Một số bài học kinh nghiệm đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 65)

7. Kết cấu của luận án

2.2.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao

đối với Việt Nam

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển khoa học công nghệ cao và xuất khẩu hàng công nghệ cao của các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, Việt Nam có thể đúc rút được một số bài học kinh nghiệm đối với sự phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao như sau:

Thứ nhất, Nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công trong phát triển công nghệ và xuất khẩu hàng công nghệ cao của một quốc gia. Vai trò của Nhà nước được thể hiện thông qua việc đưa ra các

chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu hàng công nghệ cao, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và xuất khẩu hàng công nghệ cao, các chính sách thuế, trợ cấp, tín dụng…

Thứ hai, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của các ngành công nghệ cao. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, các nước đều dành nguồn vốn lớn cho nghiên cứu và phát triển, cho các ngành công nghệ tiên tiến.

Thứ ba, trong kế hoạch phát triển các ngành công nghệ cao, cần lựa chọn một số ngành ưu tiên để đầu tư, nuôi dưỡng để những ngành này phát triển, lớn mạnh, mặc dù thời gian đầu có thể gặp nhiều khó khăn, thua lỗ…

Thứ bốn, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các bên: doanh nghiệp, Chính phủ và chính quyền địa phương trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, trong đó chính phủ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, kết nối và định hướng lĩnh vực đầu tư…

Thứ năm, cần tranh thủ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài hướng tới những ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng lớn hướng tới xuất khẩu.

Thứ sáu, cần phải hình thành các viện nghiên cứu chuyên sâu đối với từng lĩnh vực cụ thể, có chính sách thu hút những nhà khoa học có trình độ cao tham gia nghiên cứu và có chế độ đãi ngộ xứng đáng với nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trên đây là một số bài học kinh nghiệm chủ yếu được rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao của một số nước đi đầu trong xuất khẩu hàng công nghệ cao trong những thập kỷ gần đây.

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung để trả lời các câu hỏi sau đây:

1. Nghiên cứu về xuất khẩu hàng công nghệ cao có những nội dung chính nào?

2. Thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? Cụ thể: xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017 có những đặc điểm gì nổi bật, được phát triển ra sao? Những hạn chế chính trong xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong thời gian qua là gì?

3. Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam?

4. Để thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, cần phải có những giải pháp trọng tâm nào?

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận a. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài có tác động đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Các yếu tố bên ngoài bao gồm tình hình kinh tế thế giới, các rào cản thương mại, khoảng cách, trình độ phát triển KHKT hay việc các quốc gia tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế. Các yếu tố bên trong thể hiện năng lực xuất khẩu hay nhu cầu nhập khẩu của một quốc gia bao gồm quy

mô nền kinh tế, dân số (nguồn lao động), nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mức độ tự do kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia, biến động tỷ giá và lạm phát. Khi một quốc gia có năng lực xuất khẩu cao, khả năng xuất khẩu của quốc gia đó tăng và ngược lại. Do vậy, phương pháp tiếp cận hệ thống có ý nghĩa quan trọng nhằm hình thành bức tranh tổng thể về các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam.

b. Tiếp cận liên ngành

Xuất khẩu hàng CNC là hoạt động kinh tế liên ngành, chịu sự tác động của nhiều nhân tố thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, tiếp cận theo hướng này sẽ xem xét các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các ngành, các lĩnh vực khác nhau liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Từ đó chỉ ra những hạn chế và yếu kém trong sự liên kết giữa các ngành nhằm đề xuất giải pháp khắc phục trong tương lai.

c. Tiếp cận điển hình (nghiên cứu trực tiếp một số sản phẩm cụ thể)

Hàng công nghệ cao là khái niệm rộng, bao gồm nhiều mặt hàng khác nhau. Với nội dung nghiên cứu tập trung vào một số mặt hàng công nghệ cao chính của Việt Nam, nên cách tiếp cận tương ứng của luận án là tiếp cận điển hình (cụ thể bằng một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao). Bản chất của cách tiếp cận này là đi sâu nghiên cứu một cách chi tiết về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số mặt hàng công nghệ cao cụ thể của Việt Nam trong thời gian qua.

d. Tiếp cận quản lý nhà nước về thương mại quốc tế đối với hàng công nghệ cao.

