6. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch hoạt động tín dụng tạ
NHCSXH tỉnh Phú Thọ
Công tác lập kế hoạch triển khai các công việc huy động và cho vay đều cho thấy còn tồn tại những điểm hạn chế, trong đó chủ yếu là hiệu quả của kế hoạch sát với những diễn biến thực tế, và các căn cứ, nguyên tắc của việc lập kế hoạch chưa được tuân thủ. Để khắc phục những hạn chế này, một số vấn đề cần được quan quan tâm giải quyết trong thời gian tới là:
- Về trình độ của cán bộ lập kế hoạch, giải pháp chung về nhân sự của NHCS sẽ đề cập đến, tuy nhiên, đối với tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc của các cán bộ lập kế hoạch cũng cần phải được quán triệt, trong đó, lãnh đạo NHCS tỉnh cần để ra những chính sách khen thưởng, kỷ luật nghiêm khắc đối với những thành tích, hay sai phạm của cán bộ lập kế hoạch trong từng kỳ, để vừa tạo động lực, vừa tạo áp lực cho cán bộ làm việc một cách chính xác, tập trung hơn. Kèm theo với quy định về khen thưởng, kỷ luật là các quy định về đánh giá về hiệu quả của công tác lập kế hoạch.
- Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: từ vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức; vốn ODA, vốn FDI đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Về công tác phân công, bố trí nhiệm vụ cho cán bộ lập kế hoạch cần phải được hoàn thiện, trong đó, việc bố trí từng vị trí, đảm nhiệm từng nhiệm
vụ trong khâu lập kế hoạch là điều trọng tâm. Lãnh đạo cần theo sát quá trình lập kế hoạch của các cán bộ trong những năm gần đây, tìm ra vị trí còn yếu, còn thiếu để điều chỉnh. Với các vị trí còn thiếu kiến thức trong việc lập kế hoạch tại khâu mình phụ trách, thì biện pháp đào tạo, nâng cao trình độ sẽ được tính đến. Với bộ phận dư thừa, hoặc thiếu cán bộ, lãnh đạo NHCS sẽ căn cứ vào đề xuất của các bộ phận, cũng như kết quả đánh giá, theo dõi để đưa ra các biện pháp điều chỉnh hợp lý về tăng giảm cán bộ.
- Sự chi tiết trong kế hoạch đối với công việc, chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí cán bộ trong bộ máy cũng là điều cần quan tâm, thực hiện, vì chỉ có làm được điều này thì các cán bộ mới thực sự biết mình phải làm gì, làm như thế nào để thực hiện kế hoạch đề ra. Hiện nay, mặc dù sự chi tiết đã có, nhưng việc lên kế hoạch còn chưa sát với khả năng, năng lực của các vị trí, do đó dẫn đến áp lực lớn cho các vị trí này, và cũng khiến hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch giảm đi. Do đó, trong quá trình chi tiết hóa kế hoạch, cán bộ lập kế hoạch cần chú trọng tới các thông tin phản hồi từ cán bộ làm tại các bộ phận, vị trí trong kỳ thực hiện kế hoạch trước, để đưa ra mốc kế hoạch cần đạt được có sự phù hợp hơn với các vị trí. Trong trường hợp, mức kế hoạch đã hợp lý, nhưng các vị trí thể hiện sự yếu kém, thì cán bộ cũng cần báo cáo lên cấp trên để có quyết định quản lý phù hợp.
- Công tác lập kế hoạch hiện nay có sự hạn chế về việc bám sát được mục đích trong hoạt động cho vay của từng giai đoạn, điều này có nguyên nhân từ việc làm việc thiếu sự cập nhật thông tin của bộ phận lập kế hoạch đối với các điều chỉnh, chỉ đạo của TW và tỉnh trong việc tập trung nguồn lực cho các mục đích vay theo từng thời kỳ, tuy nhiên, cũng phải nói rằng, các thông tin này đôi khi được điều chỉnh quá sát với thời gian lập và báo cáo kế hoạch, hoặc thông tin thay đổi thường xuyên, khiến cho việc lập kế hoạch theo thời gian hàng năm, là không ăn khớp. Vì thế, lãnh đạo NHCS tỉnh Phú Thọ cần thực hiện biện pháp vừa yêu cầu sự chủ động của cán bộ lập kế hoạch trong
việc bổ sung nguồn thông tin, vừa thể hiện sự hỗ trợ trong việc nghiên cứu, dự báo chính sách và điều chỉnh chính sách của NHCS Nhà nước đối với các chính sách tín dụng trong từng giai đoạn.