5. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Phân tích thực trạng phát triển NNL tại các Chi cục thuế
* Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Tổng số 100 mẫu hợp lệ để phân tích có 40 mẫu thuộc Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên, 30 mẫu thuộc Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường, 20 mẫu thuộc Chi cục Thuế huyện Lập Thạch và 10 mẫu thuộc Chi cục Thuế huyện Sông Lô. Mẫu đưa vào phân tích có cơ cấu như sau:
Theo như kết quả thu được, số nhân viên nam trong mẫu nghiên cứu lớn hơn số lượng nhân viên nữ, nhân viên nữ có 43 người, chiếm 43%. Trong khi đó, số lượng nam là 57 người chiếm 57 % tổng số mẫu.
Bảng 3.7: Thống kê thông tin cá nhân của đối tƣợng khảo sát
Chỉ tiêu Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ % tích lũy Giới tính Nam 57 57.0 57.0 Nữ 43 43.0 100.0 Nhóm tuổi Dưới 30 tuổi 10 10.0 10.0 31-40 tuổi 30 30.0 40.0 41-50 tuổi 40 40.0 80.0 trên 51 tuổi 20 20.0 100.0 Có gia đình 94 94.0 94.0 Vị trí công tác Cán bộ quản lý 20 20.0 20.0 Nhân viên 80 80.0 100.0 Thời gian công tác Từ 1 đến 03 năm 10 10.0 10.0 Từ 03 đến 05 năm 30 30.0 40.0 Trên 05 năm 60 60.0 100.0 Trình độ học vấn
Đại học, trên đại học 90 90.0 90.0 Cao đẳng, trung cấp 5 5.0 95.0 Sơ cấp và khác 5 5.0 100.0 Mức lương/ tháng Dưới 5 triệu 10 10.0 10.0 Từ 5.1 đến 7.5 triệu 10 10.0 20.0 Từ 7.6 đến 10 triệu 60 60.0 80.0 Trên 10 triệu 20 20.0 100.0 Tổng số 100 100
3.2.4.1. Công tác tuyển dụng NNL vào làm việc
Để có được đội ngũ công chức đảm bảo, Ban lãnh đạo Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc phải tiến hành công việc tuyển dụng công chức cho phù hợp với từng công việc. Tuyển dụng công chức là một việc làm quan trọng nhằm chọn ra một đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được yêu cầu công việc, có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là công việc được tiến hành trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị.
Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào kế hoạch phát triển của ngành, nhu cầu đơn vị để tính toán, xác định số lượng công chức cần tuyển dụng. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị trực thuộc Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, đối với công tác tuyển dụng công chức hàng năm thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Khi Bộ Tài chính có quyết định về việc phê duyệt Đề án thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế (có chỉ tiêu thi tuyển dụng công chức vào các Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế theo từng ngạch công chức) và quyết định thành lập hội đồng tuyền dụng, sau đó Hội đồng triển khai thực hiện việc Thông báo thi tuyển dụng công chức, thu nhận hồ sơ và lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi tuyển, thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi tuyển, thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi và tổ chức kỳ thi tuyển, thông báo kết quả thi tuyển dụng. Căn cứ vào kết quả thi tuyển dụng được Bộ Tài chính công nhận, Tổng cục Thuế ra quyết định công nhận thí sinh trúng tuyển đến các Cục Thuế để Cục trưởng Cục thuế địa phương thực hiện việc tuyển dụng theo quy định và theo cấp quản lý cán bộ, phân bổ về các Chi cục Thuế theo nhu cầu của từng đơn vị.
Các điều kiện đăng ký tuyển dụng, điều kiện về văn bằng chứng chỉ, hồ sơ tuyển dụng do Bộ Tài chính quy định trong Đề án tổ chức thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế. Căn cứ vào quy định theo phân cấp về công tác tuyển dụng như hiện nay, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị hàng năm đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng với Tổng cục Thuế, căn cứ chỉ tiêu tuyển dụng được phê duyệt Cục Thuế thực hiện việc thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế.
