Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các chi cục thuế tỉnh vĩnh phúc (Trang 38)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng phát triển nguồn nhân lực (về khía cạnh cơ cấu lao động, cơ cấu độ tuổi và giới tính, trình độ văn hoá, chuyên môn, sử dụng lao động, tuyển dụng nhân sự, đào tạo và phát triển, tiền lương và phúc lợi, điều kiện làm việc ) các Chi cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc như thế nào?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực tại các Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc?

- Giải pháp nào phát triển nguồn nhân lực tại các Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để đảm bảo tính đại diện và khách quan khi tiến hành điều tra nghiên cứu, tác giả lựa chọn 04 Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc là địa bàn nghiên cứu chính. Các chi cục thuế được lựa chọn bao gồm:

- Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên - Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường - Chi cục thuế huyện Lập Thạch - Chi cục thuế huyện Sông Lô

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thập tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển NNL dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, bài báo, trang web, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, báo cáo nguồn nhân lực tại 04 Chi cục thuế thuộc Cục Thuế Tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra thực tế tại các Chi cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

Tác giả đã lựa chọn 04 Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế Tỉnh Vĩnh Phúc, đại diện cho các chi cục thuế của tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm các chi cục: Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên, Chi cục Thuế Huyện Vĩnh Tường, Chi cục Thuế huyện Lập Thạch và Chi cục Thuế huyện Sông Lô. Tác giả lựa chọn số mẫu là 100 cán bộ, nhân viên các chi cục thuế để điều tra, phỏng vấn về hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại các Chi cục thuế.

- Chọn địa điểm nghiên cứu: Lý do chọn Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên, Chi cục Thuế Huyện Vĩnh Tường, Chi cục Thuế Sông Lô và Chi cục Thuế Huyện Lập Thạch để nghiên cứu do đây là các Chi cục có thể đại diện cho các Chi cục khác trong Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Đề tài được thực hiện điều tra chọn mẫu tổng thể ngẫu nhiên các chi cục.

- Đối tượng nghiên cứu: 100 cán bộ, công chức, viên chức tại 04 Chi cục Thuế được lựa chọn, thuộc Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Chi cục thuế TP Vĩnh Yên 74 CB,CC lựa chọn 40 người; Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường 49 CB,CC lựa chọn 49 người; Chi cục thuế huyện Lập Thạch 32 CB,CC lựa chọn 20 người; Chi cục thuế huyện Sông Lô 25 CB,CC lựa chọn 10 người.

- Tiêu chí chọn mẫu là Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các Chi cục Thuế từ 01 năm trở lên.

- Thời gian điều tra: Điều tra được tiến hành vào năm 2015.

- Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở của phiếu điều tra của PGS.TS Nguyễn Thị Gấm bao gồm nội dung sau: thông tin cá nhân, lương và phúc lợi, cơ hội đào tạo và thăng tiến, chính sách tuyển dụng, điều kiện làm việc.

- Thang đo của bảng câu hỏi: Thang đo được tính như sau: 1- Rất không đồng ý (Rất kém), 2- Không đồng ý (Kém), 3- Không ý kiến (Bình thường), 4- Đồng ý (Tốt), 5- Rất đồng ý (Rất tốt).

- Quy trình thiết kế bảng câu hỏi:

Bước 1: Bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của cán bộ lãnh đạo chủ chốt tại đơn vị và tham khảo một số đối tượng khảo sát am hiểu về vấn đề nghiên cứu để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.

Bước 2: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và khảo sát thử trước khi gửi đi khảo sát chính thức.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tổng hợp bằng phần mềm Excel. Từ các số liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học. Bao gồm:

- Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

- Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích sau:

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại các chi cục thuế ở tỉnh Vĩnh Phúc và những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công tác. Một số chỉ tiêu so sánh cũng được thể hiện trong quá trình làm đề tài.

- Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau.

Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta sử dụng phương pháp so sánh để so sánh, đánh giá về các vấn đề nghiên cứu về công tác phát triển nguồn nhân lực tại các Chi cục thuế ở tỉnh Vĩnh Phúc. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng của nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực liên quan chặt chẽ đến trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Trong phạm vi một tổ chức, phát triển nguồn nhân lực thể hiện trình độ phát triển của tổ chức đó. Phát triển nguồn nhân lực được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Chỉ tiêu về số lượng lao động:

Đây là tiêu chí đánh giá xem cách bố trí, sắp xếp lực lượng cán bộ, công chức tại 04 Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm (2013-2015) đã đầy đủ, hợp lý chưa. Và là cơ sở cho việc tuyển dụng, bố trí sử dụng, đề bạt, đánh giá và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CB,CC.

- Chỉ tiêu về độ tuổi, giới tính:

Đây là số cán bộ, công chức nam, nữ và các độ tuổi tại 04 Chi cục thuế qua các năm (2013-2015). Độ tuổi được xem là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất luợng công việc. Vì đặc thù ngành Thuế là thu các hộ kinh doanh nhỏ và lẻ nên phải bố trí nam ở vị trí đó còn nữ trên văn phòng.

- Chỉ tiêu về trình độ văn hoá, chuyên môn:

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCCVC là trình độ được đào tạo qua các trường lớp có văn bằng chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc. Trình độ chuyên môn đào tạo ứng với hệ thống văn bằng hiện nay và được chia thành các trình độ như: sơ cấp; trung cấp; đại học và trên đại học. Tuy nhiên, khi xem xét về trình độ chuyên môn của CBCCVC cần phải lưu ý đến sự phù hợp giữa chuyên môn đào tạo với yêu cầu thực tế của công việc.

Đánh giá trình độ chuyên môn của CBCCVC cần gắn với: Về năng lực chuyên môn; Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực được giao trách nhiệm quản lý. Có kiến thức về kinh tế thị trường, nắm vững bản chất, cơ chế vận hành của kinh tế thị trường và sử dụng công cụ điều tiết kinh tế thị trường trong quản lý Nhà nước; kiến thực về hội nhập quốc tế và có hiểu biết về thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương mình để tránh giáo điều, sách vở đồng thời năng động, sáng tạo, tháo vát, phản ứng nhanh nhạy, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết lường trước mọi tình huống có thể xảy ra, biết tập trung tiềm lực vào các khâu yếu, biết tận dụng thời cơ và lợi thế.

Thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về các khâu công tác kỹ thuật nghiệp vụ và phục vụ. Các kỹ năng nghiệp vụ truyền thống: phân loại, mô tả, định chủ đề, định từ khóa, biên soạn bài tóm tắt, biên soạn bài chú giải, dẫn giải, viết tổng luận, tổng thuật, tra cứu, tìm tin…

- Chỉ tiêu về tuyển dụng nhân sự:

Đây là yêu cầu cơ bản nhất đối với ngành Thuế nói chung và Thuế Vĩnh Phúc nói riêng. Chỉ tiêu này đánh giá xem công tác tuyển dụng hàng năm như thế nào, có bất cập gì không, có minh bạch, công khai và đúng quy trình không?

- Chỉ tiêu về đào tạo và phát triển.

Đây là tiêu chí quan trọng và cơ bản nhất của phát triển nguồn nhân lực. Vì đào tạo giúp CBCC nâng cao đuợc kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng như:

+ Kỹ năng thu thập tin, xác định nguồn tin, tìm tin một cách nhanh chóng trên mạng Internet;

+ Kỹ năng lưu trữ, bảo quản tài liệu điện tử, tổ chức thông tin một cách hữu ích nhất đối với người sử dụng;

+ Kỹ năng truy cập thông tin tới các nguồn tài liệu truyền thống và số hóa;

+ Kỹ năng truyền bá, phổ biến thông tin bổ ích đúng đối tượng, đúng thời điểm;

+ Kỹ năng phân tích, lọc tin, đánh giá nguồn tài nguyên thông tin trong môi trường bùng nổ thông tin điện tử;

Ngoài ra còn một số kỹ năng khác như: Kỹ năng phân tích, tham mưu, báo cáo…; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng sử lý, tiếp cận…

- Chỉ tiêu về lương, thưởng, bảo hiểm và phúc lợi:

Đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá lòng trung thành và sự tận tâm của CBCC.