Cách tiếp cận này nhìn sự phát triển xuất khẩu hàng CNC dưới góc độ quản lý nhà nước với việc ban hành các chính sách xuất khẩu hàng CNC, triển khai thực hiện chính sách về hàng CNC và điều chỉnh chính sách về xuất

khẩu hàng CNC. Cùng với các cách tiếp cận trên, cách tiếp cận này giúp cho việc nghiên cứu về xuất khẩu hàng CNC được toàn diện hơn.

3.2.1.2. Khung phân tích

a. Khung phân tích của luận án

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu hàng CNC, luận án xây dựng khung phân tích đối với việc nghiên cứu xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam cụ thể như sau:

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Có thể thấy, từ việc phân tích thực trạng xuất khẩu hàng CNC thông qua các nội dung nghiên cứu về xuất khẩu hàng CNC bao gồm quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu và tính cạnh tranh trong xuất khẩu hàng CNC, luận án phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu sản phẩm, các yếu tố hấp dẫn và cản trở xuất khẩu hàng CNC. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp phát triển xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam đến năm 2025.

Xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam Quy mô và tốc độ tăng

trưởng xuất khẩu Thị trường xuất khẩu

Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Tính cạnh tranh trong xuất khẩu hàng CNC Các yếu tố ảnh hưởng đến cung sản phẩm Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm Các yếu tố hấp dẫn/cản trở xuất khẩu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam Chính sách phát triển

b. Khung phân tích mô hình nghiên cứu

Xuất khẩu và nhập khẩu hàng CNC là hai hoạt động không thể thiếu để hình thành nên luồng thương mại quốc tế về hàng CNC. Giả sử hai nước A và B có quan hệ trao đổi hàng CNC với nhau thì lượng hàng CNC xuất khẩu của nước A sang nước B cũng chính là lượng hàng CNC nhập khẩu của nước B với nước A. Vì thế, khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC của một quốc gia sẽ không đơn thuần chỉ nằm bên trong quốc gia đó mà còn bị chi phối bởi quốc gia nhập khẩu (xuất khẩu) Đào Ngọc Tiến (2009).

Từ sơ đồ 3.1 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại quốc tế được tổng hợp bởi 3 nhóm nhân tố chính là nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cung, nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cầu và nhóm các nhân tố hấp dẫn/cản trở. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung là những yếu tố đại diện cho năng lực sản xuất của nước xuất khẩu như GDP và dân số. Các yếu tố hấp dẫn hoặc cản trở đối với hoạt động xuất khẩu như là các chính sách xuất nhập khẩu, khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia, khoảng cách về thu nhập giữa 2 quốc gia… Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu bao gồm các yếu tố liên quan đến sức mua của quốc gia nhập khẩu như GDP nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu… Các yếu tố này tạo ra lực “đẩy” hoặc “hút” các hoạt động thương mại giữa 2 quốc gia tạo nên các luồng thương mại quốc tế giữa 2 nước.

Sơ đồ 3.1. Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế

Nguồn: Đào Ngọc Tiến (2009)

Từ việc nghiên cứu tổng quan tài liệu, dựa vào mô hình nghiên cứu trước đây kết hợp với phân tích lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao và những điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, luận án xây dựng khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam được thể hiện chi tiết ở sơ đồ 3.2 sau đây:

Sơ đồ 3.2. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

: Tác động trực tiếp

Chi cho R&D của VN

FDI vào nước NK

Chi cho R&D của nước NK Chỉ số IPR của nước NK Tỷ giá hối đoái Tổng tích lũy tài sản Mức độ tập trung XK FDI vào VN HDI của VN Chỉ số Đổi mới của VN Chỉ số IPR của VN GDP BQ/người GDP BQ/người HDI của nước NK Chỉ số Đổi mới của nước NK Xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam Nước NK hàng CNC của Việt Nam Tình hình chính trị thế giới

Tham gia các tổ chức quốc tế (WTO, APEC,…)

Khoảng cách giữa Việt Nam và

nước NK

Giá xuất khẩu

Các nhân tố hấp dẫn, cản trở (Cơ sở hạ tầng, chính sách...)

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Luận án tiến hành thu thập số liệu thứ cấp để có được những đánh giá về thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Liên hợp Quốc,… Ngoài ra, đề tài còn sử dụng rất nhiều số liệu từ các báo cáo, bài báo khoa học,… của Chính phủ, các bộ, ngành khác nhau.

