Kinh nghiệp quản lý và xử lý môi trường của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 35)

5. Kết cấu của đề tài

1.4.1. Kinh nghiệp quản lý và xử lý môi trường của một số nước trên thế giới

1.4.1.1. Quản lý hiệu quả môi trường nông thôn mới ở Trung Quốc

Cùng với tiến trình nhất thể hóa thành thị - nông thôn và sự tiến bộ trong xây dựng, các địa phương trên cả nước đang phát triển một môi trường nông thôn mới, sinh thái và thân thiện với môi trường, đặc biệt là vấn đề xây dựng công trình xử lý rác thải. Quản lý hiệu quả môi trường nông thôn chính là quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống sông ngòi, cây xanh, thu gom và xử lý rác thải, mỗi hạng mục quản lý đều cần phải có tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể. Tuy nhiên đối với quản lý hiệu quả và dài hạn thì 4 vấn đề nêu trên cần phải có kế hoạch thực hiện dài hạn.

Quản lý hiệu quả và lâu dài môi trường nông thôn được thể hiện qua 4 phương diện sau: Một là quản lý và bảo vệ hệ thống đường giao thông nông thôn. Đường giao thông ở nông thôn thường được người dân tận dụng để phơi rơm rạ, thậm chí là đổ rác thải xây dựng và chất thải trong sản xuất nông

nghiệp ra đường, chính vì thế hệ thống cống rãnh thoát nước mưa cũng bị ảnh hưởng, mặt đường, vỉa hè, mặt cầu không được làm sạch thường xuyên, vỉa hè lòng đường bị lồi lõm, sụt lún, cây xanh hai bên đường cũng không được chăm sóc cẩn thận, vì thế cần phải có biện pháp mạnh để bảo quản đường giao thông nông thôn, có quy định rõ ràng về sử dụng đường giao thông và yêu cầu đơn vị bảo trì bảo dưỡng đường có trách nhiệm định kỳ bảo dưỡng ít nhất là 95% diện tích mặt đường giao thông trong khu vực. Hai là quản lý và bảo vệ hệ thống sông ngòi. Đường bao 2 bên bờ sông và kênh rạch cần được làm sạch, mặt nước và lòng sông, lòng kênh cần được thường xuyên nạo vét và vớt rác thải, không để bèo tấm bao phủ mặt sông, mặt kênh. Đặc biệt cơ quan chức năng phải có quy định quản lý rõ ràng với việc xả thải của khu công nghiệp, khu vực xây dựng, khu sản xuất nông nghiệp; nước thải sinh hoạt và nước thải ô nhiễm của khu công nghiệp phải qua xử lý mới được xả ra sông, ngòi. Ba là việc quản lý cây xanh ở khu vực nông thôn. Thường thì vành đai xanh tập trung ở khu vực nông thôn, chính vì thế hệ thống cây xanh cần được chăm sóc cẩn thận, đặc biệt là những cây lấy gỗ lâu năm, thường xuyên phun thuốc trị sâu bệnh, trồng xen kẽ cây tán rộng với cây bụi nhỏ, nghiêm cấm hành vi phá hoại hay khai thác cây lấy gỗ bừa bãi. Bốn là vấn đề thu gom và xử lý rác thải. Thực hiện xử lý rác thải theo mô hình hệ thống thu gom - vận chuyển - xử lý rác thải từ làng đến thị trấn đến huyện, rác thải sinh hoạt ở nông thôn được thu gom rồi nén lại thành khối, đóng vào thùng rồi vận chuyển đến nhà máy xử lý rác thải (hoặc bãi rác tập trung).

Việc quản lý lâu dài và hiệu quả 4 vấn để kể trên của môi trường nông thôn chính là tiêu chuẩn để phát triển nông thôn mới, và cũng là yếu tố căn bản làm thay đổi bộ mặt nông thôn Trung Quốc hiện nay.

