Vốn đầu tư cho quản lý môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 76)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.3. Vốn đầu tư cho quản lý môi trường

Theo báo cáo, tổng vốn đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) khu vực nông thôn của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015 là 1.385 tỷ đồng, trong khi đó khu vực nông thôn là 520 tỷ triệu đồng (chiếm 37,52% của toàn tỉnh)). Theo Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, năm 2012 vốn đầu tư cho SXNN chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn (khoảng 5,15% tổng vốn) đầu tư toàn tỉnh. Điều này cho thấy rằng vốn đầu tư cho SXNN chưa tương xứng với sự phát triển của ngành.

Do đầu tư vào SXNN có độ rủi ro cao nên hầu hết các nhà đầu tư tư nhân sẽ chọn đầu tư vào các lĩnh vực khác thuộc danh mục, lĩnh vực ưu đãi đầu tư có lợi nhuận cao, đặc biệt là ít rủi ro hơn. Đầu tư cho SXNN chủ yếu vẫn là từ hộ

nên nhỏ lẻ, manh mún. Đây là khó khăn và thách thức đối với ngành nông nghiệp trong thời gian tới, nếu không được hỗ trợ của tỉnh về vốn đầu tư và chính sách ưu đãi riêng thì ngành nông nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.

Những năm gần đây chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học về BVMT của Thành phố tăng qua các năm nhưng tỷ trọng so với tổng chi ngân sách hầu như không tăng hoặc tăng chậm và đặc biệt chi ngân sách cho BVMT khu vực nông nghiệp nông thôn thì chưa được chú ý đến. Chi sự nghiệp BVMT k h u v ự c nông nghiệp chủ yếu là phục vụ cho công trình về kênh mương, đầu tư CSHT kỹ thuật.

Chủ trương chi không dưới 1% ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp MT đã được triển khai. Tuy vậy, các huyện phân bổ và sử dụng nguồn kinh phí này còn dàn trải, kém hiệu quả. Việc phân bổ, thực hiện nguồn chi ở nhiều huyện chưa có sự tham gia của cơ quan chuyên môn (Sở TN và MT ; Sở NN và PTNT). Chưa thực hiện được việc thu thuế, phí và lệ phí BVMT vì vậy chưa đủ kinh phí để đầu tư các công trình xử lý MT nói chung và xử lý nước thải, nước cấp cho nông nghiệp nói riêng. Ngoài ra, kinh phí phân bổ cho việc triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra tình hình tuân thủ các quy định QLMT cho phát triển SXNN tại các hộ và trang trại chăn nuôi là rất hạn hẹp. Việc thanh, kiểm tra chỉ tiến hành được tại một số ít các cơ sở sản xuất. Đây chính là một trong những nguyên nhân hạn chế tình hình chấp hành các quy định QLMT.

Bảng 3.10. Công tác thanh tra môi trƣờng của tỉnh Quảng Ninh

Nội dung

thanh tra Số lƣợng Cơ sở thực thực hiện

Chủ trì Phối hợp Thực hiện pháp luật BVMT 35 - Sở TN và MT - Sở NN và PTNT - Phòng TN và MT huyện - Phòng kinh tế huyện Thanh tra theo kế

hoạch

30 - Sở TN và MT

- Sở NN và PTNT

- Phòng TN và MT huyện - Phòng kinh tế huyện

Thanh tra đột xuất 25 - Sở TN và MT

- Sở NN và PTNT

- Phòng TN và MT huyện - Phòng kinh tế huyện

3.4.4.Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn

Việc thực thi chính sách kinh tế và QLMT cho phát triển SXNN đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trên địa bàn, bao gồm: Sở TN và MT, Sở NN và PTNT, Chi cục môi trường, Trung tâm Quan trắc môi trường; Trung tâm Khuyến nông, Phòng TN và MT, Phòng Kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế việc phối kết hợp giữa các đơn vị này còn hạn chế. Chính quyền địa phương không tham gia tích cực trong việc QLMT, quản lý hoạt động nước xả thải, nộp phí BVMT, tuyên truyền và vận động xây dựng hệ thống xử lý nước thải... Điều này do cơ chế phối kết hợp giữa các đơn vị chưa rõ ràng, chính quyền địa phương không nhận được kinh phí hoặc không rõ cơ chế phân chia lợi ích khi tham gia các hoạt động QLMT nông nghiệp nông thôn.

3.5. Đánh giá chung về quản lý môi trƣờng nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

3.5.1. Những kết quả đạt được

Nhìn chung tỉnh Quảng Ninh đã thưc hiện tương đối tốt việc quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn cụ thể như sau:.

- Tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện các chính sách và hành lang pháp lý về quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn.

- Nguồn ngân sách đầu tư cho sự nghiệp QLMT trong những năm qua đã có bước chuyển biến tích cực, nhiều dự án môi trường nông nghiệp, nông thôn đang được xây dựng, dần dần từng bước cải thiện môi trường nông thôn.

