Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 33)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực thi hay tình hình tuân thủ các quy định QLMT nói chung, QLMT cho phát triển SXNN nói riêng. Ảnh hưởng của các yếu tố này tuỳ thuộc vào thể chế luật pháp, tình trạng nền kinh tế, vấn đề đạo đức, văn hoá của mỗi cộng đồng cũng như mỗi quốc gia, phụ thuộc vào mỗi cá nhân, chủ đơn vị sản xuất kinh doanh…

Các chương trình nhằm tăng cường tình hình chấp hành quy định QLMT thường đạt được hiệu quả cao nếu các chương trình đó bao gồm một loạt cách tiếp cận để thay đổi hành vi. Các cách tiếp cận có thể được phân thành hai nhóm: (1) Tăng cường sự tuân thủ thông qua giáo dục truyền thông và các biện pháp khuyến khích, (2) Xác định và hành động để buộc những người vi phạm phải tuân thủ quy định. Các chương trình khác sẽ có những nỗ lực hay nhấn mạnh vào nhóm tiếp cận này hay nhóm tiếp cận khác tuỳ thuộc vào văn hoá và thể chế luật pháp.

Một cách phân loại khác về các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách QLMT nói chung, QLMT cho phát triển SXNN nói riêng là phân chia các yếu tố này theo nội dung của chính sách và các tác nhân tham gia vào quá trình quản lý và thực thi chính sách. Theo đó các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách QLMT có cách phân loại thành các nhóm yếu tố sau:

Nhóm các yếu tố liên quan đến nội dung chính sách QLMT cho SXNN: các yếu tố này bao gồm bản chất, nội dung của các chính sách

quản lý đã được xây dựng, chẳng hạn như tính thích hợp trong nội dung chính sách, tính khả thi khi triển khai chính sách trong thực tiễn. Mặc dù Chính phủ và ngành nông nghiệp đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến BVMT. Chính vì thế, hiệu lực thực thi các chính sách như vậy trong thực tế còn rất yếu

Nhóm yếu tố liên quan đến cơ quan thực thi chính sách QLMT khu vực nông nghiệp (cơ quan quản lý): Cơ quan thực thi chính sách bao gồm các cơ

quan từ trung ương đến địa phương, các cơ quan đóng vai trò là chủ trì thực hiện và các cơ quan phối hợp thực thi. Cơ cấu tổ chức của các cơ quan thực thi chính sách, điều kiện về nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, các trang thiết bị phục vụ quá trình thực thi, cơ chế phối hợp trong quá trình thực thi chính sách, cách thức triển khai các hoạt động để thực thi chính sách.Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ giúp Chính phủ QLNN về môi trường nông nghiệp. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng hay thiết kế các công cụ chính sách trong quản lý môi trường nông nghiệp để Chính phủ thông qua. Bộ Tài nguyên được hỗ trợ bởi các đơn vị trực thuộc bộ, sở Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh, phòng Tài nguyên và Môi trường của các huyện, và một số Bộ ban ngành có liên quan khác như Bộ Tài chính (thu và quản lý phí MT), Bộ Kế hoạch đầu tư.

Nhóm các yếu tố liên quan đến cộng đồng: Cộng đồng bao gồm cộng

đồng dân cư là những người trực tiếp hay gián tiếp bị ảnh hưởng do ÔNMT gây ra bởi các hộ sản xuất . Hành động chấp nhận hay phản đối tình trạng ÔNMT do chủ thể gây ô nhiễm gây ra cũng đóng vai trò quan trọng có ảnh hưởng đến tình hình chấp hành các quy định QLMT cho phát triển SXNN của chủ thể gây ô nhiễm.

Cộng đồng là nhóm người có những đặc điểm về thái độ, cách ứng xử, tập quán sinh hoạt và ước muốn tương đối giống nhau, cùng sống trong

một bối cảnh tự nhiên - kinh tế - xã hội xác định. Hay nói một cách khác, cộng đồng được xác định là tất cả những người đang sống hoặc làm việc trong một khu vực địa lý nhất định. Cộng đồng cũng có thể bao gồm những tổ chức xã hội do cộng đồng lập ra để đại diện cho cấc quan điểm của họ.

