Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 86)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.3. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng (và cả tuyển dụng) lực lượng cán bộ kỹ

thuật có chuyên môn về môi trường. Bởi cán bộ kỹ thuật hiện nay của ngành môi trường còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới. Vì vậy tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện theo những nội dung sau:

* Đối với cơ quan nhà nước

- Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về chuyên ngành thuỷ sản và MT thuỷ sản, chính sách hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến ngư.

- Có chính sách bắt buộc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý, nghiên cứu và cán bộ làm công tác khuyến ngư. Đào tạo cán bộ trên đại học cho cán bộ Sở, trung tâm, huyện công tác trong lĩnh vực TS để họ có khả năng nghiên cứu, phát triển công nghệ BVMT

* Đối với cán bộ, nhân viên kỹ thuật

- Tự học hỏi, nâng cao trình độ, đăng kí tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về QLMT;

- Tổ chức tập huấn cho các hộ dân về phương pháp tổ chức sản xuất, quản lý cộng đồng, BVMT để người dân học tập và đúc rút kinh nghiệm.

- Phổ biến, chia sẻ các kinh nghiệm BVMT trong SXNN từ các xã trong huyện và các huyện khác.

* Đối với các hộ và cá nhân

- Các hộ SXNN cần tự bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật. Các hộ cần đề xuất với các trạm khuyến nông về nội dung các lớp tập huấn, tự tổ chức các lớp cùng sở thích để trao đổi về ứng dụng kỹ thuật;

- Chia sẻ kinh nghiệm với các hộ SXNN khác trong xã và trong vùng về BVMT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)