Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
2.3.1. Quy mô và tốc độ cho vay tiêu dùng
(1) Doanh số cho vay và dư nợ
Chỉ tiêu dư nợ thể hiện quy mô cho vay của ngân hàng. Dư nợ của ngân hàng có thể tính theo ngày, tháng, quý, năm. Từ dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng có thể xem xét theo kết cấu thời gian cho vay (ngắn, trung, dài hạn), cho vay theo sản phẩm, đối tượng khách hàng.
Dư nợ cho vay càng cao thì quy mô cho vay càng lớn. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đang mở rộng cho vay.
Thông qua chỉ tiêu dư nợ có thể biết được dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng hoặc với toàn ngành ở cùng thời kỳ:
Dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng
x 100% Tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống
(2) Tốc độ tăng trưởng dư nợ
Tốc độ tăng/ giảm dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm phản ánh được quy mô và xu hướng của việc đầu tư tín dụng là tăng trưởng hay thu hẹp.
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: Tổng dư nợ cho vay năm nay
x 100% Tổng dư nợ cho vay năm trước
2.3.2. Lợi nhuận từ cung cấp sản phẩm cho vay tiêu dùng
Tỷ trọng lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng tăng và giảm qua các năm phản ánh được quy mô và xu hướng mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM là có hiệu quả và là có tín hiệu tốt để tiếp tục mở rộng cho vay tiêu dùng.
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng
x 100% Tổng lợi nhuận cho vay
Tỷ trọng lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng tăng và giảm qua các năm phản ánh được quy mô và xu hướng mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM là có hiệu quả và có tín hiệu tốt để tiếp tục mở rộng cho vay tiêu dùng.
2.3.3. Tỷ lệ nợ xấu
(1) Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngân hàng là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính hoàn trả, hoàn trả không đầy đủ và kịp thời gây nên sự đổ vỡ niềm tin của ngân hàng đối với người vay.
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ nợ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định (thường là cuối tháng, quý, năm).
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Dư nợ quá hạn
x 100% Tổng dư nợ
Nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng là một hiện tượng tất yếu. Song vấn đề quan trọng là phải giảm phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do sự yếu kém của bản than NHTM. Nguyên nhân khách quan là do khách vay không có khả năng trả được hoặc không muốn trả nợ.
NHTM có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là có chất lượng cho vay thấp. Đây là chỉ tiêu hiện nay thường được sử dụng khi phân tích đánh giá chất lượng cho vay của NHTM.
Để phân tích đánh giá chất lượng cho vay người ta thường xem xét trên các khía cạnh:
Nợ quá hạn theo nguyên nhân: khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế, có tài sản bảo đảm hay không có tài sản bảo đảm, có khả năng thu hồi hay không có khả năng thu hồi.
Nợ quá hạn theo nhóm: nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 hay nhóm 5.
Giải quyết nợ quá hạn là mối quan tâm thường trực của tất cả các NHTM. Do vậy các NHTM ngay từ đầu phải có chính sách đầu tư, chính sách khách hàng, quy chế cho vay, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay và các biện pháp xử lý nợ quá hạn.
2.3.4 Tỷ lệ khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích
Nguyên tắc vay vốn đầu tiên là khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Để đảm bảo cho các khoản vay các NHTM rất chú trọng, thường xuyên quan tâm đến việc khách hàng vay sử dụng đồng vốn vay của mình như thế nào. Theo quy trình cho vay, ngân hàng phải thực hiện tốt chế độ kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Khi vay vốn các khách hàng phải lập đề nghị xin vay vốn trong đó trình bày tóm tắt mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn xin vay, kế hoạch trả nợ, và cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trên cơ sở đó ngân hàng kiểm tra vốn vay đó có được khách hàng vay sử dụng đúng mục đích của phương án xin vay hay không.
