Thị trường xuất khẩu hàng công nghệ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 101 - 113)

7. Kết cấu của luận án

4.2.2. Thị trường xuất khẩu hàng công nghệ cao

Thị trường xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam đang được mở rộng theo hướng đa dạng hóa ở các châu lục khác nhau. Đầu những năm 2000, xuất khẩu hàng công nghệ cao chủ yếu tại các quốc gia thuộc khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là các quốc gia thuộc khu vực Đông

Nam Á. Xuất khẩu sang khu vực Đông Á - TBD chiếm đến 83% tổng giá trị xuất khẩu hàng CNC năm 2000, trong đó ASEAN chiếm gần 65%. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu hàng CNC cũng có sự chuyển biến lớn về thị trường xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu hàng CNC sang khu vực EU-27 có sự tăng trưởng mạnh mẽ và chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng CNC vào năm 2017, ngược lại xuất khẩu sang các nước thuộc ASEAN giảm mạnh xuống còn khoảng 8,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng CNC. Ngoài ra, xuất khẩu sang các nước thuộc các khu vực Bắc Mỹ cũng tăng mạnh và đạt 10,8 tỷ USD vào năm 2017 (tỷ trọng 13,2%, trong đó thị trường chính ở khu vực này là Hoa Kỳ). Như vậy, thị trường xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt. Một trong những nguyên nhân lý giải cho sự thay đổi này đó là các nhóm sản phẩm thuộc hàng CNC đã có sự thay đổi, đặc biệt là mặt hàng điện thoại và phụ kiện xuất khẩu trong những năm gần đây.

Bảng 4.9. Thị trường xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam giai đoạn 2000-2017

ĐVT: Triệu USD

Năm Tổng Phân theo một số khu vực chính

EU-27 ASEAN Đông Á - TBD Bắc Mỹ Nam Á

2000 811,9 79,5 523,0 673,6 5,0 3,9 2003 982,0 118,5 309,2 700,0 79,0 8,1 2005 1.786,9 221,9 603,6 1.174,3 209,9 15,2 2007 2.643,0 513,5 390,1 1.292,0 500,8 36,5 2010 7.676,7 1.281,6 1.197,2 4.003,2 1.015,0 384,1 2013 36.605,6 11.014,6 4.969,8 13.079,9 3.329,8 1.372,7 2015 52.552,1 13.977,2 4.234,7 18.089,1 8.166,2 1.253,0 2017 81.331,3 17.886,3 6.682,4 38.499,7 10.763,1 1.537,1

Ghi chú: ASEAN nằm trong khu vực Đông Á-TBD

Bảng 4.10. Tỷ trọng xuất khẩu hàng CNC trong tổng xuất khẩu của Việt Nam phân theo khu vực trong giai đoạn 2000-2017 (%)

Năm EU-27 ASEAN Đông Á-TBD Bắc Mỹ Nam Á

2000 9,80 64,41 82,97 0,61 0,48 2003 12,07 31,49 71,28 8,05 0,83 2005 12,42 33,78 65,71 11,74 0,85 2007 19,43 14,76 48,88 18,95 1,38 2010 16,70 15,59 52,15 13,22 5,00 2013 30,09 13,58 35,73 9,10 3,75 2015 26,60 8,06 34,42 15,54 2,38 2017 21,99 8,22 47,34 13,23 1,89

Ghi chú: ASEAN nằm trong khu vực Đông Á-TBD

Nguồn: Worldbank và tính toán của tác giả, 2018.

Bảng 4.11 cho thấy thị phần xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam so với thế giới có xu hướng tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2000-2017. Năm 2000, thị phần xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam chiếm 0,06% tổng giá trị xuất khẩu hàng CNC của thế giới tương ứng với 0,81 tỷ USD; tỷ lệ này đã tăng lên lần lượt là 0,1% và 0,29% vào năm 2005 và năm 2010. Kể từ năm 2011, xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam tăng tốc, lần đầu tiên đạt giá trị xuất khẩu hàng CNC trên 10 tỷ USD. Chỉ sau 5 năm, giá trị xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam đạt 52,55 tỷ USD chiếm 1,77% thị phần của thế giới và đạt 81,33 tỷ USD vào năm 2017 tương ứng với 2,29% thị phần của thế giới. Như vậy, thị phần hàng CNC của Việt Nam đã tăng khá nhanh và đều trong giai đoạn 2011-2017. So sánh tốc độ tăng trưởng bình quân về kim ngạch xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam với thế giới (tăng trưởng của Việt Nam là 31,13%, trong khi tăng trưởng của thế giới là 5,79%) cho thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam cao gấp nhiều lần tốc độ tăng trưởng của thế giới.

