Hiện trạng môi trường đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 61)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Hiện trạng môi trường đất

Nền nông nghiệp trong những năm gần đây tăng trưởng khá nhờ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tuy nhiên mặt trái của quá trình tăng trưởng này là chất lượng môi trường ngày một đi xuống, trong đó có cả môi trường đất. Qua kết quả phân tích chất lượng đất quan trắc năm 2014 ta nhận thấy hầu như tất cả các vị trí đều có giá trị các chất ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép theo quy định tại cột 1 QCVN 03/2008, quy định về chất lượng đất sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu đất sản xuất nông nghiệp tại một số huyện của tỉnh Quảng Ninh

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 1 pHKCl - 5,3 6,5 7,5 7,7 2 Tổng N % 0,151 0,099 0,127 0,113 3 Tổng P % 0,59 1,62 0,59 0,75 4 Zn % 0,0136 0,008 0,0123 0,0107 5 Pb % 0,0018 0,0041 0,0035 0,0020 6 Cu % 0,0021 0,0006 0,0014 0,0007

Nguồn: Trung tâm quan trắc TNMT tỉnh, năm 2014

Ghi chú: Đ1: Đất trong khu vực huyện Cô Tô (đất ruộng)

Đ2: Đất trong khu vực sản xuất huyện Hoành Bồ Đ3: Đất tại khu vực thị xã Cẩm Phả

Đ4: Đất tại khu vực đê sông huyện Đầm Hà Nhận xét: Từ kết quả phân tích cho thấy:

- Độ pH trầm tích ở khu vực dân cư sinh sống (đất ruộng) và ở khu vực sản xuất đều có tính axit (5,3-6,5). Tại khu vực gần sông, pH trầm tích trung tính hơn (7,5-7,7).

- Về đặc tính dinh dưỡng, nhìn chung các yếu tố tổng N, tổng P trong đất đều cao hơn so với đất tự nhiên và đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (giá trị tổng N từ 0,099-0,151% và tổng P từ 0,59-1,62).

- Hàm lượng kim loại như Zn dao động trong khoảng 0,008-0,0136%; Pb khoảng 0,0018-0,0041%; Cu dao động trong khoảng 0,0006-0,0021%. Hàm lượng các ion kim loại Zn, Pb, Cu trong đất tại tỉnh Quảng Ninh đều cao hơn so với đất tại một số địa phương khác.

3.3. Thực trạng quản lý môi trƣờng nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

Công tác hỗ trợ của chính quyền địa phương thể hiện thông qua các hoạt động như chi ngân sách cho các hoạt động BVMT, nghiên cứu và tổ chức ứng dụng các đề tài khoa học cho công tác BVMT và thông qua hoạt động hợp tác quốc tế BVMT

3.3.2.1. Về chi ngân sách cho các hoạt động BVMT

Chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học và BVMT tăng dần về số tuyệt đối qua các năm, nhưng tỷ trọng so với tổng chi ngân sách trên địa bàn lại giảm: Năm 2012 là 4.805 triệu đồng, chiếm 0,84% so với tổng chi ngân sách, năm 2013 tăng 1.473 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 0,55% so với tổng chi ngân sách, tức là giảm 0,29% so với năm 2012. Sự giảm về số tuyệt đối này là do các năm gần đây, số chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học giảm, còn số chi cho BVMT tăng lên. Năm 2012, tổng chi ngân sách cho hoạt động BVMT (không tính chi thường xuyên và các sự nghiệp khác) là 849 triệu đồng tăng lên 1.455 triệu đồng vào năm 2013 và năm 2014 là 1.548 triệu đồng.

Biểu đồ 3.1. Chi ngân sách nhà nước cho BVMT của tỉnh Quảng Ninh

3.3.2.2. Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý môi trường

Công tác hỗ trợ kỹ thuật đã được triển khai trong những năm qua với nhiều hình thức nhưng vẫn còn nhiều hạn chế để thay đổi được ứng xử của hộ gia đình. Nội dung tuy đã được thực hiện, bước đầu thay đổi được nhận thức của người nông dân nhưng vẫn còn quá thấp so với yêu cầu và hiệu quả đạt không cao, nguyên nhân là do chưa tìm ra phương pháp và cơ chế hỗ trợ kỹ thuật hợp lý.

Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật được triển khai thông qua các lớp tập huấn, huấn luyện, xây dựng mô hình kỹ thuật, cử cán bộ xuống địa bàn trực tiếp hướng dẫn giám sát MT NTTS. Đến hết năm 2014, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai được 500 lớp tập huấn chương trình sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường (bao gồm cả chương trình học dài hạn và ngắn hạn) (Bảng 3.4). Hỗ trợ kỹ thuật được triển khai ở cả khâu tập huấn, huấn luyện đến xây dựng các mô hình trình diễn để tuyên truyền, phổ biến nhưng do phương pháp chưa phù hợp, quy mô nhỏ, tản mát; cơ chế hỗ trợ chưa hợp lý nên hiệu quả chưa cao.

Bảng 3.4. Tình hình hỗ trợ kỹ thuật bảo vệ môi trƣờng trong sản xuất nông nghiệp

STT Hoạt động Tác động đến môi trƣờng sản xuất nông nghiệp

Kết quả Tồn tại

1 Giám sát môi trường

dịch bệnh từ hoạt động SXNN

- Các hộ được nâng cao hiểu biết trong kiểm soát MT dịch bệnh SXNN; kết quả sản xuất được nâng cao;

- Người dân được nâng cao nhận thức kiểm soát MT và dịch bệnh trong SXNN.

Tổng diện tích thường xuyên được kiểm soát MT mới chỉ chiếm 17%. Như vậy vẫn còn 83% diện tích SXNN cần phải được kiểm soát.

2 Xây dựng mô hình

chuyển giao kỹ thuật

- Trong quá trình triển khai 20ha SXNN phát hiện có bệnh

- Phần lớn các mô hình sau khi kết thúc

và đã được xử lý kịp thời không để bệnh phát triển ra diện rộng.

- Tăng khả năng tiếp cận các TBKT cho người dân

không được mở rộng

3 Cử cán bộ kỹ thuật

xuống hướng dẫn trực tiếp

- Tăng tỷ lệ người dân sản xuất nông nghiệp được hướng dẫn kỹ thuật cụ thể.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với MTN N

- Cán bộ khuyến nông phần lớn chưa có kiến thức cơ bản về BVMT và kiểm soát MT, dịch bệnh nên khi phát hiện các vấn đề bệnh dịch còn gặp khó khăn

Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh 3.3.2.3. Hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT

Hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT ở tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả như sau:

- Xây dựng thành công mô hình ”Cộng đồng tham gia quản lý ô nhiễm môi trường” tài một số địa phương trên cơ sở hợp tác với Canada trong khuôn khổ dự án môi trường Việt Nam - Canada. Với sự trợ giúp của các chuyên gia trong và ngoài nước, Sở đã tư vấn giúp cho UBND một số xã thành lập và vận hành có hiệu quả bộ máy thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn các thôn.

- Năm 2012, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp cận với các tổ chức Chính phủ và Phi Chính phủ của các nước: Cộng hòa Séc, Canada và Hàn Quốc về nghiên cứu mô hình quản lý môi trường cộng đồng tại khu vực sản xuất nông nghiệp.

Hoạt động hợp tác quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong việc BVMT nói chung và BVMT khu vực sản xuất nông nghiệp nói riêng, nó không chỉ giúp cho địa phương tranh thủ được nguồn vốn đầu tư to lớn mà thông qua hoạt động hợp

tác chúng ta còn có cơ hội tiếp cận và tận dụng được công nghệ xử lý môi trường tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức hoạt động chống ô nhiễm hiệu quả của thế giới. Tuy đã đạt được những kết quả bước đầu, song hiệu quả hợp tác còn hạn chế, chưa tìm kiếm được nhiều kênh hợp tác, chưa tận dụng được xu thế quốc tế hóa hoạt động BVMT để phục vụ cho hoạt động BVMT trên địa bàn.

