7. Kết cấu của luận án
5.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
5.2.2.1. Tăng cường nghiên cứu thị trường
Một trong những khó khăn từ phía doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng công nghệ cao là khả năng hiểu biết thị trường nước ngoài còn hạn chế. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm, đặc biệt là một số vấn đề cơ bản như: hệ thống chính trị, luật pháp, luật thương mại; có như vậy chúng ta mới nắm vững những đặc điểm khác biệt giữa Việt Nam và các nước. Cần nắm được hệ thống luật pháp và các quy định về thuế và hải quan
của các nước, đặc biệt hệ thống hàng rào phi thuế quan với những quy định chi tiết về danh mục hàng hoá hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, luật đối kháng, luật thuế chống bán phá giá.Nắm vững các cơ quan có vị thế trong quyết định chính sách thương mại của các nước. Nghiên cứu kỹ về chính sách thương mại của các nước, những thay đổi, biến động về chính sách và tổ chức trong mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển. Nắm vững thông tin về hệ thống phân phối hàng hoá CNC của các thị trường, về đối thủ cạnh tranh... Để khai thác tốt hơn những lợi thế của mình, doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt kịp thời nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, đổi mới mẫu mã, bao bì, đưa ra chiến lược cạnh tranh về giá, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam tại các thị trường ngoài nước.
5.2.2.2.Giải pháp phát triển thị trường, tận dụng những ưu đãi có được từ các Hiệp định thương mại tự do
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 12 FTA đã ký kết và có hiệu lực thực hiện. Do vậy, các tổ chức, cơ quan liên quan của Chính phủ cần tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thông tin, dự báo tình hình thị trường hàng CNC trên thế giới, cũng như nâng cao hiểu biết về luật pháp, chính sách của các thị trường nhập khẩu để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với hàng CNC: Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại được quan tâm, chú trọng và có đóng góp tích cực trong công tác phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến thương mại cần phải thực hiện tốt hơn nữa, phát huy hiệu quả hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường ngày một tăng, đặc biệt trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do đang mở ra những cơ hội lớn về khả năng tiếp cận thị trường. Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại tại các quốc gia tiềm năng và có công nghệ tốt, hướng đến những thị trường có tiềm năng xuất khẩu hàng CNC mới. Tạo
đột phá mạnh mẽ trong công tác xúc tiến thương mại thông qua việc tập trung xúc tiến đầu tư nước ngoài vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa thay thế nhập khẩu phục vụ xuất khẩu hàng công nghệ cao.
Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau: (i) Đẩy mạnh hoạt động đàm phán thương mại song phương và đa phương; (ii) tăng cường cơ chế trao đổi thông tin cấp Chính phủ, xử lý các rào cản thương mại và các vấn đề vướng mắc trong quan hệ thương mại giữa các nước; (iii) phát huy vai trò của cơ quan đại diện và cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài trong công tác phát triển thị trường; (iv) củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, đồng thời phát triển các thị trường xuất khẩu mới, đặc biệt là đối với hàng công nghệ cao; (v) ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và tranh chấp thương mại quốc tế; (vi) nâng cao năng lực của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.
Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến để các doanh nghiệp tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi về tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế quan của các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng CNC.Đẩy mạnh xuất khẩu thông qua quan hệ với Việt kiều: cộng đồng Việt kiều ở các nước, tuy không đông như các nước khác, nhưng cũng đã hình thành từ lâu đời, bám rễ sâu sắc và có đóng góp đáng kể vào đời sống chính trị xã hội cũng như kinh tế thương mại của nước sở tại. Theo số liệu của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng Việt kiều và người Việt sinh sống làm ăn lâu dài ở các nước có khoảng trên 3 triệu người. Vì vậy, giữ quan hệ chặt chẽ với cộng đồng người Việt sẽ có cơ hội thúc đẩy buôn bán với các nước theo nhiều cách. Việt kiều có thể đứng ra làm trung gian môi giới bán sản phẩm Việt Nam sang các nước và ngược lại, hoặc làm cố vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh tại các thị trường nước ngoài, cung cấp cho chúng ta những thông tin bổ ích.
Xây dựng phương án cảnh báo sớm, chủ động phòng tránh và giải quyết có hiệu quả các xung đột thương mại có liên quan đến xuất khẩu hàng CNC, để tránh những biện pháp hạn chế thương mại, bảo hộ thị trường trong nước.
5.2.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy lợi thế so sánh của hàng CNC
Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm hàng CNC kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu các mặt hàng này. Do vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, quy trình quản lý hiệu quả; tăng cường chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường đầu tư các loại máy móc thiết bị, công nghệ mới, thiết bị hiện đại, đồng bộ; đầu tư đầy đủ hệ thống đo lường, kiểm soát các thông số công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm.