Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 55)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế

3.1.3.1 GDP và cơ cấu công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 lần lượt là 13,0, 10,6, 12,3, 12,1, 7,4; trung bình giai đoạn 2008 - 2011 là 12%/năm, cao gấp 1,8 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước (là 7%). GDP bình quân đầu người trong năm 2011 là 2.264 USD, cao gấp 1,65 lần giá trị bình quân của cả nước (là 1.375 USD).

Về cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp chiếm 53%, ngành dịch vụ chiếm 42%, ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 5%. Khai khoáng và du lịch là các ngành kinh tế chủ đạo của Quảng Ninh, nhưng các ngành kinh tế khác cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn.

3.1.3.2 Ngành công nghiệp

Các trung tâm công nghiệp quan trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là trung tâm nhiệt điện than (Nhiệt điện Quảng Ninh, Mông Dương, Cẩm Phả,

Mạo Khê, Uông Bí), trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng (các nhà máy xi măng Cẩm Phả, Thăng Long, Hạ Long, các nhà máy sản xuất gạch ngói chất lượng cao), trung tâm công nghiệp đóng tàu. Hiện nay, sản xuất công nghiệp tỉnh Quảng Ninh phát triển theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến. Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành các khu công nghiệp như khu công nghiệp Cái Lân, khu công nghiệp Việt Hưng (Hạ Long), Đông Mai, Đầm Nhà Mạc (Quảng Yên), Phương Nam (Uông Bí), Hải Yên (Móng Cái), khu công nghiệp cảng biển Hải Hà và một số cụm công nghiệp khác góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh.

Theo Quy hoạch Tổng thể Phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong số 11 KCN và 4 KKT tại tỉnh Quảng Ninh chỉ có 04 KCN đang hoạt động, trong khi đó các KCN khác đang trong giai đoạn xây dựng hoặc đang được quy hoạch.

Để thúc đẩy phát triển các KCN ở các địa phương, đặc biệt là ở tỉnh Quảng Ninh, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 386/2012/QĐ-UBND ngày 22/02/2012 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ đầu tư và các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, các KCN sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

3.1.3.3.Ngành nông nghiệp

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Quảng Ninh, đóng góp 3.476 tỷ đồng (6%) trong tổng GDP năm 2011 (giá thực tế 2011). Các hoạt động nông nghiệp trải đều trên 14 huyện thị của tỉnh Quảng Ninh, nhưng chủ yếu tập trung ở các huyện Hải Hà, Đông Triều, Hoành Bồ và Quảng Yên. Trong ngành nông nghiệp, các hoạt động lớn nhất là trồng trọt, chăn nuôi, và thủy sản, lần lượt chiếm 47% và 43% tổng GDP nông nghiệp.Kết quả cụ thể trên từng lĩnh vực như sau:

- Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây hàng năm duy trì ổn định trên 120 ngàn ha; trong đó, đặc biệt chú trọng sản xuất lương thực, diện tích lúa hàng năm đạt trên 68 ngàn ha; sản lượng cây lương thực có hạt trong 5 năm qua đã có sự tăng trưởng khá, đạt từ 42,5 vạn tấn trở lên (năm 2011 đạt 47,06 vạn tấn), bình quân lương thực đầu người đạt trên 330 kg/người/năm đảm bảo an ninh lương thực. Giữ ổn định diện tích chè trên 15,6 ngàn ha, hàng năm hỗ trợ trồng thay thế giống chè cũ bằng các giống có năng suất, chất lượng cao đạt trên 500 ha; sản lượng chè búp tươi năm 2013 ước đạt 129 ngàn tấn, tăng 26,66 ngàn tấn so với năm 2008.

- Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu 71,7 ngàn con, đàn bò 89,01 ngàn con, đàn lợn 749,5 ngàn con, đàn gia cầm 11,13 triệu con; tổng sản lượng thịt hơi các loại năm 2013 ước đạt 127 ngàn tấn tăng 51,59 ngàn tấn so với năm 2008. Tỷ lê ̣ các giống lợn lai , bò lai liên tục tăng . Bước đầu hình thành các cơ sở chăn nuôi hàng hóa tập trung, an toàn dịch bệnh, như: Chăn nuôi gà an toàn sinh học, gà nhiều cựa; chăn nuôi lợn quy mô lớn; tập trung hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao.

