Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 46)

5. Kết cấu của đề tài

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đánh giá công tác quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh, các câu hỏi nghiên cứu được sử dụng đó là:

1- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nào được sử dụng quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn?

2- Thực trạng quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh một số năm gần đây như thế nào?

3- Những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, và nguyên nhân của các tồn tại hạn chế trong quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh là gì?

4- Giải pháp nào được sử dụng để nâng tăng cường quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài phân tích dựa trên số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn khác nhau:

Đối với nguồn số liệu được thu thập tại tỉnh Quảng Ninh: báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo về nông nghiệp nông thôn, báo cáo về môi trường, báo cáo môi trường nông nghiệp nông thôn...và các tài liệu liên quan khác từ năm 2012 đến 2014. Tập trung thu thập số liệu từ các Sở, ban, ngành liên quan như: Sở Tài nguyên môi trường, Cục Thống kê....

Đối với nguồn số liệu bên ngoài, tác giả sử dụng và tham khảo các báo cáo, các tài liệu tham khảo của các nhà nghiên cứu có công trình nghiên cứu liên quan tới quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn. Các bài viết đăng trên báo, tạp chí khoa học chuyên ngành. Các tài li ệu giáo trình, các báo cáo luâ ̣n án tiến sĩ.... có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.3. Phương phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp thu thập dữ liệu và thiết kế nghiên cứu định lượng, nhằm hỗ trợ tìm hiểu về một vấn đề, đối tượng, hiện tượng hay mối liên hệ giữa các hiện tượng, được thể hiện qua các chỉ tiêu và số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân... Từ đó đưa ra những kết luận có căn cứ khoa học, những dự báo cho tương lai dựa trên số liệu đã thu thập nghiên cứu.

Phương pháp thông kê nghiên cứu các chỉ tiêu kinh doanh bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế, xã hội, tình hình quản lý môi trường... của tỉnh Quảng Ninh.

Đề tài sẽ tập hợp các số liệu về chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu xã hội, số liệu về môi trường... của tỉnh Quảng Ninh trong 3 năm gần đây.

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về kết quả , hiệu quả quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn của tỉnh Quảng Ninh theo từng năm.

Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế; trong luận văn sử dụng phương pháp này để xác định mức độ biến động của môi trường nông nghiệp nông thôn, tình hình kinh tế, xã hội... của tỉnh Quảng Ninh thông qua các năm 2012, 2013, 2014.. Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế khách quan đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự thông qua các tỷ số, so sánh các nguồn khác nhau về thời gian, không gian để có nhận xét đúng đắn về công tác quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn của tỉnh.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

2.3.1.1. Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (theo giá so sánh ) (%);

- Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ (tỷ đồng); - Thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng);

- Thu nhập bình quân đầu người (VND);

- Tỷ lệ biến động đất, tài nguyên khác hàng năm (%); cơ cấu kinh tế của tỉnh (%)

2.3.1.2. Về văn hoá - xã hội - giáo dục - y tế

- Số lao động được giải quyết việc làm (người);

- Tỷ lệ hộ được dùng điện; tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh (%) - Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hoá mới (%); Tỷ lệ hộ nghèo (%)

- Tỷ lệ hoàn thành chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS; tiểu học đúng độ tuổi (%).

- Tỷ lệ hoàn thành chuẩn quốc gia về y tế (%)

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về môi trường

2.3.2.1. Môi trường không khí bị ô nhiễm

Trong sản xuất nông nghiệp thì môi trường không khí được xác định rõ ràng nhất, nó chứa đựng các khí thải chủ yếu sau:

Hàm lượng bụi trong không khí, Axeton, Buty; Axetat... Hơi hoá chất (Hơi hoá chất, hơi kiềm)

Hàm lượng các khí SO2, CO2 và NO2...

2.3.2.2. Môi trường nguồn nước bị ô nhiễm

Gồm rất nhiều những chỉ tiêu qua đo đạc, chủ yếu là các chỉ tiêu sau: - Nước thải có các thông số: độ màu, độ cứng (theo CaCO3), tính axit và giá trị độ pH trong nước...

- Các kim loại trong nước như: Fe, Zn, Ni... cũng như dầu mỡ, Phenol và khoáng chất...

