Thực trạng quản lý môi trường nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 73)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.2. Thực trạng quản lý môi trường nông nghiệp

3.3.2.1. Các công cụ kinh tế a. Công tác thu phí BVMT * Đối nước thải

Phí bảo vệ môi trường đối với nước hoạt hiện nay ở khu vực nông thôn mới chỉ áp dụng đối với các hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Số phí thu được ở trên cùng với nguồn ngân sách bổ sung hàng năm được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường như đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp, nạo vét hệ thống thoát nước thải góp phần hạn chế, kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh nói riêng. Tình hình thu phí nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012- 2014 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5. Tình hình thu phí nƣớc thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: Đồng

Năm Tổng phí báo (vnđ) Tổng phí thu đƣợc (vnđ) Tỷ lệ đạt đƣợc (%)

2012 492.758.010 355.325.056 71,25 2013 596.212.527 458.463.972 76,89 2014 683.135.356 584.979.352 85,63

Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ đạt được của việc thu phí nước thải không cao chỉ đạt trung bình trên 70% trong giai đoạn năm 2012- 2014 do: có nhiều khu vực chính trị, khu vực đặc biệt được UBND tỉnh ra quyết định miễn thu phí

nước thải điều đó gây ra thất thoát trong quá trình thu phí nước thải.

* Đối với chất thải rắn

Theo các số liệu điều tra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hệ số phát thải chất rắn trong nông nghiệp năm 2014 ở tỉnh Quảng Ninh là 0,25 kg/người/ngày (khu vực nông thôn). Trên cơ sở số liệu điền tra ở khu vực nông thôn tại bảng 3.6, ước tính khối lượng và tỷ lệ thu gom chất thải rắn tại tỉnh Quảng Ninh cụ thể như sau:

Bảng 3.6. Hiện trạng thu gom chất thải rắn trên đại bàn tỉnh Quảng Ninh TT Đơn vị hành chính Khối lƣợng CTR phát sinh (tấn) Khối lƣợng CTR thu gom (tấn) Tỷ lệ CTR thu gom (%) 1 Hạ Long 138,718 96,18 70% 2 Hải Hà 21,109 7,81 37% 3 Tiên Yên 23,500 3,05 13% 4 Ba Chẽ 17,401 5,74 33% 5 Cô Tô 31,122 8,81 28,3% 6 Bình Liêu 32,840 14,12 43% 7 Đầm Hà 44,777 9,40 21% 8 Vân Đồn 36,637 11,72 32% 9 Hoành Bồ 38,445 11,15 29%

Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh

Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được duy trì từ nguồn ngân sách hàng năm và một phần xã hội hóa từ thu phí thu gom từ các hộ dân. Khối lượng chất thải rắn trong toàn tỉnh được thu gom đạt khoảng 43%, trong đó tỷ lệ thu gom tại khu vực nông thôn rất thấp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ngày một trầm trọng như hiện nay.

Bảng 3.7. Tình hình thu phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Đơn vị: Đồng

Năm Tổng phải thu (vnđ)

Tổng thu đƣợc (vnđ)

Tỷ lệ đạt đƣợc (%)

2012 355.755.974 183.338.465 51,54 2013 419.251.129 218.935.700 52,03 2014 512.086.866 303.098.200 55,23

Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh

Tỷ lệ thu phí chất thải rắn không cao chỉ đạt trên 50%chủ yếu là do: một số huyện chưa thực hiện theo đúng quy định về thu phí vệ sinh môi trường, không thực hiện trích nộp ngân sách nhà nước hoặc trích nộp không đúng quy định.

Ưu điểm:

- Giảm thiểu các hành vi gây hại đến môi trường, đặc biệt nếu kết hợp

với các công cụ hành chính.

- Mức phí và lệ phí đưa ra thấp nên tạo được sự đồng tình của người dân và doanh nghiệp.

- Tạo thu nhập và khoản thu để bù đắp chi phí để bảo vệ môi trường.

