Nguyên tắc quản lý hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phú thọ (Trang 25)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Nguyên tắc quản lý hoạt động tín dụng

Mục tiêu bền vững là điều vô cùng quan trọng trong hoạt động của các trung gian tài chính nói chung và NHCSXH nói riêng. Các món vay đến với người nghèo và các đối tượng chính sách thường có quy mô nhỏ, chi phí quản lý cao nên các NHCSXH phải đảm bảo duy trì những nguyên tắc nhất định thì mới có thể phát triển bền vững. Một số nguyên tắc cơ bản được thực hiện trong hệ thống các NHCSXH hiện nay là:

a) Nguyên tắc 1: Vốn vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận thông qua việc NH cho vay nghiên cứu kỹ nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Thông thường, những khoản cho vay đầu tiên là những món tiền nhỏ được sử dụng trong thời gian ngắn để mua tài sản lưu động, sau đó mới đến những món vay lớn hơn để hình thành tài sản cố định với thời gian hoàn trả dài hơn. Nếu hộ nghèo ở vùng thành thị thì chu kỳ thu nhập ngắn nên thời hạn vay ngắn hơn (thường từ 3 - 6 tháng) để phù hợp nhu cầu về vốn hình thành tài sản lưu động của những người bán rong trên đường và những cơ sở sản xuất tại nhà. Nếu hộ nghèo sinh sống ở nông thôn và làm nông nghiệp thì thời hạn vay có thể dài hơn (khoảng 6 - 12 tháng). Có quan điểm cho rằng không bao giờ cho vay hộ nghèo và đối tượng chính với thời hạn vay kéo dài hơn một năm, như vậy là quá mạo hiểm vì nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo (bệnh tật, tai nạn nghề

nghiệp, mất mùa, biến động bất lợi của giá nông sản…).

Các bộ tín dụng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, tất cả các thủ tục của NH thể hiện sự “thân thiện” với khách hàng, thiết kế mẫu đơn xin vay đơn giản và giới hạn thời gian từ khi đề đơn đến khi giải ngân chỉ trong vòng vài ngày. Tạo bầu không khí thoải mái và thân mật, khi khách hàng cảm thấy thoải mái thì cán bộ tín dụng dễ được cung cấp nhưng thông tin cần thiết. Đồng thời, thân thiện với khách hàng sẽ giúp NH biết được kế hoạch sản xuất của hộ và hộ cần giúp đỡ gì từ phía NH.

b) Nguyên tắc 2: Các món vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi. Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi hay ít nhất là gốc vay là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của bất kỳ loại hình NH nào, thông qua một số phương pháp:

- Trách nhiệm liên đới: Trách nhiệm này được thể hiện thông qua hình thức cho vay theo nhóm thông qua sử dụng sức ép của những người trong cùng một nhóm như là sự thay thế cho tài sản thế chấp. Sự chậm trả của một thành viên thường có nghĩa là việc cho vay tiếp đối với các thành viên khác trong nhóm sẽ bị đình chỉ đến khi nào món vay được hoàn trả. Đây là mô hình được áp dụng rộng rãi trong cho vay đối với người nghèo, những người không thể đáp ứng các đòi hỏi về thế chấp truyền thống của hầu hết các NHTM.

- Khuyến khích khách hàng: Hứa cho vay, số tiền vay tăng dần và mức giá ưu đãi cho những khách hàng trả tiền vay đúng hạn.

Kinh nghiệm của những NH thành công trong thu hồi vốn cho thấy: các NH quản lý khách hàng hoàn trả các khoản vay thông qua thế chấp tài sản hoặc qua nhóm liên đới thống nhất, có những chính sách khuyến khích bằng tiền hoặc có những hình phạt đối với cả nhân viên và khách hàng nhằm khuyến khích trả đúng hạn, có hệ thống quản lý thông tin hoàn hảo, điều này cho phép theo dõi hoạt động của các món vay cũng như thi hành và quản lý có hiệu quả hệ thống khuyến khích. Một điều quan trọng là mức thu nhập và việc tái tạo thu nhập của các hộ vay vốn là yếu tố chính quyết định tính hiệu quả hay phương thức hoạt động của bất cứ tổ chức tài chính nào.

