Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 55)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Dân số: Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và

nhà ở năm 2012, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nữ có 558.793 người; Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh 50,3% đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng). Dân số ở khu vực nông thôn là 568.442 người. Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước. Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2010 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%). Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 người/km2. Tỷ lệ số dân trên 6 tuổi biết chữ chiếm 92,5%, tỷ lệ dân số tốt nghiệp phổ thông trung học xấp xỉ 50%, đó là cơ sở thuận lợi cho Quảng Ninh phát triển đào tạo nghề và tiếp thu các kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và quản lý là điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh tận dụng lợi thế về lực lượng lao động phục vụ cho sự nghiệp phát triển Kinh tế - Xã hội.

Lao động: Theo số liệu thống kê năm 2012, số người trong độ tuổi lao

động là 92.248, chiếm tỷ lệ trên 52,3% tổng dân số. Đây là tỷ lệ tương đối cao so với một số vùng khác, nguyên nhân do cơ cấu dân số lứa tuổi trẻ chiếm tỷ lệ rất cao (trên 70% dân số là lứa tuổi dưới 34). Tuy nhiên trong độ tuổi lao động chỉ có 95,42% số người đang lao động trong các ngành kinh tế, số còn lại đang đi học hoặc không có khả năng lao động.

3.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản a. Tài nguyên biển và bờ biển

Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, nhất là ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thị xã Móng Cái và huyện Hải Hà.

b. Tài nguyên đất

đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả. Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có rừng chiếm 38%, diện tích chưa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.

c. Tài nguyên nước

Quảng Ninh là tỉnh có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc. Nước mặt: Lượng nước các sông khá phong phú, ước tính 8.776 tỷ m3

phát sinh trên toàn lưu vực. Dòng chảy lên tới 118 l/s/km2 ở những nơi có mưa lớn. Cũng như lượng mưa trong năm, dòng chảy của sông ngòi ở Quảng Ninh cũng chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có lượng nước chiếm 75-80% tổng lượng nước trong năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 có lượng nước chiếm 20 - 25% tổng lượng nước trong năm.

Nước ngầm : Theo kết quả thăm dò, trữ lượng nước ngầm tại vùng Cẩm Phả là 6.107 m3/ngày, vùng Hạ Long là 21.290 m3/ngày.

d. Tài nguyên khoáng sản

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…được tập trung ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Than đá: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều; Các mỏ đá vôi: Hoành Bồ, Cẩm Phả; Các mỏ cao lanh: Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thành phố Móng Cái… Các mỏ nước khoáng: Cẩm Phả, Tiên Yên).

e. Tài nguyên rừng

Quảng Ninh có 243.833,2 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%. Còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng

230 ngàn ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn.

f. Tài nguyên du lịch biển

Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long - 2 lần được Unesco xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới và trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Ngoài ra tỉnh Quảng Ninh còn có Vịnh Bái Tử Long cùng các hải đảo và nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Trà Cổ, Bãi Cháy, Ti Tốp cùng hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển với mật độ cao vào loại nhất của cả nước.

Với bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu du lịch hiện đại tầm cỡ quốc tế, hàng năm Quảng Ninh đã thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, du lịch, nghỉ dưỡng và hội thảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)