Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 67 - 73)

7. Kết cấu của luận án

3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận a. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài có tác động đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Các yếu tố bên ngoài bao gồm tình hình kinh tế thế giới, các rào cản thương mại, khoảng cách, trình độ phát triển KHKT hay việc các quốc gia tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế. Các yếu tố bên trong thể hiện năng lực xuất khẩu hay nhu cầu nhập khẩu của một quốc gia bao gồm quy

mô nền kinh tế, dân số (nguồn lao động), nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mức độ tự do kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia, biến động tỷ giá và lạm phát. Khi một quốc gia có năng lực xuất khẩu cao, khả năng xuất khẩu của quốc gia đó tăng và ngược lại. Do vậy, phương pháp tiếp cận hệ thống có ý nghĩa quan trọng nhằm hình thành bức tranh tổng thể về các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam.

b. Tiếp cận liên ngành

Xuất khẩu hàng CNC là hoạt động kinh tế liên ngành, chịu sự tác động của nhiều nhân tố thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, tiếp cận theo hướng này sẽ xem xét các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các ngành, các lĩnh vực khác nhau liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Từ đó chỉ ra những hạn chế và yếu kém trong sự liên kết giữa các ngành nhằm đề xuất giải pháp khắc phục trong tương lai.

c. Tiếp cận điển hình (nghiên cứu trực tiếp một số sản phẩm cụ thể)

Hàng công nghệ cao là khái niệm rộng, bao gồm nhiều mặt hàng khác nhau. Với nội dung nghiên cứu tập trung vào một số mặt hàng công nghệ cao chính của Việt Nam, nên cách tiếp cận tương ứng của luận án là tiếp cận điển hình (cụ thể bằng một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao). Bản chất của cách tiếp cận này là đi sâu nghiên cứu một cách chi tiết về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số mặt hàng công nghệ cao cụ thể của Việt Nam trong thời gian qua.

d. Tiếp cận quản lý nhà nước về thương mại quốc tế đối với hàng công nghệ cao.

Cách tiếp cận này nhìn sự phát triển xuất khẩu hàng CNC dưới góc độ quản lý nhà nước với việc ban hành các chính sách xuất khẩu hàng CNC, triển khai thực hiện chính sách về hàng CNC và điều chỉnh chính sách về xuất

khẩu hàng CNC. Cùng với các cách tiếp cận trên, cách tiếp cận này giúp cho việc nghiên cứu về xuất khẩu hàng CNC được toàn diện hơn.

3.2.1.2. Khung phân tích

a. Khung phân tích của luận án

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu hàng CNC, luận án xây dựng khung phân tích đối với việc nghiên cứu xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam cụ thể như sau:

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Có thể thấy, từ việc phân tích thực trạng xuất khẩu hàng CNC thông qua các nội dung nghiên cứu về xuất khẩu hàng CNC bao gồm quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu và tính cạnh tranh trong xuất khẩu hàng CNC, luận án phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu sản phẩm, các yếu tố hấp dẫn và cản trở xuất khẩu hàng CNC. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp phát triển xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam đến năm 2025.

Xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam Quy mô và tốc độ tăng

trưởng xuất khẩu Thị trường xuất khẩu

Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Tính cạnh tranh trong xuất khẩu hàng CNC Các yếu tố ảnh hưởng đến cung sản phẩm Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm Các yếu tố hấp dẫn/cản trở xuất khẩu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam Chính sách phát triển

b. Khung phân tích mô hình nghiên cứu

Xuất khẩu và nhập khẩu hàng CNC là hai hoạt động không thể thiếu để hình thành nên luồng thương mại quốc tế về hàng CNC. Giả sử hai nước A và B có quan hệ trao đổi hàng CNC với nhau thì lượng hàng CNC xuất khẩu của nước A sang nước B cũng chính là lượng hàng CNC nhập khẩu của nước B với nước A. Vì thế, khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC của một quốc gia sẽ không đơn thuần chỉ nằm bên trong quốc gia đó mà còn bị chi phối bởi quốc gia nhập khẩu (xuất khẩu) Đào Ngọc Tiến (2009).

Từ sơ đồ 3.1 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại quốc tế được tổng hợp bởi 3 nhóm nhân tố chính là nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cung, nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cầu và nhóm các nhân tố hấp dẫn/cản trở. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung là những yếu tố đại diện cho năng lực sản xuất của nước xuất khẩu như GDP và dân số. Các yếu tố hấp dẫn hoặc cản trở đối với hoạt động xuất khẩu như là các chính sách xuất nhập khẩu, khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia, khoảng cách về thu nhập giữa 2 quốc gia… Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu bao gồm các yếu tố liên quan đến sức mua của quốc gia nhập khẩu như GDP nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu… Các yếu tố này tạo ra lực “đẩy” hoặc “hút” các hoạt động thương mại giữa 2 quốc gia tạo nên các luồng thương mại quốc tế giữa 2 nước.

Sơ đồ 3.1. Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế

Nguồn: Đào Ngọc Tiến (2009)

Từ việc nghiên cứu tổng quan tài liệu, dựa vào mô hình nghiên cứu trước đây kết hợp với phân tích lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao và những điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, luận án xây dựng khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam được thể hiện chi tiết ở sơ đồ 3.2 sau đây:

Sơ đồ 3.2. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

: Tác động trực tiếp

Chi cho R&D của VN

FDI vào nước NK

Chi cho R&D của nước NK Chỉ số IPR của nước NK Tỷ giá hối đoái Tổng tích lũy tài sản Mức độ tập trung XK FDI vào VN HDI của VN Chỉ số Đổi mới của VN Chỉ số IPR của VN GDP BQ/người GDP BQ/người HDI của nước NK Chỉ số Đổi mới của nước NK Xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam Nước NK hàng CNC của Việt Nam Tình hình chính trị thế giới

Tham gia các tổ chức quốc tế (WTO, APEC,…)

Khoảng cách giữa Việt Nam và

nước NK

Giá xuất khẩu

Các nhân tố hấp dẫn, cản trở (Cơ sở hạ tầng, chính sách...)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)