Bảng 4.11. Thị phần xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam giai đoạn 2000-2017

Năm

KNXK hàng CNC (tỷ USD) Thị phần hàng CNC

của Việt Nam [(1)/(2)]*100 (%) Việt Nam (1) Thế giới (2)

2000 0,81 1361,03 0,06 2001 0,77 1253,53 0,06 2002 0,71 1302,25 0,05 2003 0,98 1427,25 0,07 2004 1,46 1737,58 0,08 2005 1,79 1844,78 0,10 2006 2,30 2195,09 0,10 2007 2,64 2460,27 0,11 2008 4,16 2611,29 0,16 2009 4,84 2244,01 0,22 2010 7,68 2657,08 0,29 2011 14,15 2863,48 0,49 2012 25,33 2896,36 0,87 2013 36,61 3016,15 1,21 2014 40,95 3099,76 1,32 2015 52,55 2973,97 1,77 2016 61,11 2916,10 2,10 2017 81,33 3544,25 2,29 TTBQ (%)* 31,13 5,79

Ghi chú: * Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2017

Bảng 4.12. 15 thị trường xuất khẩu hàng CNC lớn nhất của Việt Nam giai đoạn 2005-2017

ĐVT: Tỷ USD STT Quốc gia/ VLT 2005 2010 2015 2017 TTBQ (%) 1 Trung Quốc 0,098 0,874 4,280 16,551 53,31 2 Hoa Kỳ 0,182 0,911 6,704 8,778 38,10 3 Hàn Quốc 0,051 0,183 2,471 6,209 49,14 4 Hồng Kông 0,060 0,773 4,930 5,532 45,85 5 Các tiểu VQ Ả rập Thống nhất 0,032 0,198 4,933 4,257 50,49 6 Hà Lan 0,042 0,365 2,102 3,608 45,01 7 Áo 0,021 0,025 2,066 3,526 53,55 8 Anh Quốc 0,024 0,147 2,021 2,411 46,77 9 Đức 0,031 0,169 2,340 2,363 43,64 10 Nhật Bản 0,317 0,840 1,145 2,150 17,28 11 Malaixia 0,026 0,104 0,962 1,865 42,80 12 Thái Lan 0,286 0,274 0,941 1,796 16,53 13 Pháp 0,036 0,158 1,465 1,443 36,08 14 Thổ Nhĩ Kỳ 0,008 0,107 0,834 1,378 53,28 15 Mêxico 0,014 0,061 0,808 1,376 38,08 Tổng XK hàng CNC 1,787 7,677 52,552 81,331 37,46

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ngân hàng Thế giới, 2019

Bảng 4.12 thống kê 15 quốc gia và vùng lãnh thổ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của hàng CNC của Việt Nam năm 2017. Nhóm 15 quốc gia này đều có giá trị nhập khẩu hàng CNC của Việt Nam đạt trên 1,3 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất hàng CNC của Việt Nam với 16,5 tỷ USD, cao hơn cả 2 quốc gia đứng thứ 2 và thứ 3 cộng lại là Hoa

Kỳ và Hàn Quốc. Trung Quốc cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng CNC bình quân đạt gần như cao nhất trong giai đoạn 2005-2017 là 53,3%. Ngoài Trung Quốc, các nước như Áo, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng có mức tăng trưởng nhập khẩu hàng CNC đạt bình quân trên 50% trong giai đoạn 2005-2017. Phần lớn trong nhóm 15 quốc gia nhập khẩu nhiều nhất hàng CNC của Việt Nam đều có mức tăng trưởng đạt trên 35% trong giai đoạn này, ngoại trừ Nhật Bản và Thái Lan. Như vậy, có thể thấy rằng, có sự thay đổi lớn về cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam trong hơn 1 thập kỷ vừa qua.