Trong đề tài này, số liệu sử dụng để phân tích thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao là số liệu xuất khẩu của Việt Nam được phân loại theo tiêu chuẩn SITC (Standard International Trade Classification). Tiêu chuẩn SITC phân hàng hóa theo 5 mức, từ mức thô nhất là 1 chữ số, phân hàng hóa thành 10 nhóm sản phẩm đến mức chi tiết nhất là 5 chữ số với hàng nghìn sản phẩm. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hai mức phân loại là mức 1 chữ số và 3 chữ số. Mức 1 chữ số cho ta một cách nhìn tổng quát về cơ cấu và triển vọng xuất khẩu theo 10 nhóm sản phẩm. Song, mức này không cho phép đánh giá một cách chi tiết. Để có những phân tích chi tiết hơn, mức phân loại 3 chữ số được sử dụng vì hai lý do. Một là, mức này tránh được sự phức tạp của các mức 4 chữ số và 5 chữ số (có hàng nghìn mục sản phẩm). Hai là, mức này đủ chi tiết để đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam vì ở mức này nhiều mục hàng hóa là các sản phẩm độc lập, trong đó có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

3.2.2.2. Phương pháp chuyên gia

Luận án tiến hành thu thập ý kiến của các chuyên gia về các lĩnh vực cụ thể mà đề tài tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn những nội dung nghiên cứu của luận án. Nội dung chủ yếu tập trung vào các chính sách ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam, các giải pháp phát triển xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam trong thời gian tới,…

3.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

Số liệu sau khi tính toán được tổng hợp và sắp xếp theo các phương pháp thống kê một cách khoa học bằng việc sử dụng các bảng và đồ thị.

3.2.3.1. Bảng, đồ thị thống kê

Phương pháp bảng, đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài nhằm biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, logic, giúp mô tả rõ ràng, cụ thể giá trị xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng, mặt hàng. Các số liệu được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau.

3.2.3.2. Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hoặc một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau.

Một trong những phương pháp phân tổ phổ biến nhất là của Lall (2000) dùng để xác định hàm lượng công nghệ đối với một quốc gia. Phương pháp này sử dụng Tiêu chuẩn phân loại ngoại thương đối với hàng hóa tái bản lần thứ 2 (SITC Rev.2) và phân chia tất cả sản phẩm hàng hóa thành 5 nhóm sản phẩm: sản phẩm thô, sản phẩm chế biến, sản phẩm dựa vào tài nguyên, sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp, sản phẩm có hàm lượng công nghệ trung bình và sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Phương pháp phân loại này phù hợp để nghiên cứu hàm lượng công nghệ trong các hoạt động xuất khẩu của một quốc gia và đã được sử dụng ở rất nhiều các nghiên cứu trước đây (Gallagher và Porzecanski, 2008; Trần Nhuận Kiên, 2011).

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội qua việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng từ các số liệu thu thập được. Phương pháp này được tác giả sử dụng để phân tích thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017: sự biến động về giá trị, cơ cấu đối với các khu vực và một số nước cụ thể.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các chỉ số, so sánh các thông tin (cả số tuyệt đối và số tương đối) theo thời gian để có được các nhận xét về giá trị xuất khẩu nói chung và hàng công nghệ cao nói riêng của Việt Nam. Phương pháp được sử dụng chủ yếu là phân tích dãy số thời gian:

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu ở thời gian sau so với thời gian liền trước đó.

Công thức tính:  i = Yi - Yi-1 (i=2,3…n) Trong đó: Yi: Giá trị tuyệt đối ở thời điểm i Yi-1: Giá trị tuyệt đối ở thời điểm i-1

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu ở thời gian sau so với thời gian gốc

Công thức tính: i = Yi - Y1 (i=2,3…n)

Trong đó: Yi: Giá trị tuyệt đối ở thời điểm i Y1: Giá trị tuyệt đối ở thời điểm gốc

- Tốc độ phát triển liên hoàn: Được sử dụng để phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian liền trước đó.

Công thức tính:

Trong đó: Yi: Giá trị tuyệt đối ở thời điểm i Yi-1: Giá trị tuyệt đối ở thời điểm i-1

- Tốc độ phát triển định gốc: Được sử dụng để phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian gốc.

Công thức tính: n i Y Y t i i i ,..., 3 , 2 1 = = − n i Y Y T i i ,..., 3 , 2 1 = =

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)