- Lâm nghiệp: Diện tích trồng mới rừng tập trung giai đoạn 2009 - 2013 đạt 34,12 ngàn ha, trong đó trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 1,05 ngàn ha; khoán bảo vệ rừng hàng năm 33,4 ngàn ha; độ che phủ rừng tăng từ 47,8% năm 2008 lên 50,2% năm 2013. Bước đầu đã có sự đầu tư thâm canh trồng rừng sản xuất, sản lượng gỗ khai thác năm 2012 đạt 355,7 ngàn m3, tăng 138,05 ngàn m3

so với năm 2008.

- Thủy sản: Tổng diện tích nuôi thủy sản hàng năm đạt trên 9,5 ngàn ha; sản lượng thủy sản năm 2013 ước đạt 26,4 ngàn tấn tăng 10 ngàn tấn so với năm 2008. Tập trung chỉ đạo mở rộng diện tích một số giống thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như: Rô phi đơn tính, Chép lai V1..., ứng dụng thành công kỹ thuật sản xuất một số giống thuỷ đặc sản như: Cá Anh Vũ, cá Lăng chấm; hàng năm triển khai chương trình tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

3.1.3.4 Ngành du lịch

Du lịch là một trong ngành kinh tế chính của tỉnh Quảng Ninh và được coi là ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế trong tương lai. Quảng Ninh có hai danh thắng trọng điểm, nổi bật cả về giá trị thiên nhiên và văn hóa cần được khai thác đúng tầm tiềm năng thực sự, đó là Vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. Hai vịnh này là báu vật thiên nhiên đặc biệt nhất của tỉnh với cấu tạo địa chất độc đáo và cảnh quan tuyệt đẹp. Hai vịnh này cũng có hệ thực vật và động vật đặc biệt, góp phần cho sự đa dạng sinh học nói chung của tỉnh. Vịnh Hạ Long sở hữu thương hiệu đặc biệt và đã được công nhận là Di sản thế giới và là một trong bảy Kỳ quan thiên nhiên mới. Vịnh Bái Tử Long vẫn chưa được phát triển nhưng có nhiều khu vực hoang sơ để phát triển du lịch cao cấp. Các sản phẩm văn hóa nổi bật của tỉnh có thể kể đến là là Yên Tử, kinh đô Phật giáo của Việt Nam, làng chài nổi trên Vịnh Hạ Long, cũng như 626 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh.

3.1.3.5. Ngành khai thác than

Than khai thác tại Quảng Ninh chiếm trên 90% tổng sản lượng than cả nước. Quảng Ninh có bể than lớn cung cấp chủ yếu là anthraxit với hàm lượng các-bon cao. Tổng tài nguyên trữ lượng ước đạt khoảng 8,8 tỷ tấn trên diện tích khoảng 1.000 km2 (130 km chiều dài và 6 - 10 km chiều rộng) từ Đông Triều đến Cẩm Phả. Trong đó, khoảng 3,9 tỷ tấn thuộc tài nguyên trữ lượng cấp A, B, C1, C2, chiếm 44,6% tổng tài nguyên trữ lượng Bể than Đông Bắc. Trong triển vọng đến 2020, Quảng Ninh tiếp tục duy trì là nguồn sản xuất than chính của cả nước. Quy hoạch quốc gia về khai thác than do Chính phủ phê duyệt cho thấy Quảng Ninh cần tăng sản lượng than từ 45 tr. tấn trong năm 2010 lên 55-58 tr. tấn trong năm 2015 và 59-64 triệu tấn trong năm 2020 để thực hiện nghĩa vụ cung cấp than phẩm cấp thấp để sản xuất điện. Điều này đồng nghĩa với tăng trưởng GĐP ngành than là 3,5% giai đoạn 2010-2015, và 3,1 % giai đoạn 2015-2020.

Số lượng, chất lượng vận chuyển hàng hoá và hành khách trên các phương tiện được nâng lên hàng năm. Khối lượng hàng hóa vận chuyển ước tính tăng trung bình 13,4%/năm. Đường bộ và đường sắt chiếm 37% lưu lượng hàng hóa, còn đường sông và đường biển chiếm 63%. Khối lượng hành khách vận chuyển đã tăng gấp đôi từ 12.3 triệu hành khách lên 27,6 triệu hành khách trong giai đoạn 2006-2010 và đa số được vận chuyển qua đường bộ. Kinh tế cảng biển, hoạt động cung ứng tàu biển, kho ngoại quan, tạm nhập tái xuất...cũng phát triển mạnh.

3.1.3.7 Ngành thương mại

Tổng mức bán l hàng hóa, doanh thu dịch vụ toàn tỉnh Quảng Ninh tăng bình quân 19,1%/năm với hai trung tâm thương mại chính là Hạ Long và Móng Cái. Giá trị thương mại qua tỉnh năm 2011 là 12 tỷ USD, trong đó 3,4 tỷ USD là kim ngạch nhập khẩu (chiếm 28,2%), 3,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu (chiếm 27,1%) và 5,4 tỷ USD giao dịch quá cảnh (giao dịch quá. cảnh bao gồm tạm nhập tái xuất nhanh, chiếm 44,7%).

3.2. Tổng quan về môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Hiện trạng môi trường nước

Hiện nay toàn tỉnh có 75% số hộ có nước sạch sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày và trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên việc sử dụng không hợp lí nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản, tình trạng xả rác bừa bãi, tình trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, nước thải công nghiệp không qua quá trình xử lí thải trực tiếp xuống ao hồ, sông rạch làm cho nguồn nước ngày ngày càng ô nhiễm. Năm 2014, tình trạng nắng nóng kéo dài làm cho nước mặn ngày càng xâm nhập sâu vào nội đồng , nguồn nước bị cạn kiệt. Việc ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc tại tỉnh Quảng Ninh

TT Điểm lấy mẫu PH COND

(ms/cm) TURB (mg/l) DO (mg/l) SAL (%) TDS (mg/l) BOD5 (mg/l) Coliform (MNP/100ml) COD (mg/l) As (mg/l) 1 Nước sông Vàng Danh

tại đập Lán Tháp 6,64 0,56 17 6,78 - 564 168.5 73333 282 <0,001

2 Sông Vàng Danh sau hợp

lưu với suối Than Thùng 6,91 0,23 77 7.34 - 657 288 75000 320 <0,001

4 Nước hồ Yên Trung 7,09 0,305 12 6.9 0,0 129 270 - 300 - 5 Nước sông Đá Bạc, dưới

chân cầu qua sông trên đường 10

- - - - - - 334 - 350 -

6 Sông Hang Ma, dưới chân cầu qua sông trên đường 10

6,97 1,19 119 7.78 0,05 652 211 62000 367 0,065

7 Cầu Tân Yên trên

đường 18 7,95 1,67 45 7.39 0,07 - 123 16050 438 -

8 Đập sông Uông gần

đường 18 7,73 0,188 207 6.91 0,0 556 187 13000 224 <0,001

9 TXL nước Lán Tháp, nước thô trước khi vào bể lắng.

8,32 0,22 3 8.2 0,0 95 15000 118 <0,001

TCVN 5942 – 1995 cột A 6-8.5 >=2 <4 5000 20 0.001

TCVN 5942 – 1995 cột B 5.5-9 >=6 40* <25 10000 80 0.002

Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh

Ghi chú:

- COND (Conductivity): Độ dẫn điện; - TURB (Turbility): Độ đục;

- DO: Độ hòa tan oxy trong nước; - SAL (Salt): Độ muối;

- TDS (Total dissolved Solid): Tổng chất rắn hòa tan;

- BOD5 (Biological Oxygen Dissolve): Lượng ô xi sinh học hòa tan (được đo sau khi ủ 5 ngày ở nhiệt độ 200

C); - Coliform: Vi khuẩn;

- COD (Chemical oxygen dissolve): Lượng ô xi hóa học hòa tan; - As: Asen.

Nhận xét:

- Chất lượng môi trường nước của tỉnh Quảng Ninh tiếp tục bị suy giảm do ảnh hưởng các chất phát thải của hoạt động khai thác, chế biến than, sản xuất nông nghiệp....

- Các chỉ số chất lượng môi trường nước chủ yếu: BOD, COD, Coliform, As đều cao, vì vậy cần phải có các biện pháp quản lý hiệu quả và hợp lý các nguồn gây ô nhiễm và tài nguyên nước của tỉnh.

3.2.2. Hiện trạng môi trường không khí

Nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh tập trung vào chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ hải sản. Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn chưa phát triển nên mức độ ô nhiễm không khí chưa đến mức trầm. Qua theo dõi, lấy mẫu, phân tích chất lượng không khí ở một số điểm có mật độ giao thông và mật độ dân cư cao trong khu vực, bao gồm: chợ Cầu Ngang, bến xe Cửa Ông, bền phà Cẩm Phả. Kết quả cho thấy hiện trạng môi trường

không khí của tỉnh Quảng Ninh tại một số điểm quan trắc như sau:

Bảng 3.2. Chất lƣợng không khí tại một số điểm khoan trắc Chỉ tiêu Chợ Cầu Ngang Bến xe Cửa Ông Bên phà Cẩm Phả TCVN 5937-1995 Bụi 0,26 0,21 0,34 <0,3 SO2 0,04 0,075 0,077 <0,5 NO2 0,034 0,01 0,065 <0,4 Chì 2 x 10-4 3,2 x 10-4 4,1 x10-4 <5 x 10-3

Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh

Qua kết quả quan trắc tại một số điểm tại tỉnh Quảng Ninh so sánh với tiêu chuẩn cho phép TCVN (5937 – 1995), tiêu chuẩn chất lượng không khí ở khu vực nông thôn, có thể rút ra kết luận:

- Môi trường không khí ở khu vực nông thôn của tỉnh Quảng Ninh còn tương đối tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm CO; NO2 và SO2.

- Chỉ tiêu bụi ở một số điểm nằm ở mức gần tiêu chuẩn cho phép. Riêng ở bến phà Cẩm Phả đã cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

3.2.3. Hiện trạng môi trường đất

Nền nông nghiệp trong những năm gần đây tăng trưởng khá nhờ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tuy nhiên mặt trái của quá trình tăng trưởng này là chất lượng môi trường ngày một đi xuống, trong đó có cả môi trường đất. Qua kết quả phân tích chất lượng đất quan trắc năm 2014 ta nhận thấy hầu như tất cả các vị trí đều có giá trị các chất ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép theo quy định tại cột 1 QCVN 03/2008, quy định về chất lượng đất sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu đất sản xuất nông nghiệp tại một số huyện của tỉnh Quảng Ninh

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 1 pHKCl - 5,3 6,5 7,5 7,7 2 Tổng N % 0,151 0,099 0,127 0,113 3 Tổng P % 0,59 1,62 0,59 0,75 4 Zn % 0,0136 0,008 0,0123 0,0107 5 Pb % 0,0018 0,0041 0,0035 0,0020 6 Cu % 0,0021 0,0006 0,0014 0,0007

Nguồn: Trung tâm quan trắc TNMT tỉnh, năm 2014

Ghi chú: Đ1: Đất trong khu vực huyện Cô Tô (đất ruộng)

Đ2: Đất trong khu vực sản xuất huyện Hoành Bồ Đ3: Đất tại khu vực thị xã Cẩm Phả

Đ4: Đất tại khu vực đê sông huyện Đầm Hà Nhận xét: Từ kết quả phân tích cho thấy:

- Độ pH trầm tích ở khu vực dân cư sinh sống (đất ruộng) và ở khu vực sản xuất đều có tính axit (5,3-6,5). Tại khu vực gần sông, pH trầm tích trung tính hơn (7,5-7,7).

- Về đặc tính dinh dưỡng, nhìn chung các yếu tố tổng N, tổng P trong đất đều cao hơn so với đất tự nhiên và đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (giá trị tổng N từ 0,099-0,151% và tổng P từ 0,59-1,62).

- Hàm lượng kim loại như Zn dao động trong khoảng 0,008-0,0136%; Pb khoảng 0,0018-0,0041%; Cu dao động trong khoảng 0,0006-0,0021%. Hàm lượng các ion kim loại Zn, Pb, Cu trong đất tại tỉnh Quảng Ninh đều cao hơn so với đất tại một số địa phương khác.

3.3. Thực trạng quản lý môi trƣờng nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

Công tác hỗ trợ của chính quyền địa phương thể hiện thông qua các hoạt động như chi ngân sách cho các hoạt động BVMT, nghiên cứu và tổ chức ứng dụng các đề tài khoa học cho công tác BVMT và thông qua hoạt động hợp tác quốc tế BVMT

3.3.2.1. Về chi ngân sách cho các hoạt động BVMT

Chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học và BVMT tăng dần về số tuyệt đối qua các năm, nhưng tỷ trọng so với tổng chi ngân sách trên địa bàn lại giảm: Năm 2012 là 4.805 triệu đồng, chiếm 0,84% so với tổng chi ngân sách, năm 2013 tăng 1.473 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 0,55% so với tổng chi ngân sách, tức là giảm 0,29% so với năm 2012. Sự giảm về số tuyệt đối này là do các năm gần đây, số chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học giảm, còn số chi cho BVMT tăng lên. Năm 2012, tổng chi ngân sách cho hoạt động BVMT (không tính chi thường xuyên và các sự nghiệp khác) là 849 triệu đồng tăng lên 1.455 triệu đồng vào năm 2013 và năm 2014 là 1.548 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)