Để xem xét mức độ xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam sang các thị trường có sự khác nhau như thế nào, chỉ số tập trung thương mại (TII) được tính toán và sử dụng để phân tích. Theo kết quả tính toán tại Bảng 4.13 cho thấy, chỉ số TII đạt cao nhất tại kh vực ASEAN thấp dần ở châu Á và thấp nhất là khối EU-25. Tuy nhiên, xét trong cả giai đoạn 2000-2017, Chỉ số TII tại thị trường ASEAN đang có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, nhu cầu nhập khẩu hàng CNC của khu vực ASEAN đang giảm. Nguyên nhân có thể thể do các quốc gia đã tự sản xuất được mặt hàng này để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các quốc gia khác với mức giá cạnh tranh hơn, hoặc loại hàng CNC xuất khẩu của Việt Nam không còn phù hợp với khu vực này. Chỉ số TII tại thị trường châu Á cũng giảm song tốc độ giảm chậm hơn so với thị trường ASEAN. Điều này có nghĩa hàng CNC của Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển tại khu vực thị trường này. Tại khu vực EU- 25, chỉ số TII khá nhỏ dưới giá trị 1, điều này cho thấy, tuy kim ngạch xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam sang khu vực EU-25 tăng mạnh trong những năm gần đây, xong nếu so sánh mức độ tương quan với tổng giá trị hàng hóa của Việt Nam với thế giới thì đây vẫn là mức khiêm tốn. Điều này chứng tỏ, khu vực EU-25 là thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam. Vì thế, hàng CNC của Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng và phát triển xuất khẩu hơn tại khu vực EU-25 trong thời gian tới.

Bảng 4.13. Chỉ số tập trung thương mại của Việt Nam tại một số thị trường trọng tâm trong giai đoạn 2000-2017

Năm EU-25 Châu Á ASEAN

2000 0,51 2,47 3,00 2001 0,51 2,35 2,92 2002 0,48 2,09 2,52 2003 0,47 2,00 2,63 2004 0,44 1,98 2,64 2005 0,41 1,96 2,99 2006 0,44 1,80 2,78 2007 0,45 1,79 2,91 2008 0,43 1,74 2,69 2009 0,42 1,66 2,51 2010 0,43 1,58 2,18 2011 0,48 1,62 2,14 2012 0,53 1,55 2,16 2013 0,56 1,48 2,03 2014 0,56 1,41 1,85 2015 0,57 1,37 1,61 2016 0,42 2,09 2,37

Nguồn: Worldbank và tính toán của tác giả, 2018

Để đánh giá mức độ định hướng xuất khẩu đến các thị trường khác nhau trên thế giới, luận án tính toán và sử dụng chỉ số định hướng khu vực (RO) để xem xét cho 8 nhóm hàng CNC có giá trị xuất khẩu cao. Kết quả được trình bày từ Bảng 4.14 đến Bảng 4.21 dưới đây:

Bảng 4.14. Chỉ số Định hướng khu vực của Việt Nam đối với thiết bị điện (mã 716)

Nước 2000 2005 2010 2013 2015 2017 ASEAN 0,208 0,686 1,660 1,461 1,607 1,979 Trung Quốc 0,000 0,925 1,209 1,187 1,624 0,765 Đức 0,000 0,222 0,498 0,356 0,261 0,151 EU27 2,731 1,047 0,716 0,478 0,536 0,618 Nhật Bản 0,849 1,140 1,088 1,218 1,346 1,422 Hàn Quốc 2,388 2,756 0,711 0,965 0,984 0,849 Bắc Mỹ 0,365 0,920 0,657 1,015 0,668 0,656 Hoa Kỳ 0,418 0,952 0,701 1,065 0,700 0,679

