5. Kết cấu của đề tài
3.5.1. Những kết quả đạt được
Nhìn chung tỉnh Quảng Ninh đã thưc hiện tương đối tốt việc quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn cụ thể như sau:.
- Tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện các chính sách và hành lang pháp lý về quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn.
- Nguồn ngân sách đầu tư cho sự nghiệp QLMT trong những năm qua đã có bước chuyển biến tích cực, nhiều dự án môi trường nông nghiệp, nông thôn đang được xây dựng, dần dần từng bước cải thiện môi trường nông thôn.
- Các công cụ quản lý môi trường đã thực hiện tốt góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất nông nghiệp cụ thể:
- Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT đã được triển khai sâu rộng, đa dạng các hình thức tuyên truyền và phối hợp nhiều cơ quan tổ chức thực hiện.
+ Các khoản thu thuế, phí bảo vệ môi trường góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, dùng để chi cho việc đầu tư giải quyết các vấn đề môi trường, đồng thời tạo các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng.
+ Nguồn thu phí bảo vệ môi trường đã được sử dụng vào các mục đích như: Cải tạo. nâng cấp hệ thống cống rãnh, thoát nước, cải tạo môi trường các khu vực sông, hồ, quy hoạch xây dựng các khu xử lý rác thải, cải tạo môi trường tại các địa phương,… Ngoài ra nguồn thu này còn được phân cho Chi cục bảo vệ môi trường,
+ Quỹ Bảo vệ môi trường để thực hiện các nhiệm vụ truyền thông bảo vệ môi trường góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng. Qua công tác thu phí cho thấy, các quy định của chính sách thuế, phí hiện hành đã có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường. Việc quy định ưu đãi thuế đối với lĩnh vực sản xuất đã làm cho hộ có ý thức hơn trong việc tìm các biện pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi do hoạt động sản xuất của mình gây ra cho môi trường; quan tâm áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm bớt xả thải chất độc hại ra môi trường. Thúc đẩy các hộ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất, sử dụng nguyên liệu mới thay thế nguyên liệu hoá thạch để sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích người dân khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm.
- Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT đã được triển khai sâu rộng, đa dạng các hình thức tuyên truyền và phối hợp nhiều cơ quan tổ chức thực hiện.
3.5.2.Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được việc QLMT nông nghiệp,nông thôn còn gặp phải một số hạn chế sau:
- Các mức phí đưa ra còn thấp chưa tạo được động lực để người dân và các hộ giảm thải xuống mức tối thiểu, họ sẵn sàng trả tiền phí để thải ra MT mà không quan tâm tới việc gây tổn hại chất lượng MT.
- Các quy định pháp luật và công tác quản lý còn thiếu tính chặt chẽ dẫn tới tình trạng các hộ gia đìnhlợi dụng sơ hở trong các luật định để thải các chất độc hại ra MT mà không chịu bất kỳ phí tổn nào.
- Đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát có trình độ chuyên môn thiếu nhiều nên không thể theo dõi thường xuyên việc xả thải của các hộ, các thiết bị và công nghệ phục vụ cho việc xác định nồng độ ô nhiễm thiếu, cũ và lạc hậu nên không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Việc phân tích mẫu không đủ điều kiện để thực hiện hết nên chủ yếu dựa vào tinh thần tự nguyện của các hộ SXNN, do đó các hộ tìm cách để giảm mức phí phải nộp xuống mức thấp nhất.
- Quyền sở hữu không được phân định rõ ràng, tài nguyên và dịch vụ MT được coi như tài sản chung ai cũng có quyền sử dụng và không phải trả tiền. Điều này đã dẫn đến tình trạng cộng đồng không có ý thức trong việc sử dụng tài nguyên và chi trả cho các dịch vụ làm sạch môi trường.
- Hệ thống chính sách về MT NT còn thiếu, các quy định chung chung, thiếu sự lồng ghép, thiếu các quy định cụ thể về BVMT trong chính sách phát triển KT-XH.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu sự phối hợp và trao đổi thông tin không kịp thời. Ở cấp huyện, cấp xã và thôn, trang thiết bị hầu như không có, việc thu thập số liệu, thông tin môi trường chủ yếu là phỏng đoán, số liệu điều tra và thống kê phải qua các cơ quan và tổ chức khác.
- Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật cho BVMT khu vực nông thôn chưa phát huy hiệu quả, nhiều dự án bị bỏ dở gây lãng phí tiền của Nhà nước.
- Công tác truyền thông về MT còn quá ít về số lượng, đơn điệu về nội dung bởi vậy chưa thu hút được sự quan tâm của người dân NTTS. Công tác thanh tra, kiểm tra ở các cấp QLMT chưa thường xuyên, triệt để. Các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật BVMT còn mang nặng tình cảm.