Những quyết định về quy hoạch, kế hoạch quản lý BVMTNN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cộng đồng. Ngược lại trong hầu hết các trường hợp thì cộng đồng là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quản lý môi trường địa phương. Chính vì vậy ý kiến, hành động của cộng đồng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý môi trường nông nghiệp. Thực tiễn đã cho thấy, nếu những kế hoạch phát triển hoặc quy hoạch môi trường phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của cộng đồng thì cộng đồng sẽ ủng hộ và tự giác tuân theo những kế hoạch đó. Đây chính là nền tảng dẫn đến sự thành công trong công tác quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn.

1.4. Kinh nghiệm quản lý môi trƣờng nông nghiệp nông thôn

1.4.1. Kinh nghiệp quản lý và xử lý môi trường của một số nước trên thế giới

1.4.1.1. Quản lý hiệu quả môi trường nông thôn mới ở Trung Quốc

Cùng với tiến trình nhất thể hóa thành thị - nông thôn và sự tiến bộ trong xây dựng, các địa phương trên cả nước đang phát triển một môi trường nông thôn mới, sinh thái và thân thiện với môi trường, đặc biệt là vấn đề xây dựng công trình xử lý rác thải. Quản lý hiệu quả môi trường nông thôn chính là quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống sông ngòi, cây xanh, thu gom và xử lý rác thải, mỗi hạng mục quản lý đều cần phải có tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể. Tuy nhiên đối với quản lý hiệu quả và dài hạn thì 4 vấn đề nêu trên cần phải có kế hoạch thực hiện dài hạn.

Quản lý hiệu quả và lâu dài môi trường nông thôn được thể hiện qua 4 phương diện sau: Một là quản lý và bảo vệ hệ thống đường giao thông nông thôn. Đường giao thông ở nông thôn thường được người dân tận dụng để phơi rơm rạ, thậm chí là đổ rác thải xây dựng và chất thải trong sản xuất nông

nghiệp ra đường, chính vì thế hệ thống cống rãnh thoát nước mưa cũng bị ảnh hưởng, mặt đường, vỉa hè, mặt cầu không được làm sạch thường xuyên, vỉa hè lòng đường bị lồi lõm, sụt lún, cây xanh hai bên đường cũng không được chăm sóc cẩn thận, vì thế cần phải có biện pháp mạnh để bảo quản đường giao thông nông thôn, có quy định rõ ràng về sử dụng đường giao thông và yêu cầu đơn vị bảo trì bảo dưỡng đường có trách nhiệm định kỳ bảo dưỡng ít nhất là 95% diện tích mặt đường giao thông trong khu vực. Hai là quản lý và bảo vệ hệ thống sông ngòi. Đường bao 2 bên bờ sông và kênh rạch cần được làm sạch, mặt nước và lòng sông, lòng kênh cần được thường xuyên nạo vét và vớt rác thải, không để bèo tấm bao phủ mặt sông, mặt kênh. Đặc biệt cơ quan chức năng phải có quy định quản lý rõ ràng với việc xả thải của khu công nghiệp, khu vực xây dựng, khu sản xuất nông nghiệp; nước thải sinh hoạt và nước thải ô nhiễm của khu công nghiệp phải qua xử lý mới được xả ra sông, ngòi. Ba là việc quản lý cây xanh ở khu vực nông thôn. Thường thì vành đai xanh tập trung ở khu vực nông thôn, chính vì thế hệ thống cây xanh cần được chăm sóc cẩn thận, đặc biệt là những cây lấy gỗ lâu năm, thường xuyên phun thuốc trị sâu bệnh, trồng xen kẽ cây tán rộng với cây bụi nhỏ, nghiêm cấm hành vi phá hoại hay khai thác cây lấy gỗ bừa bãi. Bốn là vấn đề thu gom và xử lý rác thải. Thực hiện xử lý rác thải theo mô hình hệ thống thu gom - vận chuyển - xử lý rác thải từ làng đến thị trấn đến huyện, rác thải sinh hoạt ở nông thôn được thu gom rồi nén lại thành khối, đóng vào thùng rồi vận chuyển đến nhà máy xử lý rác thải (hoặc bãi rác tập trung).

Việc quản lý lâu dài và hiệu quả 4 vấn để kể trên của môi trường nông thôn chính là tiêu chuẩn để phát triển nông thôn mới, và cũng là yếu tố căn bản làm thay đổi bộ mặt nông thôn Trung Quốc hiện nay.

