Kinh nghiệm của các Chi cục Thuế Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các chi cục thuế tỉnh vĩnh phúc (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm của các Chi cục Thuế Trung Quốc

Trung Quốc là nước có diện tích rộng lớn (đứng thứ 4 trên thế giới), có dân số đông nhất thế giới 1,8 tỷ (năm 2012). Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều vấn đề song nền kinh tế Trung Quốc kể từ khi thực hiện chiến lược cải cách đã có nhiều khởi sắc. Trung Quốc được đánh giá là nước có tốc độ tăng GDP hàng năm vào loại cao nhất thế giới và tương đối ổn định trong nhiều năm (trên 7%).

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành công này cũng chính là việc Trung Quốc đã có những chiến lược, những chính sách hợp lý trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế (Trung Quốc là thành viên WTO).

Tôn chỉ của Trung Quốc trong sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là “tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước” chính là một nguyên nhân dẫn đến thành công của đất nước đông dân này.

Trung Quốc có hệ thống Thuế rất rộng với nhiều chi nhánh ở tất cả các vùng (tỉnh) và huyện, xã. Hầu hết các chức năng Thuế được Tổng cục kế toán công thuộc Bộ Tài chính đảm nhận, Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài Chính phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Kế toán công để quản lý thu, nợ.

Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, Thuế Trung Quốc quan tâm đến tính dự báo về phát triển nguồn nhân lực; chú trọng đến việc tuyển dụng những sinh viên có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của ngành. Tuyển dụng qua thi cử công khai, cạnh tranh, công bằng, tuyển người giỏi. Khi tuyển vào công chức được đào tạo ban đầu từ 1 đến 2 năm tại các trường chuyên ngành. Quá trình thăng tiến được xem xét ở việc hoàn thành công việc, tuy nhiên thâm niên luôn là nhân tố quan trọng. Đánh giá công chức trên cơ sở năng lực thực hiện công việc.

Công tác đào tạo luôn được quan tâm, gồm có: - Đào tạo ban đầu cho người mới được tuyển dụng.

- Sát hạch nghiêm túc, thưởng người giỏi, phạt người kém. - Đào tạo thi nâng ngạch.

- Đào tạo thường xuyên (trong đó công chức có thể chọn các loại đào tạo phù hợp với công tác, nguyện vọng của mình).

- Công chức trong ba năm không được đào tạo, bồi dưỡng, thì có quyền đề nghị được đi đào tạo bồi dưỡng.

- Công chức có quyền khiếu nại đề nghị giải thích vì sao họ không được đi đào tạo sau ba năm làm việc.

- Thời gian công chức tham gia đào tạo là thời gian làm việc của công chức. - Công chức có thể xin nghỉ tạm thời để đi đào tạo, hoặc nghỉ không lương để nghiên cứu hay chuẩn bị thi nâng ngạch.

- Các cơ quan phải giành 5% quỹ lương cho đào tạo, thời gian giành cho đào tạo đối với công chức trung bình là 6 ngày/năm.

- Việc học chủ yếu thông qua công việc, nên ít nhất 50% thời gian khoá học là học thực tế tại các đơn vị.

- Một trong những cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức là cuộc gặp gỡ, thảo luận giữa công chức và người lãnh đạo trực tiếp về

công việc và hướng công việc tới, công chức có thể đề đạt nguyện vọng, yêu cầu được đi đào tạo, bồi dưỡng. Xuất phát từ nhu cầu cá nhân và của cơ quan, bộ phận nhân sự tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung cho cơ quan, căn cứ trên cơ sở ngân sách cho phép.

- Chế độ cấp bậc nghiêm túc với nhiều cấp bậc. - Kiện toàn pháp quy, làm việc theo luật.

- Nhấn mạnh tác phong, kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp.

- Sắp xếp con người dựa vào công việc. Lựa chọn đúng người đúng việc. - Kỹ năng làm việc nhóm tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các chi cục thuế tỉnh vĩnh phúc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)