Chính sách về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 75)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.1. Chính sách về bảo vệ môi trường

Tại Điều 81 của Luật BVMT (2005) quy định nước thải của tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất kinh doanh dịch vụ phải được tập trung thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Điều 82 của Luật BVMT qui định các đối tượng phải xây dựng hệ thống nước thải.

Tại Quyết định 82/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày 26/06/2002) và Nghị định 67/2011/NĐ-CP của Chính phủ (ngày 8/8/2011) quy định trích 50% tiền thu phí BVMT từ các cơ sở để chuyển về Quỹ BVMT Việt Nam, nhưng tại Nghị định 60 lại quy định tất cả các khoản thu từ các loại phí và lệ phí của các đơn vị đóng trên địa bàn được để lại ngân sách địa phương 100%. Đây chính là mâu thuẫn, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách BVMT.

Bên cạnh đó Quyết định 64 cũng quy định trích 10% kinh phí dành cho hoạt động QLNN về BVMT. Quy định này không rõ ràng, cụ thể vì hoạt động QLNN về MT rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, khó xác định được cụ thể. Điều này gây khó khăn cho Bộ Tài chính và Bộ TN và MT khi xác định số tiền cần bổ sung vào kinh phí hoạt động hàng năm cho Quỹ BVMT. Mặt khác, điều này còn mâu thuẫn với Luật Ngân sách Nhà nước vì theo quy định của Luật Ngân sách thì không được phép ”trích lại”. Do vậy đến nay phần trích này vẫn chưa được thực hiện.

Việc thực hiện xử lý nước thải của các hộ SXNN hiện nay còn hạn chế. Các địa phương chưa có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, đây là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và mạch nước ngầm, lưu vực sông của địa phương.

Nguyên nhân tồn tại trên do các quy định hiện hành về QLMT cho phát triển SXNN bộc lộ nhiều bất cập, chưa hoàn chỉnh. Ví dụ Nghị định 67/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định tỷ lệ lấp đầy dưới 70% tại KCN thì chưa phải xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Điều này dẫn đến nhiều KCN có nhiều đường xả nước thải và rất khó kiểm soát tình trạng ÔNMT.

*.Công tác thu phí bảo vệ môi trường

Việc thu phí và lệ phí BVMT NTTS chưa thực hiện được và còn gặp nhiều khó khăn do chưa có những hướng dẫn thực hiện rõ ràng, do năng lực thực hiện ở cấp cơ sở còn yếu. Hiện mới chỉ thực hiện được việc thu phí nước thải ở các khu công nghiệp nhưng cũng không quan tâm đến lượng ô nhiễm ở địa phương. Số tiền phí này về Quỹ BVMT còn rất thấp, chỉ đạt dưới 10% (quy định là 40%).

Còn nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong việc thu phí BVMT SXNN. Việc yêu cầu nộp tờ khai nộp phí, kiểm tra chính xác của các tờ khai nộp phí này thông qua việc đo đếm, lấy mẫu phân tích ở tất cả các hộ, trang trại là một việc làm tốn rất nhiều công sức và nguồn lực tài chính. Hơn nữa, việc quy định tiếp nhận khác nhau với mức phí thải khác nhau cũng làm cho chế độ thu phí trở nên phức tạp và khó khăn khi triển khai.Việc thu phí nhằm hai mục đích là để hạn chế ÔNMT và tạo nguồn thu để trang trải các chi phí hành chính (thu phí, lấy mẫu phân tích...) và tạo nguồn kinh phí cho Quỹ BVMT. Tuy nhiên, cơ chế thu phí hiện nay khó có thể đạt được đồng thời cả hai mục đích này. Bởi để thu được phí thì lượng thải từ các hộ, trang trại chăn nuôi à nuôi trồng thủy sản phải lớn và do vậy khó đạt được mục tiêu giảm ÔNMT.

Có thể thấy rằng số tiền phí phải nộp nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến việc khuyến khích áp dụng các biện pháp giảm ÔNMT tại các hộ,. Cần phải có sự điều chỉnh về mức thu phí thì mới có tác dụng khuyến khích các hộ, trang trại áp dụng các biện pháp xử lý ÔNMT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)