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Ngân hàng Thế giới, 2019

Đối với sản phẩm thiết bị điện chạy bằng rôto và phụ tùng (mã 716), xuất khẩu của Việt Nam hiện nay tập trung vào các nước ASEAN và Nhật Bản hơn là vào các khu vực khác, trong khi đó, xuất khẩu chủ yếu sang khu vực EU27 và Hàn Quốc trong những năm 2000 và 2005. Cụ thể, xuất khẩu sang ASEAN có chỉ số RO tăng từ 0,208 tăng lên 1,66 năm 2010 và 1,979 năm 2017. Trong khi đó EU27 có chỉ số RO đạt 2,731 vào năm 2000, tức có mức độ xuất khẩu có định hướng mạnh vào thị trường này, tuy nhiên chỉ số RO giảm xuống còn 1,047 vào năm 2005 và thấp hơn 1 vào các năm 2010 đến 2017. Như vậy, chúng ta nhận thấy đã có sự chuyển biến về định hướng thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm này trong giai đoạn 2000-2017. Ngược lại, Đức, Bắc Mỹ bao gồm cả Hoa Kỳ cũng không phải là những khu vực được Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn so với các khu vực khác.

Bảng 4.15. Chỉ số Định hướng khu vực của Việt Nam đối với mã 751

Nước 2000 2005 2010 2013 2015 2017

ASEAN N/a 1,804 0,725 0,534 0,506 0,443

Trung Quốc N/a 0,061 1,759 2,090 2,281 1,352

Đức N/a 0,000 0,456 0,428 0,663 0,666 EU27 N/a 0,000 2,117 1,533 1,639 1,824 Nhật Bản N/a 3,634 0,307 0,348 0,566 0,570 Hàn Quốc N/a 21,759 0,231 0,177 0,281 0,268 Bắc Mỹ N/a 0,055 1,279 1,337 1,173 1,309 Hoa Kỳ N/a 0,059 1,218 1,256 1,140 1,281

Ghi chú: N/a là số liệu năm nghiên cứu không có

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Ngân hàng Thế giới, 2019

Sản phẩm là máy móc văn phòng (mã 751) cũng có sự thay đổi thị trường xuất khẩu mạnh mẽ trong giai đoạn 2005-2017. Năm 2005, xuất khẩu máy móc văn phòng chủ yếu tập trung vào 3 thị trường là Hàn Quốc, Nhật Bản và ASEAN, trong đó Hàn Quốc có chỉ số RO rất cao là 21,759, tiếp đến Nhật Bản là 3,634. Tuy nhiên, đến năm 2010, xuất khẩu máy móc văn phòng không còn hướng vào những thị trường này nữa. Các thị trường mới hướng tới là EU27, Trung Quốc và Bắc Mỹ, trong đó có Hoa Kỳ. Định hướng tới các thị trường này được duy trì và tiếp tục đến năm 2017, trong đó chỉ số RO đạt cao nhất là tại thị trường EU27 với giá trị là 1,824, Trung Quốc là 1,352.

Bảng 4.16. Chỉ số Định hướng khu vực của Việt Nam đối với mã 752

Nước 2000 2005 2010 2013 2015 2017

ASEAN N/a 0,710 1,179 0,495 0,614 0,481

Trung Quốc N/a 0,847 0,382 0,053 0,058 0,054

Đức N/a 1,640 0,023 2,095 2,241 2,502 EU27 N/a 2,543 3,105 3,664 2,360 3,189 Nhật Bản N/a 0,416 1,335 0,044 0,070 0,071 Hàn Quốc N/a 0,820 0,174 0,086 0,123 1,023 Bắc Mỹ N/a 1,481 0,541 1,311 1,488 1,257 Hoa Kỳ N/a 1,359 0,532 1,210 1,417 1,165

