Tăng cường thực hiên thu thuế, phí và lệ phí môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 85)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.2. Tăng cường thực hiên thu thuế, phí và lệ phí môi trường

Hiện nay, thuế, phí và lệ phí môi trường đã có qui định, nhưng tình hình thực hiện còn hạn chế do số lượng hộ SXNN nhiều, phân tán và thiếu chế tài cụ thể, cấp cơ sở cũng chưa triển khai và người dân cũng chưa mong muốn nộp khoản này. Nếu nộp sẽ làm tăng chi phí sản xuất của hộ nên nhiều hộ tránh né. Hơn nữa, từ trước đến nay các hộ chưa quen phải nộp các loại phí và lệ phí BVMT. Quá trình này sẽ mất nhiều thời gian nên cần thực hiện từng bước để người nuôi có thể chấp nhận được.Do đó cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Xác định mức nộp phí, lệ phí BVMT vừa phải cho các hộ. Trước mắt công tác tính toán thải ô nhiễm từ SXNN còn khó khăn, có thể tính thu ở mức tối thiểu để hộ quen dần; Mức thu nên tính theo diện tích sản xuất của hộ.

- Triển khai thu phí, lệ phí BVMT thông qua cộng đồng: Người ở khu vực nông thôn chủ yếu là nông dân, tính cộng đồng thường cao, họ sẽ dễ dàng chấp nhận các hoạt động theo hàng xóm, cộng đồng. Mỗi làng/xóm (hay thôn) có thể cử 1 nhóm trưởng chịu trách nhiệm đôn đốc, động viên những hộ tham gia, kết hợp với trạm khuyến nông tuyên truyền lợi ích của việc BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT. (Cần có kinh phí hỗ trợ công tác thu dựa trên thực tế lượng tiền thu được để khuyến khích nhóm trưởng). Cần kết hợp phương pháp quản lý cộng đồng và tổ chức, thành lập các hội nghề tại các thôn, các xã

- Các chương trình khuyến nông, xây dựng mô hình mới chỉ nên tập trung vào những hộ có tham gia và tham gia tích cực thực hiện nộp phí, lệ phí BVMT.

- Minh bạch thông tin: các hộ tham gia đóng phí, lệ phí môi trường, các hộ sản xuất rau màu an toàn cần được công bố (thông qua mạng, phát

thanh,...). Đây cũng là biện pháp nhằm tuyên dương những hộ tích cực tham gia đóng góp phí và lệ phí.

- Kinh phí thu được từ phí và lệ phí môi trường cần bổ sung cho quỹ môi trường và sử dụng trở lại cho hộ nhằm bảo vệ môi trường (tuyên truyền, tập huấn cho hộ SXNN thân thiện với môi trường).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)