6. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
NHCSXH tỉnh Phú Thọ được thành lập theo quyết định số 27/QĐ- HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHCSXH. Cơ cấu tổ chức gồm có Hội sở tỉnh và 12 Phòng giao dịch cấp huyện trong tổng số 13 huyện, thành phố và 01 cơ sở đào tạo. Hội sở tỉnh gồm có Ban giám đốc và 5 phòng Chuyên môn nghiệp vụ. Thời điểm hiện tại, NHCSXH tỉnh có 276 điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn trong số 277 xã, phường, thị trấn. Tổng số cán bộ viên chức người lao động đến 31/12/2017 là 176 cán bộ, trong đó có 141 cán bộ hợp đồng lao động không xác định thời hạn và 35 cán bộ lao động có thời hạn làm công tác bảo vệ, tạp vụ. Về trình độ cán bộ: thạc sỹ 10 người, chiếm tỷ lệ 5,9%; đại học, cao đẳng 126 người, chiếm tỷ lệ 71,59%; trung cấp, sơ cấp 8 người, chiếm tỷ lệ 4,5%.
Tại NHCSXH tỉnh có Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh và cấp huyện với chức năng giám sát việc thực thi các Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo của HĐQT tại địa phương. Chỉ đạo việc gắn tín dụng chính sách với kế hoạch giảm nghèo và dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi. Tổ chức hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Phú Thọ được thực hiện theo Quyết định số 162/QĐ-HĐQT ngày 17/4/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp.
Thực hiện Chỉ thị 05/2003/CT-TTg ngày 18/3/2003 và Chỉ thị 09/2004/CT-TTg ngày 16/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH Việt Nam và UBND các cấp đã quan tâm, tạo điều kiện cho NHCSXH tỉnh, các huyện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc; đến nay, Hội sở NHCSXH tỉnh và 12 Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã có trụ sở làm việc và phương tiện làm việc đầy đủ để thực hiện nhiệm vụ được giao.