Đối với sản phẩm máy xử lý dữ liệu và phụ tùng (mã 752), Việt Nam xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các thị trường EU27 và Bắc Mỹ trong đó có Đức và Hoa Kỳ. Đây là sản phẩm được xuất khẩu hướng mạnh nhất đến EU27 từ năm 2005 với chỉ số RO bằng 2,543, năm 2010 là 3,105, đến năm 2017 là 3,189. Là một quốc gia thành viên của EU27, Đức cũng được Việt Nam tập trung xuất khẩu máy xử lý dữ liệu với hệ số RO hàng năm đều cao hơn 1, trừ năm 2010 và đạt cao nhất là 2,502 vào năm 2017. Như vậy có thể nói, xuất khẩu sản phẩm này ngày càng gia tăng vào thị trường Đức trong những năm trở lại đây. Trong khi đó, Trung Quốc lại không phải là thị trường mà xuất khẩu máy xử lý dữ liệu hướng đến với hệ số RO hàng năm chỉ dưới 1 và có xu hướng giảm dần trong những năm trở lại đây. Trừ năm 2010, ASEAN cũng không phải là thị trường trọng tâm của máy xử lý dữ liệu khi hệ số RO luôn thấp hơn 1 và cũng đang có xu hướng giảm dần.

Bảng 4.17. Chỉ số Định hướng khu vực của Việt Nam đối với mã 761

Nước 2000 2005 2010 2013 2015 2017 ASEAN 1,084 0,726 3,796 0,991 2,102 2,667 Trung Quốc 0,000 0,000 0,000 0,001 0,011 0,075 Đức 0,000 0,000 0,000 0,996 0,872 0,079 EU27 0,999 0,178 0,174 0,281 0,408 0,236 Nhật Bản 0,430 0,017 0,007 0,122 0,097 0,072 Hàn Quốc 0,000 0,172 0,017 4,537 4,355 3,014 Bắc Mỹ 0,000 0,000 0,000 0,021 0,130 0,785 Hoa Kỳ 0,000 0,000 0,000 0,023 0,142 0,777

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Ngân hàng Thế giới, 2019

Đối với Ti vi (mã 761), Việt Nam xuất khẩu tập trung vào một số ít các thị trường là Hàn Quốc và ASEAN. Đối với Hàn Quốc, những năm 2000 hầu như giá trị hệ số RO bằng 0, tuy nhiên năm 2013, hệ số RO đạt 4,437 giảm dần xuống còn 4,355 vào năm 2015 và giá trị hệ số RO bằng 3,014. Đối với các nước ASEAN, ngoại trừ một số năm như 2005 và 2013, giá trị hệ số RO

thấp hơn 1, có nghĩa là không có định hướng xuất khẩu ti vi vào thị trường này, còn lại các năm khác giá trị hệ số RO đều cao hơn 1 và hệ số RO này có xu hướng tăng từ 1,084 năm 2000 lên 2,102 năm 2015 và đạt giá trị hệ số RO bằng 2,667 vào năm 2017. Sản phẩm này không được xuất khẩu hướng đến các thị trường EU27 và Bắc Mỹ trong cả giai đoạn 2000-2017.

Bảng 4.18. Chỉ số Định hướng khu vực của Việt Nam đối với mã 764

Nước 2000 2005 2010 2013 2015 2017 ASEAN 0,494 0,365 0,969 0,777 0,582 0,642 Trung Quốc 0,314 0,348 0,728 0,463 0,302 1,101 Đức 0,294 1,125 1,262 1,951 1,566 1,182 EU27 0,541 0,550 1,291 2,548 1,966 1,550 Nhật Bản 3,019 3,032 0,335 0,061 0,094 0,243 Hàn Quốc 11,526 4,461 0,559 0,231 0,913 1,267 Bắc Mỹ 0,296 1,124 0,365 0,210 0,467 0,432 Hoa Kỳ 0,338 1,194 0,384 0,218 0,447 0,431

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Ngân hàng Thế giới, 2019

Đối với sản phẩm thiết bị liên lạc viễn thông khác và phụ tùng (Mã 764), xuất khẩu sản phẩm này những năm 2000 chủ yếu tập trung sang Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong đó, giá trị hệ số RO đối với Hàn Quốc là 11,526 năm 2000 và 4,461 năm 2005; Hệ số RO đối với Nhật Bản ổn định hơn với giá trị hệ số RO là 3,019 năm 2000 và 3,032 năm 2005. Giai đoạn 2010-2015, xuất khẩu sản phẩm 764 không còn tập trung sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc nữa, thay vào đó là thị trường EU27. Tuy nhiên, xuất khẩu mặt hàng này được mở rộng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 101 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)