Yếu tố căn bản để làm nên mô hình quản lý hiệu quả lâu dài môi trường nông thôn chính là “Quản lý nhất thể hóa trên mọi phương diện”, đặc biệt là vấn đề rác thải nông thôn.

Cụ thể, chính quyền địa phương phải xác định được tiêu chuẩn xử lý rác thải tại khu vực quản lý, xác định khối lượng rác thải thu gom và xử lý theo ngày, lập kế hoạch theo dõi kiểm tra định kỳ, quản lý và theo dõi việc thu gom và làm sạch môi trường của nhân viên vệ sinh môi trường; Lên kế hoạch định kỳ nạo vét lòng sông, kênh, rạch, sửa chữa bảo dưỡng đường nông thôn, chăm sóc cây xanh và phòng chống dịch bệnh theo mùa cho cây, với mỗi công việc cụ thể cần xác định rõ chi phí, có kế hoạch chi tiêu hợp lý, những đơn vị chuyên trách có trách nhiệm báo cáo công việc và nguồn chi rõ ràng cho lãnh đạo cấp trên.

Ngoài ra mỗi địa phương cũng cần phải có bộ máy tổ chức quản lý chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đồng thời xử phạt những hành vi vi phạm gây thiệt hại cho địa phương về đường sá, sông ngòi, cây xanh, hoặc vứt rác thải bừa bãi, đặc biệt là kiểm tra chặt chẽ quy trình xử lý nước thải, rác thải của khu công nghiệp và khu sản xuất. Việc quản lý môi trường nông thôn có đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc vào biện pháp quản lý cụ thể của từng địa phương và công tác thanh kiểm tra của các ban ngành có liên quan. Chỉ cần kiên trì và duy trì tốt hệ thống quản lý theo quy chuẩn thì mục đích cải tạo nông thôn ngày một đẹp hơn, sạch hơn, đời sống của người nông dân được nâng cao hơn là điều hoàn toàn có thể đạt được trong tương lai không xa.

Quy tắc đánh giá công tác quản lý môi trường nông thôn có đạt hiệu quả hay không dựa trên 3 điểm: Một là ý thức làm việc của nhân viên vệ sinh môi trường ở địa phương và người quản lý, 1 tháng đánh giá kiểm điểm 1 lần; Hai là thị trấn, xã có trách nhiệm với việc quản lý và chi ngân sách cho hoạt động vệ sinh môi trường không, công việc này thực hiện theo quý (3 tháng

đánh giá 1 lần); Ba là thành phố, huyện kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng môi trường nông thôn, chủ yếu là đánh giá tình hình tổng thể và kế hoạch quản lý dài hạn. Dựa vào việc đánh giá theo 3 quy tắc này, lãnh đạo địa phương có thể nắm bắt được tình hình quản lý thực tế, hiệu quả của công tác quản lý và điều chỉnh nguồn chi ngân sách hợp lý cho từng khu vực.

Điều kiện tiên quyết để quản lý hiệu quả và dài hạn

Để thực hiện được việc quản lý hiệu quả và dài hạn “4 vấn đề trong nhất thể hóa nông thôn” cần phải có 3 điều kiện sau: Thứ nhất là xác định chủ thể thực hiện công tác quản lý tại địa phương. Giao thông nông thôn, quản lý và bảo vệ hệ thống sông ngòi, xanh hóa nông thôn, thu gom và xử lý rác thải là 4 vấn đề cần có 4 đơn vị chức năng khác nhau quản lý, căn cứ vào nguyên tắc quản lý nhất thể hóa yêu cầu các bộ phận chức năng chịu trách nhiệm thiết lập đơn vị chuyên trách từng vấn đề, có người đứng đầu quản lý và có cơ cấu hoạt động rõ ràng, có quyền hạn, thống nhất quản lý, thống nhất tiêu chuẩn, thống nhất kinh phí, và xác định nguồn thu cho địa phương (nếu có). Hai là cần phải có một hệ thống vận hành hoàn chỉnh. Bốn đơn vị quản lý 4 lĩnh vực khác nhau thì sẽ có quy tắc và phương pháp hoạt động riêng, tuy nhiên cũng cần có sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc quản lý và giám sát công việc, và cần có sự tham gia và ủng hộ của người dân cũng như các doanh nghiệp sản xuất. Ba là vấn đề kinh phí hoạt động. Tại khu vực thị trấn, làng xã thì hệ thống xử lý rác thải còn thô sơ, kinh phí đầu tư thấp, chủ yếu là chôn lấp rác thải, có nhiều loại rác không thể phân hủy cũng không được qua xử lý, để lâu sẽ ảnh hướng đến môi trường, thậm chí sẽ ảnh hưởng cả đến nguồn nước ngầm, nước sông ngòi. Vì thế, cần có kinh phí đầu tư thích hợp cho làng, xã để chính quyền địa phương có đội ngũ làm vệ sinh môi trường chuyên nghiệp, có thiết bị thu gom rác và xây dựng cơ sở xử lý rác thải ngay tại địa phương. Công tác quản lý cây xanh, nạo vét sông ngòi, bảo trì đường thôn, xóm cũng

