Kiến nghị đối Chính Phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phú thọ (Trang 120 - 122)

6. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Kiến nghị đối Chính Phủ

- Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội trên cở sở sửa đổi bổ sung một số nội dung quy định của pháp luật về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội; cơ chế khoán tài chính, khoán quỹ lương đến các đơn vị cơ sở và người

lao động; cơ chế phân phối tiền lương, thưởng, phúc lợi đối với cán bộ, viên chức phù hợp với điều kiện tài chính và hoạt động của ngân hàng.

- Bộ Tài chính cần hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính bảo đảm cho Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động ổn định, bền vững; trình Thủ tướng Chính phủ giao định mức chi phí quản lý ổn định cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong từng thời kỳ; thực hiện cấp bổ sung vốn điều lệ và cấp bù chênh lệch lãi suất đối với Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tiếp tục chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, thực hiện nghiêm túc việc bình xét hộ nghèo từng năm; việc bình xét phải thực hiện công khai, dân chủ, đúng với thực tế, tránh tình trạng như hiện nay, hầu hết các địa phương số hộ nghèo có tên trong danh sách ít hơn nhiều so với hộ nghèo thực tế. Nhà nước cần xây dựng, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, chú trọng nâng cao trình độ dân trí, trình độ sản xuất kinh doanh của hộ nghèo.

- Cần có một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi. Nhà nước luôn có một chính sách tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển, có như vậy mới tạo cơ sở cho vốn tín dụng bền vững như:

+ Có chính sách và giao cho Bộ nông nghiệp và Nông thôn làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành liên quan tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư; thúc đẩy tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp; chính sách tiếp thị, hướng dẫn sản xuất và chính sách bảo hộ xuất khẩu…

+ Khu vực nông thôn cần được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận phát triển cho người dân nông thôn.

+ Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy thị trường tài chính nông thông phát triển, cần khuyến khích hỗ trợ, tạo cơ sở pháp lý cho các công ty tài chính phát triển hơn nữa các dịch vụ tới mọi tầng lớp người dân.

- Việc đào tạo, nâng cao trình độ dân trí cho hộ nghèo phải được thực hiện trên quy mô quốc gia, Chính phủ cần xây dựng và có sự chỉ đạo đồng bộ

các chương trình, mục tiêu về giáo dục đào tạo. Học vấn thấp là phổ biến trong cộng đồng hộ nghèo, đặc biệt là các trẻ em nghèo. Do vậy, chương trình của Chính phủ phải đặc biệt quan tâm đến bộ phận trẻ em nghèo. Để khuyến khích trẻ em đi học, phải tác động đến các hộ nhận thức được đây chính là cách duy nhất để con em họ thoát nghèo trong tương lai. Chính phủ có hỗ trợ nhất định để hộ nghèo có thể chấp nhận được các chi phí giáo dục. Đồng thời, tạo cơ hội cho hộ nghèo tiếp thu kiến thức mới về kỹ thuật, công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phú thọ (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)