1.2.3. Nội dung quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội

Từ chức năng, nhiệm vụ của các NHCSXH ở Việt nam hiện nay, có thể xác định được những nội dung quản lý hoạt động tín dụng cơ bản của loại ngân hàng này, bao gồm:

a) Quản lý xây dựng các chỉ tiêu nguồn vốn và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu

Công tác quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu nhằm mục đích khai thác và tập trung mọi nguồn vốn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng chính sách. Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo việc thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, khả năng thanh toán và tiết kiệm chi phí. Quyết định 86/QĐ-NHCS, quyết định về việc ban hành Quy định về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng trong hệ thống ngân hàng chính sách xã hội. Nội dung của QĐ 86 được gồm các phần chính: xây dựng các chỉ tiêu nguồn vốn, giao kế hoạch chỉ tiêu và quản lý, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng. Nó là cơ sở để các ngân hàng làm căn cứ quản lý xây dựng các chỉ tiêu nguồn vốn và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu này. Dưới đây tác giả sẽ đi vào cụ thể các nội dung trong quyết định này:

- Một là, xây dựng các chỉ tiêu nguồn vốn.

Công tác xây dựng chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn tại NHCSXH được tác giả tổng hợp lại theo các nội dung trong bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1. Nội dung xây dựng các chỉ tiêu nguồn vốn tại NHCSXH Nội

Dung Nguồn vốn trung ương

Nguồn vốn nhận ủy thác

Căn cứ xây dựng

Chủ trương chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan; các chương trình tín dụng chỉ định của Chính phủ; Chiến lược phát triển NHCSXH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Tại Quyết định số 852/QĐ- TTg ngày 10/7/2012 giai đoạn 2011 - 2020;

Nhu cầu vốn thực tế của các đối tượng được thụ hưởng tín dụng chính sách

Kết quả thực hiện kế hoạch tín dụng trong năm trước liền kề và ước năm thực hiện (đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng 6 tháng đầu năm và ước thực hiện đến 31/12 để có sự so sánh kết quả thực hiện so với số được giao.

Căn cứ vào quy chế nguồn vốn ủy thác hoặc hợp đồng ủy thác đã ký với các chủ đầu tư. Căn cứ vào dự kiến nguồn vốn nhận ủy thác trong năm kế hoạch. Quy trình và thời gian xây dựng

Bước 1: Tại cấp huyện:

- Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách trên địa bàn, NHCSXH cấp huyện phối hợp với các phòng, ban liên quan của huyện xây dựng kế hoạch tín dụng của huyện theo biểu số 02/NHCS-KH (KHTD năm), trình Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH cấp huyện phê duyệt, gửi NHCSXH cấp tỉnh trước ngày 10 tháng 7 hàng năm.

Bước 2: Tại NHCSXH cấp tỉnh: Trên cơ sở tổng

hợp kế hoạch tín dụng từ cấp huyện, NHCSXH cấp tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tín dụng của chi nhánh theo biểu số 02/NHCS-KH (KHTD năm) kèm thuyết minh KHTD năm, trình Trưởng Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh phê duyệt, gửi NHCSXH cấp Trung ương trước ngày 25 tháng 7 hàng năm.

Bước 3: Tại NHCSXH cấp trung ương: Trên cơ sở

tổng hợp kế hoạch tín dụng từ cấp tỉnh và vốn các chương trình tín dụng, NHCSXH cấp trung ương xây dựng kế hoạch tín dụng toàn hệ thống, bảo vệ kế hoạch tín dụng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan. Hoàn thiện kế hoạch tin dung, bao cao HĐQT NHCSXH phê duyêt đê trinh thu tướng chinh phủ

Thời gian xây dựng kế hoạch được thực hiện theo hợp đồng UT.

- Thứ hai, quản lý việc giao chỉ tiêu kế hoạch.