3.3.2. Thực trạng quản lý môi trường nông nghiệp

3.3.2.1. Các công cụ kinh tế a. Công tác thu phí BVMT * Đối nước thải

Phí bảo vệ môi trường đối với nước hoạt hiện nay ở khu vực nông thôn mới chỉ áp dụng đối với các hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Số phí thu được ở trên cùng với nguồn ngân sách bổ sung hàng năm được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường như đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp, nạo vét hệ thống thoát nước thải góp phần hạn chế, kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh nói riêng. Tình hình thu phí nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012- 2014 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5. Tình hình thu phí nƣớc thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: Đồng

Năm Tổng phí báo (vnđ) Tổng phí thu đƣợc (vnđ) Tỷ lệ đạt đƣợc (%)

2012 492.758.010 355.325.056 71,25 2013 596.212.527 458.463.972 76,89 2014 683.135.356 584.979.352 85,63

Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ đạt được của việc thu phí nước thải không cao chỉ đạt trung bình trên 70% trong giai đoạn năm 2012- 2014 do: có nhiều khu vực chính trị, khu vực đặc biệt được UBND tỉnh ra quyết định miễn thu phí

nước thải điều đó gây ra thất thoát trong quá trình thu phí nước thải.

* Đối với chất thải rắn

Theo các số liệu điều tra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hệ số phát thải chất rắn trong nông nghiệp năm 2014 ở tỉnh Quảng Ninh là 0,25 kg/người/ngày (khu vực nông thôn). Trên cơ sở số liệu điền tra ở khu vực nông thôn tại bảng 3.6, ước tính khối lượng và tỷ lệ thu gom chất thải rắn tại tỉnh Quảng Ninh cụ thể như sau:

Bảng 3.6. Hiện trạng thu gom chất thải rắn trên đại bàn tỉnh Quảng Ninh TT Đơn vị hành chính Khối lƣợng CTR phát sinh (tấn) Khối lƣợng CTR thu gom (tấn) Tỷ lệ CTR thu gom (%) 1 Hạ Long 138,718 96,18 70% 2 Hải Hà 21,109 7,81 37% 3 Tiên Yên 23,500 3,05 13% 4 Ba Chẽ 17,401 5,74 33% 5 Cô Tô 31,122 8,81 28,3% 6 Bình Liêu 32,840 14,12 43% 7 Đầm Hà 44,777 9,40 21% 8 Vân Đồn 36,637 11,72 32% 9 Hoành Bồ 38,445 11,15 29%

Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh

Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được duy trì từ nguồn ngân sách hàng năm và một phần xã hội hóa từ thu phí thu gom từ các hộ dân. Khối lượng chất thải rắn trong toàn tỉnh được thu gom đạt khoảng 43%, trong đó tỷ lệ thu gom tại khu vực nông thôn rất thấp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ngày một trầm trọng như hiện nay.

Bảng 3.7. Tình hình thu phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Đơn vị: Đồng

Năm Tổng phải thu (vnđ)

Tổng thu đƣợc (vnđ)

Tỷ lệ đạt đƣợc (%)

2012 355.755.974 183.338.465 51,54 2013 419.251.129 218.935.700 52,03 2014 512.086.866 303.098.200 55,23

Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh

Tỷ lệ thu phí chất thải rắn không cao chỉ đạt trên 50%chủ yếu là do: một số huyện chưa thực hiện theo đúng quy định về thu phí vệ sinh môi trường, không thực hiện trích nộp ngân sách nhà nước hoặc trích nộp không đúng quy định.

Ưu điểm:

- Giảm thiểu các hành vi gây hại đến môi trường, đặc biệt nếu kết hợp

với các công cụ hành chính.

- Mức phí và lệ phí đưa ra thấp nên tạo được sự đồng tình của người dân và doanh nghiệp.

- Tạo thu nhập và khoản thu để bù đắp chi phí để bảo vệ môi trường.

