Phân tích kết quả hoàn thành nhiệm vụ, công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các chi cục thuế tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 59)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Phân tích kết quả hoàn thành nhiệm vụ, công việc

Kết quả công việc là sản phẩm cuối cùng của một năm mà công chức đó đạt được. Dựa trên các tiêu chí đánh giá công chức được quy định trong Luật Cán bộ, công chức, ngành Thuế Vĩnh Phúc đánh giá xếp loại công chức thông qua các mức sau:

Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả hoàn thành nhiệm vụ của công chức tại 04 Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2013-2015

Đơn vị tính: người

Năm

Tổng hợp kết quả hoàn thành nhiệm vụ Tổng số Không hoàn thành nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 2013 188 0 0,00 3 1,60 137 72,87 48 25,53 2014 188 0 0,00 1 0,53 105 55,85 82 43,62 2015 180 0 0,00 1 0,56 100 55,56 79 43,89 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là chủ yếu chiếm trên 70% tổng số công chức 04 Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, đứng thứ hai là số công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm trên 40%. Tuy nhiên, khi phỏng vấn các lãnh đạo các Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc đều có chung nhận định là: "Cán bộ, công chức mới hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức trung bình", nhiều đồng chí còn cho rằng: "cán bộ, công chức mới chỉ đáp ứng được 60 đến 70% yêu cầu của công việc". Điều đó có nghĩa là công chức ngành Thuế tỉnh Vĩnh Phúc mới thực thi nhiệm vụ ở mức độ cầm chừng có thể chấp nhận được của cấp trên, chứ chưa thật đáp ứng theo yêu cầu và đòi hỏi của công việc. Một trong nguyên nhân quan trọng tạo ra sự khác biệt trong nhận thức và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức ngành Thuế Vĩnh Phúc là do chúng ta chưa làm tốt công tác quản trị

nguồn nhân lực. Hầu hết trong các Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc việc phân tích công việc mới chỉ được làm sơ sài, hình thức, mới chỉ dừng lại ở xác định nhiệm vụ chung cho một nhóm công chức hay cho từng vị trí việc làm. Điều này đã làm cho công chức không hiểu rõ về nhiệm vụ mà họ đảm nhận, không hiểu rõ các phòng/ đội cần phối hợp và các thông tin cần thiết, cần thu nhận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Kết quả hoàn thành nhiệm vụ hàng năm chỉ được Chi cục đánh giá hình thức, cho đủ thủ tục, còn nể nang. Do vậy mới chỉ đánh giá được số lượng chứ không đánh giá được chất lượng.

Cũng phải thấy rằng trong thời gian qua, ở nhiều đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, mức độ đảm nhận công vụ của công chức lại được coi như là công tác thi đua và được thực hiện theo văn bản hướng dẫn đánh giá thi đua của Hội đồng thi đua các cấp. Đánh giá thực chất công việc, mức độ đảm nhận của công việc không được sử dụng như một phương tiện khoa học của quản lý nội bộ. Kết quả là đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức thường được làm theo kiểu phong trào, bình quân chủ nghĩa, mọi người đều hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Biểu đồ 3.5: Kết quả hoàn thành nhiệm vụ của công chức tại 04 Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2013-2015

Từ bảng số liệu trên cho thấy số lượng công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tăng qua các năm, năm 2014 tăng thêm 18.09% so với năm 2013, năm 2015 tăng thêm 0.27% so với năm 2014. Đây là tín hiệu rất tốt, bởi trách

nhiệm công việc gắn với mỗi cá nhân được ban lãnh đạo quan tâm, coi đó là tiêu chí xét thi đua. Không có công chức nào không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Điều đó chứng tỏ thời gian qua ngành Thuế Vĩnh Phúc đã chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá ngành thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các chi cục thuế tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)