Các Hiệp định thương mại của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 85 - 90)

Hiệp định Thời gian điều chỉnh Mức thuế giảm (%) thực hiện Lộ trình

WTO 01/01/2007-31/12/2018 35,5 12 năm

AFTA 01/01/1996-01/01/2018 ~100 22 năm

ASEAN - Trung Quốc 01/7/2007-01/01/2018 90 10 năm ASEAN - Hàn Quốc 01/6/2007-01/01/2018 87 10 năm ASEAN - Nhật Bản 01/12/2008-31/3/2025 88,6 16 năm ASEAN - Úc và New Zealand 01/01/2010-01/01/2020 90 10 năm ASEAN - Ấn Độ 01/01/2010-31/12/2020 78 11 năm Việt Nam - Nhật Bản 01/10/2009- 31/3/2026 92 16 năm

Việt Nam - Chi Lê 01/01/2014-

01/01/2029 87,8 15 năm Việt Nam - Hàn Quốc 20/12/2015-

20/12/2030 89,9 15 năm Việt Nam - Liên minh Kinh

tế Á Âu

05/10/2016-

05/10/2031 87,8 15 năm Việt Nam - EU Đã ký ngày 30/6/2019 99% 10 năm

TPP Đã ký 02/2016 ~100%

Ngoài ra, Việt Nam cũng là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quan trọng trên thế giới như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Thế giới và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác. Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ… ngày càng được củng cố và mở rộng.

4.1.2. Quy mô và tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa

Nhờ những nỗ lực hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có mức tăng trưởng nhanh và bền vững, cơ cấu và kim ngạch xuất nhập khẩu chuyển biến theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, làm cho cán cân thương mại chuyển biến mạnh mẽ. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã bứt phát mạnh mẽ và đạt ngưỡng trên 100 tỷ USD, nhờ đó cán cân thương mại của Việt Nam lần đầu tiên đạt thặng dư kể từ năm 1995. Thặng dư thương mại tiếp tục được duy trì tương đối ổn định trong giai đoạn 2012-2017, ngoại trừ năm 2015 khi cán cân thương mại bị thâm hụt (Đồ thị 4.1). Đặc biệt, cán cân thương mại đạt thặng dư 2,92 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay. Một trong những điểm đáng lưu ý là Việt Nam xuất siêu chủ yếu đến các nước phát triển, nơi có yêu cầu cao đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ (xuất siêu 32,4 tỷ USD), EU (xuất siêu 26,1 tỷ USD), Úc và New Zealand (xuất siêu 142 triệu USD) (Bộ Công Thương, 2018).

-20000 -15000 -10000 -5000 0 5000 0 50000 100000 150000 200000 250000 19901992199419961998200020022004200620082010201220142016 Xuất khẩu (tr US$) Nhập khẩu (tr US$) Cán cân TM (Trục phải)

Đồ thị 4.1. Thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 1990-2017

Thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2017 tăng cả về quy mô cũng như sự thay đổi về cán cân thương mại. Nếu như xuất khẩu hàng hóa năm 2000 chỉ khiêm tốn ở mức xấp xỉ gần 14,5 tỷ USD, đến năm 2010 đã tăng lên 72,24 tỷ USD, và đạt mức 214 tỷ USD năm 2017, tức gần bằng 15 lần so với năm 2000. Với mức độ tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu như trên, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt mức 17,17% trong giai đoạn 2000-2017. Đối với hoạt động nhập khẩu, mức tăng cũng tương đối mạnh nhưng quá trình tăng ít hơn so với kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu hàng hóa tăng từ mức 15,6 tỷ USD năm 2000 lên 84,8 tỷ USD năm 2010 và đạt mức 211,1 tỷ USD năm 2017, mức tăng trưởng bình quân đạt 16,54% trong cùng giai đoạn. Như vậy thông qua hoạt động ngoại thương đã cho thấy mức độ cạnh tranh các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam đã tăng lên khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa đạt mức cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2000-2017, đánh dấu sự thay dổi về cán cân thương mại của Việt Nam trong giai này. Đây được coi là một trong những thành công quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2017.