- Các công cụ quản lý môi trường đã thực hiện tốt góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất nông nghiệp cụ thể:

- Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT đã được triển khai sâu rộng, đa dạng các hình thức tuyên truyền và phối hợp nhiều cơ quan tổ chức thực hiện.

+ Các khoản thu thuế, phí bảo vệ môi trường góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, dùng để chi cho việc đầu tư giải quyết các vấn đề môi trường, đồng thời tạo các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng.

+ Nguồn thu phí bảo vệ môi trường đã được sử dụng vào các mục đích như: Cải tạo. nâng cấp hệ thống cống rãnh, thoát nước, cải tạo môi trường các khu vực sông, hồ, quy hoạch xây dựng các khu xử lý rác thải, cải tạo môi trường tại các địa phương,… Ngoài ra nguồn thu này còn được phân cho Chi cục bảo vệ môi trường,

+ Quỹ Bảo vệ môi trường để thực hiện các nhiệm vụ truyền thông bảo vệ môi trường góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng. Qua công tác thu phí cho thấy, các quy định của chính sách thuế, phí hiện hành đã có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường. Việc quy định ưu đãi thuế đối với lĩnh vực sản xuất đã làm cho hộ có ý thức hơn trong việc tìm các biện pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi do hoạt động sản xuất của mình gây ra cho môi trường; quan tâm áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm bớt xả thải chất độc hại ra môi trường. Thúc đẩy các hộ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất, sử dụng nguyên liệu mới thay thế nguyên liệu hoá thạch để sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích người dân khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm.

- Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT đã được triển khai sâu rộng, đa dạng các hình thức tuyên truyền và phối hợp nhiều cơ quan tổ chức thực hiện.

3.5.2.Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được việc QLMT nông nghiệp,nông thôn còn gặp phải một số hạn chế sau:

- Các mức phí đưa ra còn thấp chưa tạo được động lực để người dân và các hộ giảm thải xuống mức tối thiểu, họ sẵn sàng trả tiền phí để thải ra MT mà không quan tâm tới việc gây tổn hại chất lượng MT.

- Các quy định pháp luật và công tác quản lý còn thiếu tính chặt chẽ dẫn tới tình trạng các hộ gia đìnhlợi dụng sơ hở trong các luật định để thải các chất độc hại ra MT mà không chịu bất kỳ phí tổn nào.

- Đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát có trình độ chuyên môn thiếu nhiều nên không thể theo dõi thường xuyên việc xả thải của các hộ, các thiết bị và công nghệ phục vụ cho việc xác định nồng độ ô nhiễm thiếu, cũ và lạc hậu nên không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Việc phân tích mẫu không đủ điều kiện để thực hiện hết nên chủ yếu dựa vào tinh thần tự nguyện của các hộ SXNN, do đó các hộ tìm cách để giảm mức phí phải nộp xuống mức thấp nhất.

- Quyền sở hữu không được phân định rõ ràng, tài nguyên và dịch vụ MT được coi như tài sản chung ai cũng có quyền sử dụng và không phải trả tiền. Điều này đã dẫn đến tình trạng cộng đồng không có ý thức trong việc sử dụng tài nguyên và chi trả cho các dịch vụ làm sạch môi trường.

- Hệ thống chính sách về MT NT còn thiếu, các quy định chung chung, thiếu sự lồng ghép, thiếu các quy định cụ thể về BVMT trong chính sách phát triển KT-XH.

- Cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu sự phối hợp và trao đổi thông tin không kịp thời. Ở cấp huyện, cấp xã và thôn, trang thiết bị hầu như không có, việc thu thập số liệu, thông tin môi trường chủ yếu là phỏng đoán, số liệu điều tra và thống kê phải qua các cơ quan và tổ chức khác.

- Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật cho BVMT khu vực nông thôn chưa phát huy hiệu quả, nhiều dự án bị bỏ dở gây lãng phí tiền của Nhà nước.

- Công tác truyền thông về MT còn quá ít về số lượng, đơn điệu về nội dung bởi vậy chưa thu hút được sự quan tâm của người dân NTTS. Công tác thanh tra, kiểm tra ở các cấp QLMT chưa thường xuyên, triệt để. Các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật BVMT còn mang nặng tình cảm.

3.5.3. Nguyên nhân tồn tại

Các quy định hiện hành về QLMT cho phát triển SXNN bộc lộ nhiều bất cập, chưa hoàn chỉnh. Ví dụ Nghị định 67/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định tỷ lệ lấp đầy dưới 70% tại KCN thì chưa phải xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Điều này dẫn đến nhiều KCN có nhiều đường xả nước thải và rất khó kiểm soát tình trạng ÔNMT.