Theo quyết định 86/QĐ-NHCS, quyết định về việc ban hành Quy định về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng trong hệ thống NHCSXH thì nội dung của công tác giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng bao gồm các nội dung sau:

Bảng 1.2. Giao chỉ tiêu kế hoạch ủy thác tín dụng

Nguồn vốn trung ương Nguồn vốn nhân ủy thác

Hàng năm, căn cứ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn Trung ương được Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý chương trình tín dụng chính sách thông báo, trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng quản trị NHCSXH, Tổng Giám đốc thông báo giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho Sở giao dịch và NHCSXH cấp tỉnh theo, biểu số 05/NHCS- KH (Giao, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm).

Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được Tổng Giám đốc giao, Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh báo cáo và tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đến NHCSXH cấp huyện, theo biểu số 06/NHCS-KH.

Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được Trưởng Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh giao, Giám đốc NHCSXH cấp huyện báo cáo và tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT cấp huyện giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho cấp xã trên địa bàn, theo biểu số 06/NHCS-KH (Giao, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm). Cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn xã tham mưu cho UBND cấp xã giao vốn cho từng thôn, bản, ấp (gọi tắt là cấp thôn), theo biểu số 07/NHCS-KH.

Việc giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đối với nguồn vốn ủy thác tại địa phương, Giám đốc NHCSXH nơi ký nhận vốn ủy thác thực hiện theo quy chế về nguồn vốn ủy thác hoặc hợp đồng ủy thác đã ký với chủ đầu tư

- Thứ ba, quản lý tổ chức thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng

Theo quyết định 86/QĐ-NHCS, quyết định về việc ban hành Quy định về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng trong hệ thống ngân hàng chính sách xã hội thì nội dung của công tác giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng bao gồm các nội dung về nguồn vốn và dư nợ.

Bảng 1.3. Nội dung của công tác tổ chức thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng

Nội

dung Nguồn vốn trung ương Nguồn vốn nhận ủy thác

Nguồn vốn

Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn được NHCSXH cấp trên giao, Sở giao dịch, NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện chủ động tìm các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn hàng năm. Trường hợp NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện có thể huy động vốn vượt số kế hoạch đã được NHCSXH cấp trên giao đối với từng chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn cụ thể thì đơn vị phải lập tờ trình báo cáo NHCSXH cấp trên để điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch. Trong khi chờ ý kiến phê duyệt điều chỉnh kế hoạch, NHCSXH cấp tỉnh, Phòng giao dịch được phép huy động vượt tối đa không quá 10% kế hoạch huy động vốn đã được thông báo trong thời gian tối đa là 15 ngày.

Về lãi suất huy động, giao Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh quyết định nhưng không được vượt quá mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các Ngân hàng thương mại Nhà nước trên cùng địa bàn

1. Tiếp nhận nguồn vốn ủy thác

Giám đốc ngân hàng chính sách xã hội cấp tỉnh, huyện thực hiện quản lý nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương theo Quy chế về nguồn vốn ủy thác theo hợp đồng ủy thác đã ký với chủ đầu tư. Quy chế hợp đồng ủy thác khi ký hợp đồng ủy thác với chủ đầu tư NHCSXH cần phải đảm bảo các nội dung sau:

Chương trình dự án tín dụng nhận ủy thác phải phù hợp với quy định của pháp luật. Về thủ tục, quy trình nghiệp vụ và sản phẩm cho vay phù hợp với quy định của NHCSXH.

Lãi suất cho vay phù hợp với lãi suất cho vay của NHCSXH.

