6. Kết cấu của luận văn
3.2. Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã
hội tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Thực trạng quản lý xây dựng các chỉ tiêu nguồn vốn và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu
a. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng
Mục tiêu của việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng ở NHCSXH tỉnh Phú Thọ là để xác định chính xác nhu cầu vốn của các đối tượng thụ hường từ đó tìm cách khai thác mọi nguồn lực để đáp ứng tốt nhất nhu cầu này. Hơn nữa xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng còn để cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo việc tăng trưởng dư nợ và tiết kiệm các chi phí.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ được thực hiện như bảng dưới đây:
Bảng 3.1. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng tại NHCSXH Phú Thọ Xây dựng chỉ
tiêu kế hoạch tín dụng
Nguồn vốn trung ương Nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương
Căn cứ
Chủ trương chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan; các chương trình tín dụng chỉ định của Chính phủ; Chiến lược phát triển NHCSXH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
+ 100% hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp. + Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%. + Nhu cầu vốn thực tế của các đối tượng được thụ hưởng tín dụng chính sách;
+ Kết quả thực hiện kế hoạch tín dụng trong năm trước liền kề và ước năm thực hiện
Quy chế về nguồn vốn ủy thác (Biểu số 03/NHCS-KH) hoặc hợp đồng ủy thác (Biểu số 04/NHCS-KH) đã ký với các Chủ đầu tư và dự kiến nguồn vốn ủy thác nhận trong năm kế hoạch.
Quy trình và thời gian
Bước 1: Tại cấp huyện: Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện xác định KHTD tại thôn/ấp và tổng hợp theo biểu số 01/NHCS-KH (Nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách năm...). Cụ thể:
+ Cán bộ tín dụng được phân công theo dõi địa bàn xã tham mưu cho UBND xã xác định nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách của xã được phân công theo dõi, chi tiết đến từng thôn.
+ Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách trên địa bàn, NHCSXH cấp huyện phối hợp với các phòng, ban liên quan của huyện xây dựng kế hoạch tín dụng của huyện theo biểu số 02/NHCS-KH (KHTD năm), trình Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH cấp huyện phê duyệt, gửi NHCSXH cấp tỉnh trước ngày 10 tháng 7 hàng năm.
Bước 2: Tại NHCSXH cấp tỉnh: Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch tín dụng từ cấp huyện, NHCSXH cấp tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tín dụng của chi nhánh theo biêu số 02/NHCS-KH (KHTD năm) kèm thuyết minh KHTD năm, trình Trưởng Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh phê duyệt, gửi NHCSXH cấp Trung ương trước ngày 25 tháng 7 hàng năm.
Bước 3: Tại NHCSXH cấp trung ương: Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch tín dụng từ cấp tỉnh và vốn các chương trình tín dụng, NHCSXH cấp trung ương xây dựng kế hoạch tín dụng toàn hệ thống, bảo vệ kế hoạch tín dụng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan. Hoàn thiện kế hoạch tín dụng, báo cáo HĐQT NHCSXH phê duyệt đệ trình Thủ tướng Chính phủ. NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương của đơn vị, đồng thời tổng hợp kế hoạch tín dụng nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương của đơn vị và các đơn vị trực thuộc báo cáo NHCSXH cấp trên trước ngày 25 tháng 7 hàng năm.
Bảng trên cho thấy, NHCSXH tỉnh Phú Thọ đã tiến hành thực hiện khá sát theo quy định của trung ương về công tác xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng. Việc xây dựng kế hoạch tín dụng được thực hiện từ cấp cơ sở (thôn, ấp), có sự tham gia vào cuộc của chính quyền các cấp, đảm bảo khách quan, cơ bản phản ánh nhu cầu vốn thực tế của các đối tượng chính sách.Tuy nhiên, vẫn còn một vài vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện như việc xác định nhu cầu vốn từ cơ sở chưa đảm bảo tính chính xác do chưa bám sát vào nhu cầu vốn đê phát triên kinh tế xã hội của từng địa bàn, hơn thế người dân liệt kê nhu cầu thiếu tính thực tế thiếu cơ sở khoa học mà chủ yếu mang tính thống kê và tính toán theo số lượng đối tượng và nhân với bình quân khoản vay. Điều này dẫn đến vấn đề là nhu cầu vốn nhận được từ địa phương thường lớn hơn rất nhiều so với khả năng đáp ứng của NHCSXH.
Tuy nhiên, vẫn còn một vài vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện như:
- Nguồn vốn tín dụng chính sách tại tỉnh Phú Thọ chủ yếu là nguồn vốn từ Trung ương chuyển về, nhu cầu vốn trên địa bàn còn rất lớn như chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, giải quyết việc làm, hộ SXKD vùng khó khăn.
- Trên cơ sở thực hiện Quyết định số 86/QĐ-NHCS ngày 10/01/2014 của Tổng Giám đốc, việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch ở một số địa phương chưa sát với nhu cầu thực tế, chưa gắn với kế hoạch thu nợ, dẫn đến trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, chưa chủ động trong công tác điều hành kế hoạch tín dụng, chấp hành định mức quỹ an toàn chi trả và tồn quỹ tiền mặt chưa nghiêm túc.
