7. Kết cấu của luận án
4.1.2. Quy mô và tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa
Nhờ những nỗ lực hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có mức tăng trưởng nhanh và bền vững, cơ cấu và kim ngạch xuất nhập khẩu chuyển biến theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, làm cho cán cân thương mại chuyển biến mạnh mẽ. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã bứt phát mạnh mẽ và đạt ngưỡng trên 100 tỷ USD, nhờ đó cán cân thương mại của Việt Nam lần đầu tiên đạt thặng dư kể từ năm 1995. Thặng dư thương mại tiếp tục được duy trì tương đối ổn định trong giai đoạn 2012-2017, ngoại trừ năm 2015 khi cán cân thương mại bị thâm hụt (Đồ thị 4.1). Đặc biệt, cán cân thương mại đạt thặng dư 2,92 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay. Một trong những điểm đáng lưu ý là Việt Nam xuất siêu chủ yếu đến các nước phát triển, nơi có yêu cầu cao đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ (xuất siêu 32,4 tỷ USD), EU (xuất siêu 26,1 tỷ USD), Úc và New Zealand (xuất siêu 142 triệu USD) (Bộ Công Thương, 2018).
-20000 -15000 -10000 -5000 0 5000 0 50000 100000 150000 200000 250000 19901992199419961998200020022004200620082010201220142016 Xuất khẩu (tr US$) Nhập khẩu (tr US$) Cán cân TM (Trục phải)
Đồ thị 4.1. Thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 1990-2017
Thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2017 tăng cả về quy mô cũng như sự thay đổi về cán cân thương mại. Nếu như xuất khẩu hàng hóa năm 2000 chỉ khiêm tốn ở mức xấp xỉ gần 14,5 tỷ USD, đến năm 2010 đã tăng lên 72,24 tỷ USD, và đạt mức 214 tỷ USD năm 2017, tức gần bằng 15 lần so với năm 2000. Với mức độ tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu như trên, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt mức 17,17% trong giai đoạn 2000-2017. Đối với hoạt động nhập khẩu, mức tăng cũng tương đối mạnh nhưng quá trình tăng ít hơn so với kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu hàng hóa tăng từ mức 15,6 tỷ USD năm 2000 lên 84,8 tỷ USD năm 2010 và đạt mức 211,1 tỷ USD năm 2017, mức tăng trưởng bình quân đạt 16,54% trong cùng giai đoạn. Như vậy thông qua hoạt động ngoại thương đã cho thấy mức độ cạnh tranh các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam đã tăng lên khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa đạt mức cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2000-2017, đánh dấu sự thay dổi về cán cân thương mại của Việt Nam trong giai này. Đây được coi là một trong những thành công quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2017.