Tổ chức bộ máy của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Tổ chức bộ máy của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ

- Bộ phận quản trị của Ngân hàng chính sách xã hôi tỉnh Phú Thọ

+ Hoạt động của NHCSXH tỉnh đặt dưới sự lãnh đạo của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp. Đây là mô hình đặc thù, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng chung sức thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Hiện nay, toàn tỉnh có 416 đồng chí lãnh đạo UBND cấp tỉnh, cấp huyện và các đồng chí đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp. Điều này cho thấy mô hình tổ chức và hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp là hoàn toàn phù hợp với hoạt động tín dụng chính sách, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ. Ban đại diện HĐQT NHCSXH đã hoạt động tích cực, hàng quý tổ chức họp theo định kỳ và sau mỗi kỳ họp đều ban hành Nghị quyết chỉ đạo các ban ngành liên quan và NHCSXH. Ban đại diện HĐQT các cấp đã tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ triển khai kịp thời Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của HĐQT; chỉ đạo xây dựng kế hoạch huy động vốn và cho vay trên địa bàn, tổ chức khai thác, tham mưu cho UBND cùng cấp bố trí nguồn vốn ngân sách để uỷ thác sang NHCSXH cho vay tại địa phương; tổ chức chỉ đạo và đôn đốc việc thực hiện hoàn thành kế hoạch tín dụng trên địa bàn; chỉ đạo kiểm tra, giám sát các bên nhận ủy thác cho vay thực hiện đúng chính sách và chế độ nghiệp vụ theo quy định... (Ban đại diện HĐQT tỉnh 12 người, gồm các đại diện: Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND tỉnh, 11 thành viên gồm: Giám đốc Ngân hàng nhà nước, Giám đốc sở tài chính, Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giám đốc sở Kế hoạch và đầu tư, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch hội Phụ nữ, Chủ tịch hội Cựu chiến binh, Bí thư Đoàn thanh niên, Giám đốc NHCSXH tỉnh).

+ Ban Giám đốc thực hiện công tác quản lý điều hành hoạt động của NHCSXH tỉnh Phú Thọ. Hoạt động của Ban Giám đốc có quy chế điều hành và lề lối làm việc được ban hành tại văn bản số 329/QĐ-NHCS ngày 30/6/2009. Từng thành viên trong Ban Giám đốc được phân công nhiệm vụ cụ thể trong việc chỉ đạo lãnh đạo từng lĩnh vực nghiệp vụ, các Phó Giám đốc đều có trách nhiệm cao để giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản trị điều hành hoạt động toàn Chi nhánh.

- Bộ phận điều hành và tác nghiệp của NHCSXH

+ Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: Đây là phòng chuyên môn quan trọng có nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện công tác cho vay theo các quy trình nghiệp vụ. Tổ chức xây dựng kế hoạch cho vay, thực hiện điều hoà và phân bổ nguồn vốn cho vay đến các huyện, thành phố. Tổ chức tập huấn để triển khai thực hiện cho vay, kiểm tra hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay theo thẩm quyền, và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động tín dụng.

+ Phòng Kế toán ngân quỹ: có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn, tài sản, thực hiện công tác kho, quỹ, thu chi tiền mặt với khách hàng, thực hiện các khâu thanh toán, và theo dõi quản lý công tác chi tiêu tài chính của đơn vị.

+ Phòng tin học: có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động của phần mềm giao dịch, thông tin báo cáo, lưu giữ số liệu và đảm bảo cho các thiết bị máy móc về tin học được vận hành tốt.

+ Phòng Hành chính tổ chức: có nhiệm vụ đảm bảo thực hiện tốt các khâu hành chính và văn phòng, đồng thời thực hiện công tác tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác sắp xếp bố trí cán bộ hợp lý đúng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát huy được năng lực theo sở trưởng của từng cán bộ.

+ Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ: có nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm tra giám sát mọi hoạt động của đơn vị trong việc chấp hành, tuân thủ các quy trình nghiệp vụ đã được ban hành, phát hiện kịp thời các sai sót, dự báo các vấn đề có thể dẫn đến sai sót để kịp thời tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác chỉ đạo điều hành và có biện pháp uốn nắn kịp thời đảm bảo hoạt động của NHCSXH tỉnh Phú Thọ an toàn, có kỷ cương đúng với pháp luật quy định, góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn và sử dụng vốn vay.

+ Biên chế bộ máy hoạt động của NHCSXH tỉnh Phú Thọ đến cuối năm 2017 là 176 người, tại hội sở NHCSXH tỉnh Phú Thọ là 35 người, ở phòng giao dịch huyện, thành phố là 141 người, bình quân mỗi phòng giao dịch có 12 người (trong đó có hai hợp đồng bảo vệ).

Với bộ máy này, NHCSXH tỉnh Phú Thọ thực hiện vai trò là “cầu nối” đưa vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến tất cả các xã, phường, thị trấn và các đối tượng chính sách trong tỉnh. Bộ máy quản lý tại Hội sở tỉnh Phú Thọ Ban Giám đốc có 04 người, một Giám đốc và 03 phó Giám đốc; có 05 phòng nghiệp vụ với 05 Trưởng phòng và 06 phó phòng; các huyện có 12 phòng giao dịch cấp huyện, có 12 Giám đốc và 12 phó Giám đốc các phòng giao dịch cấp huyện; có 12 Trưởng kế toán ngân quỹ và 12 Tổ trưởng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng. Bộ máy của NHCSXH tỉnh Phú Thọ được vận hành đồng bộ, cán bộ đủ năng lực triển khai đầy đủ các nội dung và yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)