mất khoản chi phí không nhỏ, vì thế chính quyền địa phương cũng cần có kế hoạch chi tiêu ngân sách để bổ sung thêm thiết bị phục vụ cho công việc như máy cắt cỏ, thuyền, xe tưới nước… Ngân sách nhà nước cấp có hạn, do đó để có đủ chi phí cho mọi hoạt động của địa phương thì lãnh đạo cần có biện pháp quản lý chặt chẽ, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của doanh nghiệp.

1.4.1.2. Các nước khác

+ Ở Mỹ, kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008 đang có một sự xem xét lại chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm, áp dụng chiến lược “Tái công nghiệp hóa”. Tháng 11 năm 2009 tổng thống Obama đưa ra mô hình tăng trưởng của Mỹ phải chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững. Trong chiến lược “Tái công nghiệp hóa” cho giai đoạn 10 năm tới nhằm phát triển công nghệ mới dự kiến đầu tư 15.000.000 USD hỗ trợ cho các nguồn năng lượng mới, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Mỹ muốn trở thành nhà lãnh đạo sạch trong công nghệ. Hướng tiếp cận mới theo cách “Kinh tế các bon thấp”, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Cách tiếp cận ở Mỹ luôn lấy tiêu chí hiệu quả Kinh tế để thực thi chính sách, động lực thị trường thúc đẩy đổi mới công nghệ. Thực thi bảo vệ môi trường có khoa học và kế hoạch rõ ràng chia theo giai đoạn, trước

hết người dân phải hiểu, thứ đến phải có can thiệp khoa học và cuối cùng thực

hiện theo chương trình kế hoạch đã có. Tuy nhiên tuỳ theo đặc trưng từng vùng có kế hoạch khác nhau, ví dụ vùng cần bảo vệ nguồn nước có chương trình riêng của lĩnh vực này, bảo vệ đất hay duy trì đa dạng sinh học có chương trình cụ thể thích hợp cho từng loại đất. Trong nông nghiệp, sản xuất sản phẩm hữu cơ và kết hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau trong một trang trại sản xuất được chủ trang trại phát huy cao độ. Cây trồng vật nuôi được kết hợp và phù hợp với đặc điểm sinh thái của nơi sản xuất, duy trì chất lượng đất. Tại trang trại sản xuất nông nghiệp, xu hướng tiết kiệm năng lượng, sử

dụng năng lượng mặt trời khá phổ biến. Chủ trang trại luôn tính toán hiệu quả kinh tế của các phương án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ thông qua việc hoàn thiện sản phẩm từ khâu thu hoạch đến đóng gói, đưa trực tiếp sản phẩm tới các siêu thị để đến người tiêu dùng nhanh nhất, hạn chế chi phí qua trung gian, tăng lợi nhuận. Việc sử dụng hầm Biogas, trợ cấp cho năng lượng sạch được thực hiện ở các vùng sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi quy mô lớn. Cơ quan dịch vụ sản xuất nông trại- FSA (Farm Service Agency) khuyến khích trang trại không sử dụng hoá chất diệt côn trùng và các dịch vụ hỗ trợ khoa học kỹ thuật khác. Trong công nghiệp, vấn đề được chú trọng nhất là tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế nhằm hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)