4.1.3. Thị trường xuất khẩu hàng hóa

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Đông Á - TBD Châu Âu và Trung Á Mỹ La tinh và Caribe Trung Á và Bắc Phi Bắc Mỹ Nam Á Châu Phi Hạ Sahara

Đồ thị 4.2. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến các khu vực trên thế giới giai đoạn 2000-2017

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đa phương hóa, phát huy lợi thế so sánh nên Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục trên thế giới. Trong đó, thị trường Đông Á và Thái Bình Dương là thị trường truyền thống và luôn giữ vị trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đông Á và Thái Bình Dương đạt trên 100 tỷ USD năm 2017, chiếm gần 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp đến là các nước thuộc khối Bắc Mỹ với tỷ trọng 21% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017. Đây cũng là khối có mức tăng mạnh nhất trong các khối nước trên thế giới nhờ sự phát triển mạnh mẽ về hợp tác trong thương mại với Hoa Kỳ. Đối với khối Châu Âu và Trung Á, đây là khối quan trọng với xuất khẩu của Việt Nam khi tỷ trọng của khối này luôn duy trì ở mức khoảng 20%. Tổng 3 khối này có tỷ trọng trên 85% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với các khối chiếm tỷ trọng ít hơn, đặc biệt chú ý là các khu vực Nam Á và Mỹ La tinh và Caribe khi chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2000-2017. Như vậy có thể nói, thị trường xuất khẩu của Việt Nam có sự phân hóa rõ ràng giữa các thị trường do tác động bởi yếu tố khoảng cách địa lý, sức mua của đối tác... Để có cái nhìn rõ hơn về thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, Bảng 4.2 đã thống kê danh sách 10 thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017. Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nhiều nhất, hơn quốc gia thứ 2 là Trung Quốc đến gần 15%. Ngoài ra, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là 2 quốc gia nhập khẩu khối lượng lớn hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam đạt mức bình quân 24,6% trong giai đoạn 2000-2016. Ngoài ra, có 2 quốc gia và vùng lãnh thổ có mức tăng trưởng giá trị nhập khẩu mạnh nhất trong nhóm 10 nước ở bảng 2 là Các Tiểu vương Quốc Ả Rập Thống nhất với 37,01% và Hoa Kỳ với 26,82%. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia như

Nhật Bản, Đức, Vương quốc Anh đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây khi tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ dưới 15%, đặc biệt là Nhật Bản chỉ đạt 11,68% trong giai đoạn 2000-2017. Một điểm đáng lưu ý trong bảng 2 là trong nhóm 10 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam xuất khẩu lớn nhất, Châu Á có 6 nước bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Các Tiểu vương Quốc Ả Rập Thống nhất và Thái Lan. Như vậy, có thể nói, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là các nước thuộc khu vực Châu Á, nơi có vị trí địa lý gần với Việt Nam, cũng là những nhóm nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam lớn nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc).

Đối với các quốc gia nhập khẩu hàng hóa chính của Việt Nam, hàng hóa Trung Quốc được Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất với hơn 58 tỷ USD năm 2017, chiếm đến 27,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Tốc độ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc cũng khá cao với mức tăng trưởng bình quân là hơn 24,5% trong giai đoạn 2000-2017, mức tăng trưởng cao nhất trong số 10 quốc gia trong bảng. Thực tế cho thấy, Việt Nam và Trung Quốc có gần 1100km biên giới đất liền, nhiều sản phẩm của Trung Quốc là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp của Việt Nam, ngoài ra Trung Quốc cũng cạnh tranh về giá cả sản phẩm… đây là những lý do cho thấy sản phẩm hàng hóa của Trung Quốc xâm nhập rất mạnh vào thị trường Việt Nam. Đứng thứ 2 và thứ 3 trong danh sách các thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là 2 quốc gia thuộc Châu Á khác là Hàn Quốc và Nhật Bản với tỷ trọng nhập khẩu lần lượt là 22,1% và 7,9%. Đặc biệt có thể thấy Hàn Quốc là quốc gia có giá trị xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam tương đối mạnh, mức độ tăng trưởng lên đến 21,3% trong giai đoạn 2000-2017, đứng vị trí thứ 2 trong số 10 nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Có thể thấy, trong những năm vừa qua, nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã đầu tư mạnh vào Việt Nam như Samsung, LG, Lotte, POSCO… cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc tăng mạnh trong thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)