Trong việc thu phí BVMT SXNN. Việc yêu cầu nộp tờ khai nộp phí, kiểm tra chính xác của các tờ khai nộp phí này thông qua việc đo đếm, lấy mẫu phân tích ở tất cả các hộ, trang trại là một việc làm tốn rất nhiều công sức và nguồn lực tài chính. Hơn nữa, việc quy định tiếp nhận khác nhau với mức phí thải khác nhau cũng làm cho chế độ thu phí trở nên phức tạp và khó khăn khi triển khai.Việc thu phí nhằm hai mục đích là để hạn chế ÔNMT và tạo nguồn thu để trang trải các chi phí hành chính (thu phí, lấy mẫu phân tích...) và tạo nguồn kinh phí cho Quỹ BVMT. Tuy nhiên, cơ chế thu phí hiện nay khó có thể đạt được đồng thời cả hai mục đích này. Bởi để thu được phí thì lượng thải từ các hộ, trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản phải lớn do vậy khó đạt được mục tiêu giảm ÔNMT.

Do đời sống người dân ở khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn nên một bộ phận dân cư chưa có ý thức bảo vệ môi trường trong sinh hoạt và sản xuất.

Ngoài ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường còn do sự phối hợp và trao đổi thông tin giữa các đơn vị QLMT ở cấp xã, huyện, thành phố chưa thực sự chặt chẽ, thường xuyên. Điều này dẫn đến tình trạng các cấp cơ sở thiếu thông tin về luật và chính sách có liên quan đến MT.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH 4.1. Quan điểm, nhiệm vụ quản lý môi trƣờng nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

- Công tác bảo vệ môi trường phải được lồng ghép và thể hiện cụ thể trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành; các chiến lược, kế hoạch, phương án quy hoạch phát triển các lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và được Bộ phê duyệt; công tác kiểm tra việc thực hiện các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư do Bộ quản lý phải được thực hiện định kỳ, thường xuyên.

- Chú trọng việc phòng ngừa và nâng cao năng lực kiểm soát ô nhiễm trong quá trình sản xuất; xác định và xử lý chất thải ngay tại nguồn phát thải; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới quan trắc, nâng cao năng lực quan trắc và cảnh báo môi trường trong các lĩnh vực sản xuất của ngành.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý chất thải; khuyến khích tái sử dụng chất thải trong quá trình sản xuất thông qua hệ sinh thái tự nhiên hoặc bằng công nghệ sinh học; tăng cường quản lý an toàn sinh học động thực vật biến đổi gen và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Tăng cường các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường; nghiên cứu xây dựng quỹ bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực sản xuất của ngành; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ vốn, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chính sách chi trả dịch vụ môi trường.

- Bảo vệ môi trường nông thôn: tăng cường công tác quy hoạch và quản lý môi trường trong phát triển làng nghề, cụm công nghiệp chế biến nông lâm sản, trại chăn nuôi tập trung; nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ các dịch vụ thu gom chất thải rắn ở nông thôn, xây dựng và nhân rộng các mô hình xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn ở nông thôn.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường: phổ biến, quán triệt sâu rộng Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị, các chương trình hành động của Chính phủ, các chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường tới các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động liên quan đến phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lồng ghép chương trình tuyên truyền bảo vệ môi trường trong các hoạt động phát triển cộng đồng; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường.

4.2. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý môi trƣờng nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

4.2.1. Điều chỉnh bổ sung các công cụ kinh tế quản lý môi trường

- Cần tiến hành rà soát các quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ với các quy định về thuế bảo vệ môi trường.

- Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường trong đó có vấn đề xử lý vi phạm trong lĩnh vực nộp phí bảo vệ môi trường, hoàn thiện các quy định về chậm nộp phí ... Đẩy mạnh giám sát thực hiện và áp dụng các biện pháp chế tài nghiêm khắc để xử lý các trường hợp vi phạm về kê khai, nộp thuế, phí bảo vệ môi trường.

- Cần xây dựng một quy trình thống nhất từ việc thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường để tránh sự chồng chéo giữa các đơn vị quản lý nhà nước.

- Hội đồng nhân dân cần đưa ra quyết định để quy định cụ thể về việc tập trung nguồn thu phí bảo vệ môi trường về Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương để tập trung nguồn lực kinh tế cho công tác bảo vệ môi trường.

4.2.2. Tăng cường thực hiên thu thuế, phí và lệ phí môi trường

Hiện nay, thuế, phí và lệ phí môi trường đã có qui định, nhưng tình hình thực hiện còn hạn chế do số lượng hộ SXNN nhiều, phân tán và thiếu chế tài cụ thể, cấp cơ sở cũng chưa triển khai và người dân cũng chưa mong muốn nộp khoản này. Nếu nộp sẽ làm tăng chi phí sản xuất của hộ nên nhiều hộ tránh né. Hơn nữa, từ trước đến nay các hộ chưa quen phải nộp các loại phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)