- Công tác huy động tiền gửi của tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn do không cạnh tranh được với lãi suất huy động hấp dẫn của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn.
Bảng 3.2. Giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ
Nội dung Nguồn vốn trung ương Nguồn vốn nhận Ủy
thác
Căn cứ
Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn Trung ương được Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý chương trình tín dụng chính sách thông báo, trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng quản trị NHCSXH, Tổng Giám đốc thông báo giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho NHCSXH tỉnh Phú Thọ theo biểu số 05/NHCS-KH (Giao, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm).
Quy chế về nguồn vốn ủy thác hoặc hợp
đồng ủy thác đã ký với Chủ đầu tư.
Quy trình
Tại NHCSXH cấp tỉnh: Giám đốc chi nhánh báo cáo và tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đến NHCSXH cấp huyện, theo biểu số 06/NHCS-KH.
Tại phòng giao dịch cấp huyện: Sau khi nhận được thông báo giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Phú Thọ, Giám đốc NHCSXH cấp huyện báo cáo và tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT cấp huyện giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho cấp xã trên địa bàn, theo biểu số 06/NHCS-KH (Giao, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm). Cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn xã tham mưu cho UBND cấp xã giao vốn cho từng thôn, bản, ấp (gọi tắt là cấp thôn), theo biểu số 07/NHCS-KH.
Giám đốc NHCSXH nơi ký nhận vốn uỷ thác phân bổ, quản lý
và kiểm soát thực hiện theo căn cứ trên.
(Nguồn báo cáo xây dựng KHTD NHCSXH tỉnh Phú Thọ) - Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn Trung ương
Việc giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn những năm qua tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ đã được thực hiện nghiêm túc theo quy định của NHCSXH. Tuy nhiên, từng khâu trong nội dung thực hiện lại chưa được thực hiện sát sao và chi tiết dẫn đến vấn đề là nhu cầu vốn thực tế tại địa phương
và chỉ tiêu được giao còn chênh lệch khá lớn. Tình trạng là một vài năm qua nhu cầu vốn trong dân thường rất lớn tuy nhiên chỉ tiêu cấp trên giao thì hạn chế hơn khá nhiều. Nguyên nhân là nguồn vốn trung ương giao về còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn rất lớn của một số chương trình cho vay như chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, Giải quyết việc làm, Hộ SXKD vùng khó khăn,..
- Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương
Đối với chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn địa phương thì cơ chế cho vay và đối tượng đầu tư thường được ưu tiên định hướng cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Những năm qua NHCSXH thực hiện khá tốt công tác giao chỉ tiêu. Tuy nhiên, cũng còn bất cập đó là chưa thu hút được nguồn vốn từ các chủ đầu tư (công ty, doanh nghiệp) trên địa bàn tỉnh nên khó khăn trong việc giao vốn về địa phương, nguốn vốn này chủ yếu ưu tiên cho vay vốn tạo việc làm tại thành phố và thị xã.
b) Tổ chức thực hiện các chỉ tiêu
Công tác quản lý và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ được thực hiện như sau:
- Đối với chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn trung ương
+ Nguồn vốn: Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn được Tổng Giám đốc NHCSXH giao, Giám đốc chi nhánh giao cho Hội sở tỉnh và phòng giao dịch cấp huyện chủ động tìm các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn hàng năm. Trường hợp có thể huy động vốn vượt số kế hoạch đã được NHCSXH cấp trên giao đối với từng chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn cụ thể thì đơn vị phải lập tờ trình báo cáo NHCSXH cấp trên để điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch. Trong khi chờ ý kiến phê duyệt điều chỉnh kế hoạch, NHCSXH cấp huyện được phép huy động vượt tối đa không quá 10% kế hoạch huy động vốn đã được thông báo trong thời gian tối đa là 15 ngày. Về lãi suất huy động, Giám đốc chi nhánh quyết định nhưng vẫn
đảm bảo không được vượt quá mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các Ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
+ Dư nợ: Chỉ tiêu kế hoạch dư nợ được giao là mức dư nợ tối đa mà NHCSXH cấp huyện được phép thực hiện.
- Đối với chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn địa phương
+ Nguồn vốn: Giám đốc NHCSXH tỉnh Phú Thọ chỉ đạo thực hiện quản lý nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương theo Quy chế về nguồn vốn ủy thác hoặc theo hợp đồng ủy thác đã ký với Chủ đầu tư. Khi tham mưu cho UBND tỉnh, UBND cấp huyện ban hành Quy chế nguồn vốn ủy thác hoặc khi ký hợp đồng ủy thác với Chủ đầu tư, Hội sở tỉnh và các phòng giao dịch cấp huyện cần xem xét đảm bảo các tiêu chí theo quy định của chính phủ. Lãi suất cho vay do Chủ đầu tư quyết định phù hợp với lãi suất cho vay hiện hành của NHCSXH, trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp đầy đủ chi phí quản lý của NHCSXH và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành. Trường hợp lãi suất cho vay không đủ bù đắp chi phí quản lý của NHCSXH và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, Chủ đầu tư phải cấp kinh phí cho NHCSXH.