Chỉ tiêu này được xác định như sau: Tỷ lệ KH sử dụng
vốn sai mục đích =
KH sử dụng sai mục đích
x 100% Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này sử dụng nhằm đánh giá chất lượng cho vay cả về nợ quá hạn lẫn nợ trong hạn nhưng đã chứa đựng tiềm ẩn rủi ro. Đây là chỉ tiêu hết sức nhạy cảm bởi nó đánh giá tương đối thực chất về chất lượng những khoản nợ đã cho vay.
Tỷ lệ KH sử dụng vốn vay sai mục đích càng cao thì chất lượng cho vay càng thấp và ngược lại. Hiện nay, nhiều NHTM chưa coi trọng chỉ tiêu này, do đó các báo về chất lượng cho vay còn chứa nhiều mầm mống rủi ro sẽ phát sinh trong tương lai.
Tuy nhiên, để hạn chế đến mức thấp nhất khách hàng vay có chủ ý sử dụng vốn vay sai mục đích là một việc làm hết sức khó khăn trong điều kiện hiện nay.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN 3.1. Giới thiệu về ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (BIDV chi nhánh Thái Nguyên) triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (BIDV chi nhánh Thái Nguyên)
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua 55 năm trưởng thành và phát triển, đến nay BIDV là một trong bốn NHTM lớn nhất ở Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước.
Đến năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã đổi tên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam và tách khỏi Bộ Tài Chính, Trực thuộc NHNN Việt Nam theo Quyết định số 259-CP 24/6/1981, trong đó nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.
Từ năm 1981-1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển.
Ngày 26/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đến năm 1994 với quyết định số 654/QĐ-TTg ngày 08/11/1994 của Thủ tướng Chính Phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách và tín dụng theo kế hoạch nhà nước từ BIDV về Tổng cục của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép BIDV được kinh doanh đa năng như một NHTM. BIDV đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận với danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.
Ngày 01/09/2011 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định số 1974/QĐ-NHNN chuyển đổi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ doanh nghiệp Nhà nước thành loại hình Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và tiến hành cổ phần hóa theo tiến trình đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt. Ngày 28/12/2011, BIDV đã phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 2124/QĐ-TTG về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngày 01/05/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Đến nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã trở thành một trong năm ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với quy mô không ngừng mở rộng và tăng trưởng bên vững, tạo ra tiền đề để bước vào giai đoạn mới với những đổi mới rất cơ bản và những kết quả quan trọng.
Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển (BIDV) Thái Nguyên (Sau đây gọi tắt là BIDV chi nhánh Thái Nguyên) được thành lập ngày 27/5/1957. Đây là 1 trong 11 chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết đầu tiên của cả nước. Lúc đầu, BIDV chỉ là Phòng cấp phát vốn Kiến thiết cơ bản trực thuộc Ty Tài chính Bắc Thái, TP Thái Nguyên, với số lượng cán bộ là 10 người. Đến nay, sau chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV chi nhánh Thái Nguyên đã có sự đổi mới toàn diện, tạo ra sự phát triển vững chắc và phù hợp với thời kỳ hội nhập hiện nay.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
- Chức năng: BIDV chi nhánh Thái Nguyên là một chi nhánh của hệ thống BIDV. Vì vậy BIDV chi nhánh Thái Nguyên cũng có chức năng như một ngân hàng thương mại như Chức năng trung gian tín dụng, Trung gian thanh toán, và Chức năng tạo tiền.
- Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng nhà nước và BIDV.
- Quyền hạn
+ BIDV chi nhánh Thái Nguyên được quyền ban hành mọi quy định, nội quy và các biện pháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt động kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái quy định với pháp luật và quy định của BIDV.
+ Quy định mức lãi suất cụ thể cho từng kỳ hạn tiền gửi và cho vay phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ theo quy định của BIDV.
+ Quyết định tỷ giá việc mua bán các ngoại tệ theo quy định của ngân hàng Nhà nước và BIDV.
+ Quyết định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của nhà nước và BIDV.
+ Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của ngân hàng Nhà nước và BIDV.
+ Khởi kiện tranh chấp kinh tế, dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khởi tố về mặt hình sự khi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của Chi nhánh theo quy định của BIDV.
