sách liên quan đến thuế quan và các hàng rào phi thuế quan liên quan đến các sản phẩm CNC. Bên cạnh đó, các chính sách liên quan cũng hết sức quan trọng như: chính sách quy hoạch vùng, khu công nghiệp cao, chính sách hỗ trợ sản xuất, chính sách về thuế, phát triển nguồn nhân lực và chi đầu tư cho nghiên cứu và phát triển…
2.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao
Trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm, có thể tổng kết được một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao như sau:
* Quy mô nền kinh tế của nước xuất khẩu
Quy mô nền kinh tế, được đo bằng GDP hoặc GNP, tác động đến khối lượng thương mại. Nền kinh tế càng lớn, quy mô thị trường càng lớn và do vậy càng có khả năng tận dụng được lợi thế theo quy mô cũng như tăng tính đa dạng sản phẩm. Trong một thị trường rộng lớn, lợi thế theo quy mô sẽ đảm bảo việc sản xuất ở mức sản lượng lớn các sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đối với kim ngạch xuất khẩu của từng nước và mặt hàng khác nhau lại có sự khác nhau. Chẳng hạn: với nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực phát triển thì kim ngạch xuất khẩu và GDP có quan hệ thuận chiều với nhau. Ngược lại, với nền kinh tế không lấy xuất khẩu làm mục tiêu chính thì lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra trong nước chưa hẳn đã phục vụ cho hoạt động xuất khẩu - tức là kim ngạch xuất khẩu và GDP ít có liên quan tới nhau (Bergstrand, 1986; Anderson and Wincoop, 2003; Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008); Wei và các cộng sự (2012); Ngô Thị Mỹ, 2016)..
* Quy mô nền kinh tế của nước nhập khẩu
Quy mô nền kinh tế phản ánh khả năng mua sắm hàng hóa của người dân. Nghĩa là GDP của nước nhập khẩu tăng cho thấy sự tăng lên trong nhu cầu mua sắm và nhập khẩu hàng hóa của nước đó. Tuy nhiên, GDP của một quốc gia tăng đồng nghĩa với việc khả năng sản xuất của quốc gia đó tăng theo. Vì thế cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu với sản phẩm nội địa sẽ càng gay gắt. Không chỉ vậy, mức cầu nước nhập khẩu của một quốc gia còn tùy thuộc vào mức thiết yếu của từng loại hàng hóa khác nhau. Với những hàng hóa thứ cấp khi mức sống tăng, nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm. Với hàng hóa thông thường khi thu nhập tăng, cầu về hàng hóa đó cũng tăng theo, cùng với nó là sự tăng lên của chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, với hàng hóa xa xỉ thì cầu và thu nhập lại tỷ lệ thuận với nhau (Bergstrand, 1985; Anderson and Wincoop, 2003; Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008); Wei và các cộng sự (2012); Ngô Thị Mỹ, 2016)..
* Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D)
Nghiên cứu và phát triển có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển KH&CN của mỗi quốc gia nói chung và đối với lĩnh vực phát triển công nghiệp, đặc biệt là đối với phát triển công nghiệp công nghệ cao nói riêng. Những nước đi đầu về phát triển công nghệ cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore luôn dành một nguồn vốn lớn phục vụ cho hoạt động R&D. Họ cũng là những nước dẫn đầu về sản xuất và xuất khẩu hàng công nghệ cao trên thế giới (Balay, 2005; Ferragina và Pastore, 2007; Lê Xuân Định, 2015)
* Lạm phát
Lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ so với mức giá thời điểm trước. Lạm phát xảy ra khi giá của hàng hóa và dịch vụ tăng lên dẫn đến sức mua của đồng tiền giảm đi. Khi đó, với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn so với trước đó. Khi đặt trong mối quan hệ với các nền kinh tế khác thì lạm phát được hiểu là sự làm giảm giá trị của đồng tiền của quốc gia này so với tiền tệ của quốc gia khác. Lạm phát sẽ gây ra tác động nhất định đến nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng do lạm phát sẽ đẩy giá hàng hóa trong nước tăng lên, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài qua đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa và ngược lại (Ngô Thị Mỹ, 2016). Như vậy, yếu tố lạm phát và kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng công nghệ cao nói riêng có mối quan hệ nghịch chiều.
* Chính sách khuyến khích/quản lý xuất khẩu
Các chính sách tác động đến xuất khẩu khá đa dạng, tuy nhiên, những chính sách sau có tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia:
- Chính sách thuế quan và phi thuế quan
Thuế quan có tác động trực tiếp đến xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia. Bên cạnh đó, các chính sách giảm hoặc miễn hoàn toàn thuế xuất khẩu, chính sách trợ cấp xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp có tác dụng khuyến khích
xuất khẩu (Đào Ngọc Tiến, 2009). Tuy nhiên, các chính sách này đôi khi sẽ vấp phải sự trả đũa của các quốc gia nhập khẩu. Chẳng hạn, các yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa, các cách thức đóng gói bao bì,… hay cuộc chiến tương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khi 2 nước liên tục áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ phía đối tác, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của 2 nước.
- Chính sách tỷ giá hối đoái
Là một trong những chính sách vĩ mô then chốt của nhà nước, chính sách tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến giá hàng xuất khẩu - yếu tố quan trọng