+ Dư nợ: Chỉ tiêu kế hoạch dư nợ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương, Hội sở tỉnh và NHCSXH cấp huyện thực hiện quản lý, cho vay theo chỉ định của Chủ đầu tư và thực hiện tối đa bằng nguồn vốn đã nhận từ Chủ đầu tư. Không được tự ý điều chuyển vốn ra ngoài vùng dự án nếu không được Chủ đầu tư đồng ý bằng văn bản
Nguồn vốn và dư nợ nhận ủy thác đầu tư tại địa phương được theo dõi, hạch toán vào tài khoản kế toán riêng theo các văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCSXH.
Nguồn vốn do các Chủ đầu tư tự nguyện góp để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác mà không quy định thực hiện theo chương trình, dự án chỉ định nào thì được hòa đồng vào nguồn vốn của Trung ương để đầu tư cho các chương trình, dự án thuộc kế hoạch tín dụng nguồn vốn Trung ương.
NHCSXH cấp huyện có trách nhiệm triển khai đến các xã, phường, thị trấn tổ chức bình xét cho vay dân chủ, công khai, đúng đối tượng, đúng nhu cầu và mục đích vay vốn... để có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất công tác quản lý và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu.
c) Điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng
Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn trung ương được điều chỉnh tổng thể 01 lần vào cuối quý III (tháng 9) của năm thực hiện. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình nguồn vốn, tiến độ giải ngân, nhu cầu vốn phát sinh đột xuất của các đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn, Giám đốc chi nhánh lập tờ trình báo cáo Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh phê duyệt để đề nghị Tổng Giám đốc cân đối ra quyết định điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu kế hoạch tín dụng từng lần cho chi nhánh trong năm thực hiện, trên cơ sở đó phân giao, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các NHCSXH cấp huyện.
Khi có nhu cầu điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng giữa các chương trình cho vay, NHCSXH cấp huyện lập tờ trình báo cáo Trưởng Ban đại diện HĐQT cùng cấp phê duyệt để trình NHCSXH tỉnh xem xét, quyết định (theo Biểu số 08/NHCS-KH) và chỉ được thực hiện sau khi có phê duyệt bằng văn bản của chi nhánh. Riêng chỉ tiêu kế hoạch đối với chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nhằm chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn tại địa phương, Hội sở tỉnh, NHCSXH cấp huyện được phép báo cáo, trình Trưởng BĐD HĐQT cùng cấp điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch dư nợ cho vay giữa các chương trình theo thứ tự ưu tiên: (1) Cho vay hộ nghèo; (2) Cho vay hộ cận nghèo; (3) Cho vay hộ mới thoát nghèo. Kết quả thực hiện việc điều chỉnh hàng tháng tổng hợp báo cáo NHCSXH cấp trên để theo dõi đúng quy định (nếu có).
Điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng trong nội bộ NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện:
+ Điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng giữa các đơn vị hành chính trên địa bàn cấp xã: cán bộ tín dụng được phân công theo dõi địa bàn xã tham mưu cho UBND cấp xã điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho cấp thôn.
+ Điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng giữa các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh (huyện): Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh (cấp huyện) căn cứ tình hình thực tế và nhu cầu điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch của cấp huyện (xã), tham mưu cho Trưởng BĐD HĐQT cùng cấp ra quyết định điều chỉnh. Trường hợp được Trưởng BĐD HĐQT cùng cấp ủy quyền điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch (theo Biểu số 09/NHCS-KH), Giám đốc NHCSXH có thể ra quyết định điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch đối với đơn vị cấp dưới và phải báo cáo lại Trưởng BĐD HĐQT cùng cấp.
Việc quản lý và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được NHCSXH tỉnh Phú Thọ thực hiện khá tốt, việc điều chỉnh giữa các chỉ tiêu rất kịp thời, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu trong quá trình triển khai thực hiện gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan khiến cho NHCSXH tỉnh Phú Thọ không chủ động được để điều chỉnh kịp thời sang các chương trình khác.
Bảng 3.3. Điều chỉnh kế hoạch dư nợ giữa các chương trình tín dụng tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2017
ĐVT:Tỷ đồng
STT Tên chương trình Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Cho vay hộ nghèo -0,3 2,7 3,1
2 Cho vay hộ cận nghèo 0.3 14,9 21,4
3 Cho vay hộ mới thoát nghèo 11,6 15,8
4 Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn -47,3 -53,7 5 Cho vay Nước sạch & vệ sinh
môi trường NT 6,2 6
6 Cho vay Xuất khẩu lao động