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn, thu hồi gốc và lãi vay, đảm bảo sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Yêu cầu khách hàng khi vay vốn phải cung cấp tài liệu, hồ sơ và các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính theo thể lệ tín dụng để quyết định cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra về tình hình và kết quả sử dụng vốn vay, đình chỉ thu hồi trước hạn với các trường hợp khi chi nhánh kiểm tra thấy việc sử dụng vốn không đúng mục đích, vi phạm các quy định của nhà nước.
+ Chịu trách nhiệm kinh tế, dân sự và cam kết giữa Chi nhánh với khách hàng, giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
BIDV chi nhánh Thái Nguyên đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong việc giải quyết công việc, phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Tổ chức bộ máy của BIDV chi nhánh Thái Nguyên bao gồm: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc quản lý, điều hành 11 Phòng nghiệp vụ và 7 Phòng giao dịch với tổng số 142 cán bộ công nhân viên.
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh BIDV chi nhánh Thái Nguyên
(Nguồn: Phòng hành chính BIDV chi nhánh Thái Nguyên)
3.1.4. Đặc điểm địa bàn có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Thái Nguyên nhánh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của Vùng trung du và miền núi phía Bắc. Hiện nay, Thái Nguyên đang nỗ lực không ngừng nghỉ phấn đầu trờ thành vùng kinh tế
BAN GIÁM ĐỐC KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI TRỰC THUỘC PHÒNG QLRR PHÒNG QTTD PHÒNG GDKHDN PHÒNG GDKHCN PHÒNG QL&DVKQ PHÒNG TCKT PHÒNG QHKH CN PHÒNG TCHC PHÒNG KHTH + TỔ ĐIỆN TOÁN PHÒNG QHKH1 PHÒNG QHKH2 CÁC PHÒNG GD
trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội. Với những điều kiện thuận lợi của tỉnh, BIDV chi nhánh Thái Nguyên cũng có một số đặc trưng sau:
Thứ nhất, BIDV chi nhánh Thái Nguyên là một trong số các NHTM hàng đầu của Việt Nam trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt là trong việc đưa đến với khách hàng những dịch vụ tiện ích như thanh toán điện tử, thanh toán qua thẻ, và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác; Đồng thời là một ngân hàng có uy tín và nguồn vốn lớn trong hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, BIDV chi nhánh Thái Nguyên có lợi thế về vị trí giao dịch, trụ sở của Chi nhánh nằm trên đường Lương Ngọc Quyến, con đường chính của trung tâm thành phố Thái Nguyên, nơi có dân cư đông đúc, tấp nập, thuận lợi cho giao thông và giao dịch.
Thứ ba, phải kể đến đội ngũ cán bộ nhân viên của BIDV chi nhánh Thái Nguyên, là đội ngũ lao động chất lượng cao được qua đào tạo tại các trường Đại học lớn trong cả nước như Kinh tế Quốc Dân, Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính, Đại học Ngoại thương…do đó việc áp dụng và triển khai các nghiệp vụ, sản phẩm và dịch vụ mới tại Chi nhánh luôn được thực hiện khá nhanh đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng;
Thứ tư, Thái Nguyên là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực trung du và miền núi phía Bắc, tiếp giáp với Hà Nội và nhiều tỉnh biên giới, là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội, do đó Thái Nguyên đã và đang là địa bàn thu hút được sự quan tâm của các NHTM Nhà nước và cổ phần thành lập Chi nhánh, phòng giao dịch để cung cấp dịch vụ ngân hàng - điều này cho thấy sự cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong lĩnh vực ngân hàng là khá gay gắt. Ngoài ra, do thời gian gần đây các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh đã được thực hiện và mang lại hiệu quả khá cao, cùng với đó là quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đã mang lại cho tỉnh Thái Nguyên một diện mạo kinh tế mới. Sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tạo ra nhu cầu rất lớn về nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
3.1.5.1 Kết quả hoạt động chính của Chi nhánh
Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ là những