Nhược điểm:

- Chi phí quản lý có thể cao hơn mức phí và lệ phí thu được dẫn đến thu phí, lệ phí không hiệu quả trên phương diện kinh tế.

Với mức phí quá thấp nhà sản xuất sẵn sàng chấp nhận đóng phí để thải vào môi trường

b. Công tác thu thuế BVMT

Tại tỉnh Quảng Ninh, thuế Bảo vệ môi trường mới được áp dụng từ đầu năm 2013. Các khoản thu thuế bảo vệ môi trường góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, dùng để chi cho đầu tư giải quyết các vấn đề về môi trường, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Việc áp dụng thu thuế đối với lĩnh vực môi trường đã làm cho các hộ gia đình có ý thức hơn trong việc tìm các biện pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi do hoạt động sản xuất của mình gây ra cho môi trường; quan tâm áp

dụng các tiến bộ KH-KT để giảm bớt xả thải chất độc hại ra môi trường. Tuy vậy, xét trên khía cạnh tác động đến bảo vệ môi trường, chính sách thuế bảo vệ môi trường hiện hành còn có những hạn chế nhất định, đó là:

Trong các chính sách thuế hiện hành, mục tiêu bảo vệ môi trường chỉ là mục tiêu lồng ghép, không phải là mục tiêu chính, nên tác dụng của chúng còn hạn chế. Việc khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích đầu tư vào các dự án làm sạch môi trường, không thu thuế nhập khẩu hoặc thu mức thuế suất thấp khi mua các sản phẩm, thiết bị môi trường liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường chỉ góp một phần nào đó vào mục tiêu bảo vệ môi trường chứ chưa tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng và hoạt động sản xuất các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường.

Tại tỉnh Quảng Ninh, thuế bảo vệ môi trường mới được áp dụng từ năm 2013, số thuế thu được năm 2013 là 124.266 triệu đồng. Tuy nhiên, quá trình thu thuế, quản lý và sử dụng thuế gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể như sau:

- Luật thuế bảo vệ môi trường mới được đưa vào áp dụng chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng.

- Thuế bảo vệ môi trường làm cho các sản phẩm tăng giá.

c . Quỹ môi trường

Quỹ môi trường được thành lập theo Quyết định số 48/2008/QĐ- UB ngày 25/7/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Ban đầu Quỹ được thành lập với mục đích hỗ trợ tài chính để đầu tư công nghệ xử lý chất thải, đổi mới thiết bị máy móc, cải thiện chất lượng môi trường ở khu công nghiệp Việt Hưng, Hải Yên và các vùng lân cận. Quỹ được hỗ trợ bởi Chính phủ Canada và cơ quan phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP). Tuy nhiên, Quỹ môi trường cho phát triển SXNN của tỉnh Quảng Ninh đến nay vẫn chưa được thành lập..

3.3.2.2. Công cụ pháp luật và chính sách

và Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh đã cụ thể hoá và lồng ghép các chủ trương, chính sách, của đảng và nhà nước về công tác bảo vệ môi trường vào các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, quy chế hoạt động cụ thể của tỉnh, như:

-Hỗ trợ quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải sản xuất nông nghiệp của cấp huyện. Qua đó đã hướng dẫn cấp huyện mô hình tổ chức thu gom, quản lý rác thải và trang bị nhiều thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải, góp phần nâng cao năng lực quản lý và nhận thức đối với công tác quản lý môi trường ở cấp huyện.

-Ban hành các chính sách chính sách ưu đãi về tín dụng thông qua hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường, giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh có điều kiện để đầu tư xây dựng công trình bảo vệ môi trường.

-Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các cấp, các ngành thông qua các kế hoạch truyền thông và triển khai Nghị Quyết liên tịch của các tổ chức chính trị xã hội với ngành tài nguyên và môi trường.

-Tăng cường triển khai thực hiện chương trình quản lý khai thác hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong chương trình đã có nhiều đề tài, dự án ứng dụng các công nghệ tái chế, xử lý chất thải, sản xuất sạch được thực hiện.

-Thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã cụ thể hóa bằng các Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)