Dư nợ

Chỉ tiêu dư nợ được giao là mức dư nợ tối đa mà Sở giao dịch và NHCSXH các cấp được phép thực hiện

Đối với chỉ tiêu dư nợ nhận UT đảm bảo thực hiện cấp dư nợ theo hợp đồng UT

Dư nợ cho vay tối đa bằng nguồn vốn nhận UT từ CĐT. Không điều chuyển nguồn vốn nhận UT ra ngoài vùng dự án nếu không được CĐT đồng ý bằng văn bản

Có thể nói, quản lý xây dựng các chỉ tiêu nguồn vốn và tổ chức thực hiện chỉ tiêu nguồn vốn là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tín dụng tại NHCSXH. Đây là nội dung cơ bản ban đầu để các NHCSXH xây dựng các nội dung quản lý tín dụng của NH mình.

b) Quản lý hoạt động huy động vốn

Về phương diện lý luận, thuật ngữ “Tín dụng” xuất phát từ chữ Latin là Credo, nghĩa là “tin tưởng, tín nhiệm”. Từ đó cho thấy, hoạt động tín dụng của NHCSXH là sử dụng uy tín của mình để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng nó để cấp tín dụng cho những người có nhu cầu nhưng không đủ khả năng bảo đảm để vay vốn. Theo đó quản lý hoạt động huy động vốn là một mảng của quản lý hoạt động tín dụng của NHCSXH. Cũng giống như mọi hoạt động quản lý khác, quản lý hoạt động HĐV của NHCSXH cấp tỉnh cũng được chia thành 3 bước: lập kế hoạch huy động vốn, tổ chức thực hiện huy động vốn và kiểm tra giám sát hoạt động huy động vốn.

- Thứ nhất, lập kế hoạch huy động vốn

Lập kế hoạch huy động vốn là khâu đầu tiên của quá trình quản lý HĐV. Trong quá trình lập kế hoạch HĐV NHCSXH cấp tỉnh cần phải căn cứ vào các nội dung sau:

Về căn cứ lập kế hoạch: Kế hoạch huy động vốn của NHCSXH cấp tỉnh

được căn cứ dựa trên chỉ tiêu kế hoạch HĐV của cấp trên giao phó; dựa trên nhu cầu vốn từ các địa phương trên địa bàn quản lý của NHCSXH cấp tỉnh; kết quả thực hiện HĐV từ các năm liền kề trước và ước lượng năm thực hiện.

Về nội dung lập của kế hoạch hụy động vốn: Nội dung của kế hoạch huy động vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội cấp tỉnh bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Lập kế hoạch về nguồn vốn huy động cho năm tiếp theo. Nguồn vốn huy động của NHCSXH tỉnh bao gồm: nguồn vốn ngân sách TW, nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn vốn huy động từ các cá nhân tổ chức bên ngoài (thường là nguồn vốn huy động ở các địa phương).

+ Nguồn nhân lực tham gia công tác huy động vốn: Đối với cấp tỉnh và cấp huyện thì nguồn nhân lực tham gia huy động vốn là các cán bộ ngân hàng làm nhiệm vụ huy động vốn tại các ngân hàng CSXH tỉnh và ngân hàng CSXH huyện. Đối với cấp xã thì nguồn nhân lực tham gia HĐV gồm một số thành viên trong đội ngũ cán bộ xã, các tổ tiết kiệm, tổ huy động.

+ Đối tượng khách hàng của NHCSXH. Để công tác HĐV đạt được hiệu quả cao thì trong công tác lập kế hoạch về HĐV cần phải xác định rõ đối tượng mục tiêu của khách hàng HĐV. Đối tượng khách hàng của hoạt động HĐV có thể: doanh nghiệp địa phương, cá nhân, tổ tiết kiệm của tổ chức đoàn thể (hội phụ nữ, hội nông dân) và các nhóm đối tượng khác.

- Thứ hai, về tổ chức thực hiện HĐV

Căn cứ vào công tác lập kế hoạch về HĐV các NHCSXH sẽ căn cứ vào kế hoạch và tổ chức thực hiện HĐV. Căn cứ vào kế hoạch của hoạt động HĐV thì các NHCSXH sẽ tiến hành tổ chức thực hiện. Yêu cầu của việc tổ chức thực hiện hoạt động HĐV cần phải bám sát và các nội dung, các chỉ tiêu và các kế hoạch đã được xây dựng ở khâu lập kế hoạch. Ngân hàng CSXH cần đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công việc của mình và chỉ tiêu được giao. Phân bổ nguồn lực và chỉ tiêu về các đơn vị và hỗ trợ các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong công tác HĐV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phú thọ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)