Nhược điểm:

- Chi phí quản lý có thể cao hơn mức phí và lệ phí thu được dẫn đến thu phí, lệ phí không hiệu quả trên phương diện kinh tế.

Với mức phí quá thấp nhà sản xuất sẵn sàng chấp nhận đóng phí để thải vào môi trường

b. Công tác thu thuế BVMT

Tại tỉnh Quảng Ninh, thuế Bảo vệ môi trường mới được áp dụng từ đầu năm 2013. Các khoản thu thuế bảo vệ môi trường góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, dùng để chi cho đầu tư giải quyết các vấn đề về môi trường, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Việc áp dụng thu thuế đối với lĩnh vực môi trường đã làm cho các hộ gia đình có ý thức hơn trong việc tìm các biện pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi do hoạt động sản xuất của mình gây ra cho môi trường; quan tâm áp

dụng các tiến bộ KH-KT để giảm bớt xả thải chất độc hại ra môi trường. Tuy vậy, xét trên khía cạnh tác động đến bảo vệ môi trường, chính sách thuế bảo vệ môi trường hiện hành còn có những hạn chế nhất định, đó là:

Trong các chính sách thuế hiện hành, mục tiêu bảo vệ môi trường chỉ là mục tiêu lồng ghép, không phải là mục tiêu chính, nên tác dụng của chúng còn hạn chế. Việc khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích đầu tư vào các dự án làm sạch môi trường, không thu thuế nhập khẩu hoặc thu mức thuế suất thấp khi mua các sản phẩm, thiết bị môi trường liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường chỉ góp một phần nào đó vào mục tiêu bảo vệ môi trường chứ chưa tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng và hoạt động sản xuất các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường.

Tại tỉnh Quảng Ninh, thuế bảo vệ môi trường mới được áp dụng từ năm 2013, số thuế thu được năm 2013 là 124.266 triệu đồng. Tuy nhiên, quá trình thu thuế, quản lý và sử dụng thuế gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể như sau:

- Luật thuế bảo vệ môi trường mới được đưa vào áp dụng chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng.

- Thuế bảo vệ môi trường làm cho các sản phẩm tăng giá.

c . Quỹ môi trường

Quỹ môi trường được thành lập theo Quyết định số 48/2008/QĐ- UB ngày 25/7/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Ban đầu Quỹ được thành lập với mục đích hỗ trợ tài chính để đầu tư công nghệ xử lý chất thải, đổi mới thiết bị máy móc, cải thiện chất lượng môi trường ở khu công nghiệp Việt Hưng, Hải Yên và các vùng lân cận. Quỹ được hỗ trợ bởi Chính phủ Canada và cơ quan phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP). Tuy nhiên, Quỹ môi trường cho phát triển SXNN của tỉnh Quảng Ninh đến nay vẫn chưa được thành lập..

3.3.2.2. Công cụ pháp luật và chính sách

và Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh đã cụ thể hoá và lồng ghép các chủ trương, chính sách, của đảng và nhà nước về công tác bảo vệ môi trường vào các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, quy chế hoạt động cụ thể của tỉnh, như:

-Hỗ trợ quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải sản xuất nông nghiệp của cấp huyện. Qua đó đã hướng dẫn cấp huyện mô hình tổ chức thu gom, quản lý rác thải và trang bị nhiều thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải, góp phần nâng cao năng lực quản lý và nhận thức đối với công tác quản lý môi trường ở cấp huyện.

-Ban hành các chính sách chính sách ưu đãi về tín dụng thông qua hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường, giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh có điều kiện để đầu tư xây dựng công trình bảo vệ môi trường.

-Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các cấp, các ngành thông qua các kế hoạch truyền thông và triển khai Nghị Quyết liên tịch của các tổ chức chính trị xã hội với ngành tài nguyên và môi trường.

-Tăng cường triển khai thực hiện chương trình quản lý khai thác hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong chương trình đã có nhiều đề tài, dự án ứng dụng các công nghệ tái chế, xử lý chất thải, sản xuất sạch được thực hiện.

-Thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã cụ thể hóa bằng các Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản chỉ đạo điều hành của tỉnh phù hợp với điều kiện thực thi ở tỉnh, các chính sách về công tác bảo vệ môi trường, ban hành các văn bản, quy định về công tác bảo vệ môi trường tại địa phương và phê duyệt nhiều chương trình, kế hoạch, dự án phòng ngừa, kiểm soát, xử lý ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.8. Danh mục các văn bản pháp luật liên quan tới thuế, phí bảo vệ môi trƣờng đƣợc ban hành

STT Số hiệu văn bản Ngày cấp Cơ quan

ban hành Nội dung Hiệu lực

1 09/2004-CT-NB 15/4/2004 UBND tỉnh Chỉ thị triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối

với nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Hết hiệu lực

2

2367/QĐ-UBND 07/10/2004 UBND tỉnh

Quy định mức thu phí, chế độ nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Còn hiệu lực

3 11/2010/ QĐ-UBND 10/6/2010 UBND tỉnh Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

Còn hiệu lực

4

61/2011/ QĐ-UBND 20/12/2011 UBND tỉnh

Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Hết hiệu lực

5 18/2014/QĐ-UBND 20/6/2013 UBND tỉnh Ban hành bảng giá tối thiểu để tính thuế tài nguyên

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Còn hiệu lực

6 35/2014/QĐ –UBND 29/8/2014 UBND tỉnh Quy định mức giá dịch vụ vệ sinh môi trường

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Còn hiệu lực

Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh

6

Nhìn chung các văn bản đã được ban hành kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác quản lý.Tuy nhiên tỉnh Quảng Ninh chưa có chính sách riêng về QLMT nông nghiệp nông thôn nhưng trong thời gian qua cũng đã được đầu tư nhiều mặt do vận dụng các chính sách về MT và phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, một số chính sách còn có những hạn chế và bất cập như chưa cụ thể, khó áp dụng và còn chồng chéo,....

3.3.2.3. Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường

Tổ chức tham gia của công đồng vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường khu vực nông thônnói riêng được chính quyền tỉnh Quảng Ninh hết sức coi trọng và quan tâm. Hàng loạt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về môi trường và BVMT được triển khai, các cấp các ngành cùng với các tổ chức chính trị, đoàn thể như Tỉnh đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Liên đoàn lao động... trong toàn bộ hệ thống chính trị cũng vào cuộc, phối kết hợp nhằm nâng cao ý thức BVMT của người dân nhất là với làng nghề. Kết quả bước đầu đã tạo ra được phong trào BVMT rộng khắp, từng bước nâng cao được nhận thức của người dân về BVMT. Tuy nhiên, tác động và hiệu quả thực tế của công tác này còn thấp, chưa lôi kéo được sự tham gia đông đảo của cộng đồng vào giải quyết vấn đề o nhiễm môi trường đặc biệt là tại các làng nghề.

Công tác tuyên truyền và giáo dục về môi trường chưa thực sự được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp, nội dung tuyên truyền không sâu, còn mang nặng tính hình thức, phong trào như: tập huấn, mít tinh hưởng ứng những ngày lễ về môi trường hay ra quân, chưa tập trung vào tư vấn chính sách và pháp luật. Do đó, công tác này thường chỉ mới tác động phần nào đến nhận thức mà chưa đi vào giải quyết những vấn đề cụ thể phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng xã, từng hộ gia đình. Nhiều hộ chưa được chỉ dẫn cụ thể về luật bảo vệ môi trường và còn hiểu môi trường một cách chung chung, hoặc ngay như những nghị định triển khai luật môi trường cũng không được

hiểu một cách cụ thể. Bên cạnh đó, đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên không được cung cấp đầy đủ kiến thức và tài liệu về BVMT, chỉ tham gia cho có phong trào nên hiệu quả của công tác tuyên truyền càng thấp đồng thời càn gây lãng phí ngân sách.

3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý môi trƣờng nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)