Nhận xét quy trình tuyển dụng:
Ban lãnh đạo luôn xác định tầm quan trọng phát triển nguồn nhân lực cho nên quy trình tuyển dụng luôn được tuân thủ nghiêm túc, chặt chẽ, đảm bảo tính minh bạch, công bằng. Dưới đây là mức độ đánh giá của 100 câu trả lời phiếu điều tra:
Bảng 3.8: Đánh giá kết quả tuyển dụng công chức tại các Chi Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc Tiêu chí kém Rất Kém thƣờng Bình Tốt Rất tốt Giá trị trung bình Xếp hạng 1. Quy trình tuyển dụng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, đổi mới, khách quan
0.0 0.0 34.0 60.0 6.0 3.72 3 2. Nguồn tuyển phong phú 0.0 0.0 35.0 55.0 10.0 3.75 2 3. Hình thức đa dạng 0.0 0.0 15.0 57.0 28.0 4.13 1
(Nguồn: tác giả điều tra năm 2015)
Với kết quả khảo sát cho thấy, nội dung các Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện đạt được kết quả cao như “Hình thức đa dạng” có giá trị trung bình = 4.13 và “Nguồn tuyển phong phú” có giá trị trung bình = 3.75.
Nội dung thứ ba có giá trị trung bình = 3.72 là “Quy trình tuyển dụng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, đổi mới, khách quan”
* Ưu điểm:
- Ban lãnh đạo luôn quan tâm trong công tác tuyển dụng nên công tác tuyển dụng được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Tổng cục thuế. Công chức mới được tuyển dụng có đủ sức khoẻ và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc.
- Quá trình tuyển dụng được công chức trong đơn vị tiến hành với tinh thần trách nhiệm cao cho nên kết quả nhận được là tốt và rất tốt; chi phí bỏ ra cho quá trình tuyển dụng tiết kiệm.
- Quy trình tuyển dụng được tiến hành công khai, minh bạch, chặt chẽ và khoa học theo đúng quy chế tuyển dụng của Tổng Cục Thuế.
* Nhược điểm:
- Nguồn tuyển dụng nhân sự có trình độ chuyên môn nhưng chưa có nghiệp vụ. Số lượng thí sinh thi nhiều nhưng chỉ lấy được một số lượng rất ít. Thông thường chỉ được 4% trên tổng thí sinh dự thi.
- Theo quy chế của ngành Thuế việc cung cấp lao động không được giao cho cấp Chi cục thuế mà thuộc trách nhiệm của ngành thuế cấp tỉnh. Hàng năm khi có nhu cầu lao động các Chi cục phải báo cáo cấp trên để được bổ sung. Do vậy số lao động phân bổ cho các đơn vị chưa phù hợp vì chưa đáp ứng được nhu cầu công việc.
- Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc chưa đánh giá hiệu quả của hoạt động tuyển dụng.
3.2.4.2. Công tác đào tạo và phát triển NNL
* Về mục tiêu, yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng:
- Mục tiêu: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong ngành, đáp ứng yêu cầu cải cách hệ thống thuế theo từng giai đoạn.
- Yêu cầu: tất cả công chức thuế phải tích cực tham gia, chủ động học tập đáp ứng yêu cầu của quản lý thuế của ngành.
* Về phân cấp quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:
- Tổng cục Thuế quản lý trực tiếp và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo bồi dưỡng sau:
+ Chương trình đào tạo công chức mới vào ngành;
+ Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành thuế, gồm: ngạch kiểm tra viên chính thuế, kiểm tra viên thuế, kiểm tra viên cao đẳng và trung cấp thuế;
+ Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nâng cao, chuyên sâu quản lý thuế;
+ Chương trình bồi dưỡng kế toán chuyên sâu và nâng cao, bồi dưỡng tin học nâng cao;
+ Chương trình bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp đội; - Cục Thuế:
+ Trên cơ sở chương trình, tài liệu bồi dưỡng Tổng cục Thuế ban hành, Cục Thuế tập trung tổ chức triển khai bồi dưỡng cho cán bộ, công chức trong ngành các kỹ năng quản lý thuế: Kỹ năng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; kỹ năng kê khai kế toán thuế; kỹ năng thanh tra, kiểm tra; kỹ năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
+ Phối hợp với các cơ sở chính trị đào tạo mở các lớp Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính cho cán bộ, công chức đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn quy định về thi nâng ngạch và tiêu chuẩn của ngành.
* Nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn công chức thuế hàng năm:
(1). Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đáp ứng tiêu chuẩn ngạch công chức: - Về bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước: Để chuẩn hoá đội ngũ công chức thuế nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn ngạch công chức, Cục Thuế là đơn vị trực tiếp liên hệ các cơ sở chính trị đào tạo để mở lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính cho CBCC trong ngành.
- Về đào tạo lý luận chính trị: Cục Thuế căn cứ vào chủ trương của Tỉnh uỷ đăng ký số lượng cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị cho công chức ngành Thuế. Đối với các Chi cục Thuế chủ động làm việc với cấp uỷ địa phương gửi công chức thuế tham gia các lớp do địa phương mở chung cho các Sở, ban, ngành tại tỉnh, thành phố.
Đối tượng được cử đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị: Lãnh đạo phòng thuộc Cục Thuế, Lãnh đạo Chi cục Thuế.
(2). Đào tạo đại học, sau đại học
* Đào tạo Đại học Luật: Cục Thuế căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ trong
công tác quản lý thuế của ngành để cử công chức theo học đại học luật, văn bằng hai chuyên ngành Luật cho công chức thuế, đặc biệt là công chức làm công tác pháp chế để chuẩn bị cho việc thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ- CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế trong hệ thống thuế;
Đào tạo cử nhân Luật được thực hiện theo 2 hình thức: Đào tạo bằng thứ nhất đối với những công chức chưa có trình độ đại học và đào tạo bằng thứ 2 đối với công chức đã có một bằng đại học.
* Đào tạo Đại học chuyên ngành Kinh tế, Tài chính, Kế toán
Để phục vụ công tác chuyên môn của ngành, Cục Thuế chỉ cử đi đào tạo đại học chuyên ngành Kinh tế, Tài chính cho công chức giữ chức vụ lãnh đạo hoặc trong diện quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp Đội thuế trở lên và những công chức có năng lực phát triển đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi cao, hải đảo...
* Đào tạo Sau đại học
- Đối tượng đào tạo Sau đại học: đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ- CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức và thuộc các đối tượng sau:
- Tại Cục Thuế là Lãnh đạo Cục Thuế, Lãnh đạo phòng thuộc Cục Thuế, Lãnh đạo Chi cục Thuế và cán bộ quy hoạch cho các chức danh Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo phòng thuộc Cục Thuế, Lãnh đạo Chi cục Thuế.
Riêng đối với công chức trẻ, tốt nghiệp Đại học chính quy loại Khá, Giỏi, có trình độ ngoại ngữ tốt, có năng lực triển vọng phát triển, có bản
cam kết phục vụ lâu dài cho ngành, đủ điều kiện dự tuyển các khoá đào tạo Sau đại học ở nước ngoài thì thời gian công tác trong ngành Thuế ít nhất là 1 năm.
- Chuyên ngành đào tạo: Cán bộ đi học phải tập trung vào các chuyên ngành thiết thực với công việc của ngành Thuế, Tài chính như Kinh tế, Tài chính, Kế toán, Kiểm toán,… phù hợp với lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm.
* Đối với các công chức không thuộc đối tượng được cơ quan cử đi
đào tạo đại học (văn bằng 2), sau đại học: nếu trúng tuyển và bố trí học ngoài
giờ hành chính, có kết quả học tập tốt, chuyên ngành học thiết thực với công việc chuyên môn đang đảm nhận, có cam kết phục vụ lâu dài trong ngành thuế và được Cục thuế cho phép đi học, Cục Thuế xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo tuỳ theo kết quả học tập của công chức, khả năng tài chính và điều kiện hoạt động thực tế theo quy chế nội bộ của đơn vị.
