5. Kết cấu của đề tài
2.2.3. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý thông tin số liệu
a. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để phân tích tình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng giai đoạn 2012- 2014, tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng và tình hình vận dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
b. Phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ
Đánh giá chất lượng là quá trình có hệ thống, độc lập và lập thành văn bản để nhận được các bằng chứng đánh giá và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực dịch vụ đã thỏa thuận, ở đây thông qua các mẫu phiếu điều tra được phỏng vấn qua khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng, đánh giá một cách khách quan qua đó xác định mức độ các chuẩn mực dịch vụ đã thỏa thuận, cam kết với khách hàng.
Thông qua việc so sánh đánh giá chất lượng sản phẩm, đánh giá chất lượng dịch vụ so với các Ngân hàng TMCP khác để từ đó đánh giá đựợc thực trạng về chất lượng dịch vụ của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- Chi nhánh Đền Hùng
c. Phương pháp so sánh
Thông qua số bình quân, tần suất. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian từ năm 2012 đến năm 2014
So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo:
y= Yt- Yt-1 Trong đó:
+Yt: số liệu kỳ phân tích +Yt-1: số liệu kỳ gốc
+ y: hiệu số(sự thay đổi số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc
So sánh tƣơng đối:
-Tỷ trọng: được đo bằng tỷ lệ phần trăm(%) là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp này chỉ rõ mức độ chiếm giữa của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể, kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉn kịp thời
Trong đó:
+Yk: số liệu thành phần +Y: số liệu tổng hợp
+Rk(%): tỷ trọng của Yk so với Y
-Tốc độ thay đổi: được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so với kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đỏi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác
Trong đó:
+ Yt: số liệu kỳ phân tích + Yt-1: số liệu kỳ gốc
+ R y(%): tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc
-Tốc độ thay đổi bình quân: được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tốc độ thay đổi bình quân giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, liên tiếp trong giai đoạn phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi bình quân trong suốt thời gian nghiên cứu, loại trừ những ảnh hưởng bất thường trong một kỳ cụ thể, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bình quân và đề ra phương án cho kỳ tiếp theo.