- Chỉ tiêu về điều kiện làm việc:

Đây là chỉ tiêu đánh giá xem sự quan tâm đến đời sống CBCC của ban Lãnh đạo Chi cục thuế như thế nào để thu hút nhân tài và để họ hết sức cống hiến với công việc.

Kết luận chƣơng 2

Trên cơ sở khái quát về cơ sở lý luận, chương 2 đã xây dựng câu hỏi nghiên cứu đồng thời xác định rõ phương pháp nghiên cứu trong luận văn như phương pháp thu thập thông tin; phuơng pháp xử lý thông tin. Trên cơ sở đó phân tích và hệ thống những tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực tại các Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng để tiến hành khảo sát thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC CHI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Giới thiệu về các Chi cục thuế

3.1.1. Giới thiệu khái quát về các chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Các Chi cục Thuế thuộc Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ ngày 01/01/1997 cùng với sự tái lập của tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định số 1132/QĐ - BTC ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước trên địa bàn các Huyện, Thành phố, Thị xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc mà Cục Thuế Tỉnh Vĩnh Phúc giao.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành Thuế Vĩnh Phúc bao gồm 14 Phòng chức năng, 09 Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố với 503 CBCC (bao gồm cả lao động HĐ68). Trong đó có 357 cán bộ hiện đang làm việc tại các Chi cục Thuế. Hình thức hoạt động của các Chi cục thuế thuộc Cục thuế Tỉnh Vĩnh Phúc được hoạt động trong hệ thống ngành Thuế thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Chức năng thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước được giao.

Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Cục thuế Tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm có các Chi cục Thuế trực thuộc như sau:

1. Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên 2. Chi cục Thuế Huyện Bình Xuyên 3. Chi cục Thuế Thị xã Phúc Yên

4. Chi cục Thuế Huyện Tam Đảo 5. Chi cục Thuế Huyện Vĩnh Tường 6. Chi cục Thuế Huyện Tam Dương 7. Chi cục Thuế Huyện Yên Lạc 8. Chi cục Thuế Huyện Sông Lô 9. Chi cục Thuế Huyện Lập Thạch

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của các Chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Cơ cấu tổ chức của Ngành Thuế Vĩnh Phúc bao gồm Văn phòng cục và các Chi cục Thuế. Cục trưởng là người cao nhất, có quyền quyết định và điều hành các hoạt động của ngành thuế trên toàn tỉnh Vĩnh Phúc và 02 Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng. Tại mỗi Chi cục Thuế tại các huyện, thành phố, thị xã điều hành và chịu trách nhiệm trực tiếp là Chi cục Trưởng và các Phó Chi cục trưởng giúp việc cho Chi cục trưởng. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về toàn bộ hoạt động của đơn vị. Dưới Chi cục trưởng là Phó Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. Tiếp đến là Các đội trưởng phụ trách các đội thuế và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về trách nhiệm quyền hạn của mình được phân công, giúp việc cho đội trưởng là các phó đội trưởng, chịu trách nhiệm trước Đội trưởng về quyền hạn và chức năng trong lĩnh vực được phân công, cuối cùng là nhân viên, nhân viên là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ, thực thi mệnh lệnh của cấp trên mình.

Hiện nay, tổ chức của các Chi cục Thuế thực hiện theo Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế;

Các Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục thuế Tỉnh Vĩnh Phúc gồm có các bộ phận như sau:

1) Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; 2) Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; 3) Đội Kiểm tra thuế;

4) Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; 5) Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán;

6) Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; 7) Đội Trước bạ và thu khác;

8) Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; 9) Một số Đội thuế liên xã, phường.

Riêng Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên, do địa bàn hoạt động lớn, số doanh nghiệp đóng trên địa bàn nhiều, số thu thuế vào ngân sách lớn hơn các Chi cục Thuế trên địa bàn Tỉnh, nên để phù hợp với mô hình quản lý thuế. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập 02 đội Kiểm tra: Đội Kiểm tra thuế số 1 và Đội Kiểm tra thuế số 2.

3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của các đội thuế trực thuộc

3.1.3.1. Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách Pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

3.1.3.2. Đội kê khai - Kế toán thuế và Tin học

Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các chi cục thuế tỉnh vĩnh phúc (Trang 38)