(3). Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
* Về bồi dưỡng các kỹ năng quản lý thuế: Cục thuế tiếp tục tăng cường
bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng, quy trình quản lý thuế cho công chức theo các chức năng, lĩnh vực công tác: Kỹ năng Tuyên truyền pháp luật thuế, Kỹ năng Hỗ trợ người nộp thuế, Kỹ năng Quản lý kê khai và kế toán thuế, Kỹ năng kiểm tra hoàn thuế, Kỹ năng kiểm tra tại trụ sở NNT, Kỹ năng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế... theo nội dung, chương trình Tổng cục Thuế ban hành thống nhất trong toàn ngành.
* Bồi dưỡng kiến thức kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cục Thuế tiếp
tục tổ chức bồi dưỡng kiến thức về kế toán cho những công chức thuế đang công tác tại các bộ phận chức năng quản lý thuế tại các Chi cục thuế chưa được đào tạo về kế toán hoặc đã được đào tạo quá lâu cần được cập nhật lại kiến thức (tập trung cho cán bộ làm công tác kiểm tra thuế).
(4). Về bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ * Đào tạo, bồi dưỡng tin học
Bồi dưỡng các chương trình Ứng dụng quản lý thuế: Ngoài các lớp do Tổng cục Thuế tổ chức; Cục Thuế chủ động tổ chức bồi dưỡng cho công chức thuộc đơn vị các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế như: ứng dụng KIOSK thông tin thuế, ứng dụng hỗ trợ kê khai áp dụng mã vạch hai chiều, kê khai qua mạng; ứng dụng quản lý thuế nhà đất, ứng dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân; ứng dụng phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành... Đảm bảo 100% công chức quản lý thuế được bồi dưỡng các chương trình ứng dụng quản lý thuế theo từng chức năng quản lý.
* Bồi dưỡng ngoại ngữ
Cục Thuế tạo điều kiện cho cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ để đủ điều kiện tham dự các khoá học ở nước ngoài. Công chức có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế IELTS tối thiểu đạt 5.0 (hoặc chứng chỉ TOFEL tương đương) sẽ được hỗ trợ học phí.
(5). Ngoài ra thường xuyên kịp thời tổ chức tập huấn các quy trình, chế độ chính sách thuế mới khi có sửa đổi, bổ sung...
Số lượng công chức được đào tạo và trình độ công chức qua các năm đều tăng. Cụ thể như sau:
Bảng 3.9: Số lƣợng công chức đƣợc đào tạo tại các Chi Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2013-2015 STT Tên Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 Tăng giảm số lƣợng Tỷ lệ % Tăng giảm số lƣợng Tỷ lệ % 1 Số lớp 10 15 17 5 50.0 2 13.3
2 Số người tham gia 1,563 1,593 1,605 30 1.9 12 0.8
Về số lượng công chức được đi đào tạo hàng năm, qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa số lớp đào tạo trong năm với số lượng người tham gia tăng qua các năm. Các lớp học chủ yếu là về chuyên môn nghiệp vụ và ứng dụng phần mềm vào QLT.
Bảng 3.10: Đánh giá kết quả đào tạo và phát triển NNL tại các Chi Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc
Tiêu chí kém Rất Kém thƣờng Bình Tốt Rất tốt Giá trị trung bình Xếp hạng
1. Tôi được cơ quan đào tạo đầy đủ các kỹ năng để thực hiện tốt công việc của mình
0.0 0.0 45.0 50.0 5.0 3.60 4 2. Các lớp đào tạo có
hiệu quả 0.0 0.0 40.0 53.0 7.0 3.67 3 3. Cơ quan luôn tạo
điều kiện cho tôi được học tập để nâng cao kiến thức và kỹ năng
0.0 0.0 30.0 60.0 10.0 3.80 1 4. Cơ quan luôn tạo cơ
hội thăng tiến cho người giỏi
0.0 0.0 33.0 65.0 2.0 3.69 2
(Nguồn: tác giả điều tra năm 2015)
Với kết quả khảo sát cho thấy nội dung các Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện đạt kết quả cao như “Cơ quan luôn tạo điều kiện cho tôi được học tập