- Hàm lượng các chất hữu cơ...

2.3.2.3. Môi trường đất bị ô nhiễm

Chất thải rắn nông nghiệp gồm: phế phụ phẩm từ trồng trọt (rơm, rạ, trấu, cám, thân, lá cây, vỏ, lõi ngô); phân gia súc (lợn trâu, bò, dê), phân gia cầm (gà, vịt, ngan); bao bì đóng gói, chai lọ thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, thuốc thú y; túi đựng hoá chất nông nghiệp, phân bón; xác động vật chết (gà toi, lở mồm long móng) chứa các vi trùng gây bệnh;… làm ô nhiễm đất sản xuất.

2.3.2.4. Tiếng ồn và các yếu tố khí hậu

bụi tại tất cả các khu vực lấy mẫu đất phân tích, đặc biệt là khí hậu tại khu vực sản xuất thép có giá trị đo vượt nhiệt độ môi trường nền trên 5 - 60C. Tiếng ồn là loại ô nhiễm đặc trưng, chỉ tiêu này được đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Ninh là một tỉnh biên giới, miền núi ven biển, thuộc vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam, một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng của đất nước.

Quảng Ninh có tổng diện tích toàn tỉnh là: 6.110,8 km2, đất liền chiếm 87%, còn 13% là đảo, có chiều dài từ Bắc xuống Nam dài 102 km, từ Đông sang Tây dài 195 km, gồm 09 huyện, 04 thành phố và 01 thị xã với 184 xã, phường, thị trấn.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh

Cảng biển đã tạo cho Quảng Ninh trở thành một tỉnh cửa ngõ quan trọng của Việt Nam trong quá trình giao lưu thương mại với các đối tác trên thế giới. Địa hình phức tạp, nổi bật nhất là cánh cung Nam Châu Lĩnh - Yên Tử hướng Đông bắc - Tây nam, ngăn chặn ảnh hưởng của biển đối với vùng khuất sau núi, tạo nên sự phân hoá mạnh mẽ của khí hậu giữa các vùng.

Khí hậu thời tiết ở Quảng Ninh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình là 1.675 mm nhiệt độ trung bình tháng 6 là 28,50C, tháng 1 là 16,50C nhiệt độ thấp nhất là 40C, cao nhất là 420C, khí hậu thời tiết Quảng Ninh vừa thuận lợi vừa khắc nghiệt đối với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đồng thời ảnh hưởng lớn đến các hoạt động du lịch dịch vụ và sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

Tài nguyên thiên nhiên: Quảng Ninh có những tiềm năng, tự nhiên đa dạng và phong phú. Than đá Quảng Ninh có trữ lượng lớn ước tính khoảng hơn 3 tỷ tấn, cho phép hàng năm khai thác từ 30 - 50 triệu tấn, có

chất lượng nổi tiếng trên thế giới. Bên cạnh than đá, Quảng Ninh có đá vôi, đất sét để sản xuất xi măng, gạch chịu nhiệt, gạch ngói, đất cao lanh, cát trắng, đá ốp lát …v.v.

Cùng với tiềm năng lớn về khoáng sản, Quảng Ninh còn là tỉnh có thế mạnh về lâm nghiệp, có diện tích rừng tự nhiên là 213.496 ha, có những loại gỗ quý như: dẻ, lim, ngát, đỗ quyên, thông, táu… Diện tích đồi núi trọc có thể trồng rừng còn rất lớn, đó là cơ sở để Quảng Ninh có thể phát triển mạnh trồng rừng.

Về nông nghiệp: Quảng Ninh có trên 74.000 ha đất canh tác, đất hoang hoá chua mặn còn nhiều.

Về thuỷ hải sản: Quảng Ninh là vùng biển có nhiều giống thuỷ sản và đặc sản có trữ lượng lớn, có giá trị kinh tế cao, ngoài việc thuận lợi về đánh bắt thuỷ hải sản, Quảng Ninh là tỉnh có vị trí rất thuận lợi cho cho việc nuôi trồng các loại thuỷ hải sản trên biển, bãi bồi…Có thể nói Quảng Ninh là nơi hội tụ các loại đặc sản quý hiếm cả ở rừng và ở biển.

Tài nguyên du lịch cảnh đẹp của Quảng Ninh được thể hiện tập trung ở Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long với kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng đã hai lần được UNESCO công nhận, có diện tích 1.553 km2

, gồm 1.969 hòn đảo. Ngoài ra Quảng Ninh có bờ biển tuyệt vời với nhiều bãi tắm tự nhiên như: Trà Cổ, Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Cô Tô… khu du lịch Tuần Châu, Yên Tử… là những địa danh mà hàng năm đã thu hút từ 2,5 - 3 triệu lượt khách tham quan du lịch.

Tóm lại: Có thể nói thiên nhiên đã ưu đãi cho Quảng Ninh "một vùng

đất, vùng trời, vùng biển", đó là yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hoà” tạo điều

kiện cho Quảng Ninh có thể phát triển trong tương lai để trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

3.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Dân số: Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và

nhà ở năm 2012, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nữ có 558.793 người; Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh 50,3% đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng). Dân số ở khu vực nông thôn là 568.442 người. Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước. Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2010 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%). Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 người/km2. Tỷ lệ số dân trên 6 tuổi biết chữ chiếm 92,5%, tỷ lệ dân số tốt nghiệp phổ thông trung học xấp xỉ 50%, đó là cơ sở thuận lợi cho Quảng Ninh phát triển đào tạo nghề và tiếp thu các kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và quản lý là điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh tận dụng lợi thế về lực lượng lao động phục vụ cho sự nghiệp phát triển Kinh tế - Xã hội.

Lao động: Theo số liệu thống kê năm 2012, số người trong độ tuổi lao

động là 92.248, chiếm tỷ lệ trên 52,3% tổng dân số. Đây là tỷ lệ tương đối cao so với một số vùng khác, nguyên nhân do cơ cấu dân số lứa tuổi trẻ chiếm tỷ lệ rất cao (trên 70% dân số là lứa tuổi dưới 34). Tuy nhiên trong độ tuổi lao động chỉ có 95,42% số người đang lao động trong các ngành kinh tế, số còn lại đang đi học hoặc không có khả năng lao động.

3.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản a. Tài nguyên biển và bờ biển

Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, nhất là ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thị xã Móng Cái và huyện Hải Hà.

b. Tài nguyên đất

đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả. Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có rừng chiếm 38%, diện tích chưa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.

c. Tài nguyên nước

Quảng Ninh là tỉnh có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc. Nước mặt: Lượng nước các sông khá phong phú, ước tính 8.776 tỷ m3

phát sinh trên toàn lưu vực. Dòng chảy lên tới 118 l/s/km2 ở những nơi có mưa lớn. Cũng như lượng mưa trong năm, dòng chảy của sông ngòi ở Quảng Ninh cũng chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có lượng nước chiếm 75-80% tổng lượng nước trong năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 có lượng nước chiếm 20 - 25% tổng lượng nước trong năm.

Nước ngầm : Theo kết quả thăm dò, trữ lượng nước ngầm tại vùng Cẩm Phả là 6.107 m3/ngày, vùng Hạ Long là 21.290 m3/ngày.

d. Tài nguyên khoáng sản

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…được tập trung ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Than đá: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều; Các mỏ đá vôi: Hoành Bồ, Cẩm Phả; Các mỏ cao lanh: Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thành phố Móng Cái… Các mỏ nước khoáng: Cẩm Phả, Tiên Yên).

e. Tài nguyên rừng

Quảng Ninh có 243.833,2 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%. Còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng

230 ngàn ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn.

f. Tài nguyên du lịch biển

Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long - 2 lần được Unesco xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới và trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Ngoài ra tỉnh Quảng Ninh còn có Vịnh Bái Tử Long cùng các hải đảo và nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Trà Cổ, Bãi Cháy, Ti Tốp cùng hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển với mật độ cao vào loại nhất của cả nước.

Với bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu du lịch hiện đại tầm cỡ quốc tế, hàng năm Quảng Ninh đã thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, du lịch, nghỉ dưỡng và hội thảo.

3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế

3.1.3.1 GDP và cơ cấu công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 lần lượt là 13,0, 10,6, 12,3, 12,1, 7,4; trung bình giai đoạn 2008 - 2011 là 12%/năm, cao gấp 1,8 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)