Yếu tố căn bản để làm nên mô hình quản lý hiệu quả lâu dài môi trường nông thôn chính là “Quản lý nhất thể hóa trên mọi phương diện”, đặc biệt là vấn đề rác thải nông thôn.

Cụ thể, chính quyền địa phương phải xác định được tiêu chuẩn xử lý rác thải tại khu vực quản lý, xác định khối lượng rác thải thu gom và xử lý theo ngày, lập kế hoạch theo dõi kiểm tra định kỳ, quản lý và theo dõi việc thu gom và làm sạch môi trường của nhân viên vệ sinh môi trường; Lên kế hoạch định kỳ nạo vét lòng sông, kênh, rạch, sửa chữa bảo dưỡng đường nông thôn, chăm sóc cây xanh và phòng chống dịch bệnh theo mùa cho cây, với mỗi công việc cụ thể cần xác định rõ chi phí, có kế hoạch chi tiêu hợp lý, những đơn vị chuyên trách có trách nhiệm báo cáo công việc và nguồn chi rõ ràng cho lãnh đạo cấp trên.

Ngoài ra mỗi địa phương cũng cần phải có bộ máy tổ chức quản lý chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đồng thời xử phạt những hành vi vi phạm gây thiệt hại cho địa phương về đường sá, sông ngòi, cây xanh, hoặc vứt rác thải bừa bãi, đặc biệt là kiểm tra chặt chẽ quy trình xử lý nước thải, rác thải của khu công nghiệp và khu sản xuất. Việc quản lý môi trường nông thôn có đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc vào biện pháp quản lý cụ thể của từng địa phương và công tác thanh kiểm tra của các ban ngành có liên quan. Chỉ cần kiên trì và duy trì tốt hệ thống quản lý theo quy chuẩn thì mục đích cải tạo nông thôn ngày một đẹp hơn, sạch hơn, đời sống của người nông dân được nâng cao hơn là điều hoàn toàn có thể đạt được trong tương lai không xa.

Quy tắc đánh giá công tác quản lý môi trường nông thôn có đạt hiệu quả hay không dựa trên 3 điểm: Một là ý thức làm việc của nhân viên vệ sinh môi trường ở địa phương và người quản lý, 1 tháng đánh giá kiểm điểm 1 lần; Hai là thị trấn, xã có trách nhiệm với việc quản lý và chi ngân sách cho hoạt động vệ sinh môi trường không, công việc này thực hiện theo quý (3 tháng

đánh giá 1 lần); Ba là thành phố, huyện kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng môi trường nông thôn, chủ yếu là đánh giá tình hình tổng thể và kế hoạch quản lý dài hạn. Dựa vào việc đánh giá theo 3 quy tắc này, lãnh đạo địa phương có thể nắm bắt được tình hình quản lý thực tế, hiệu quả của công tác quản lý và điều chỉnh nguồn chi ngân sách hợp lý cho từng khu vực.

Điều kiện tiên quyết để quản lý hiệu quả và dài hạn

Để thực hiện được việc quản lý hiệu quả và dài hạn “4 vấn đề trong nhất thể hóa nông thôn” cần phải có 3 điều kiện sau: Thứ nhất là xác định chủ thể thực hiện công tác quản lý tại địa phương. Giao thông nông thôn, quản lý và bảo vệ hệ thống sông ngòi, xanh hóa nông thôn, thu gom và xử lý rác thải là 4 vấn đề cần có 4 đơn vị chức năng khác nhau quản lý, căn cứ vào nguyên tắc quản lý nhất thể hóa yêu cầu các bộ phận chức năng chịu trách nhiệm thiết lập đơn vị chuyên trách từng vấn đề, có người đứng đầu quản lý và có cơ cấu hoạt động rõ ràng, có quyền hạn, thống nhất quản lý, thống nhất tiêu chuẩn, thống nhất kinh phí, và xác định nguồn thu cho địa phương (nếu có). Hai là cần phải có một hệ thống vận hành hoàn chỉnh. Bốn đơn vị quản lý 4 lĩnh vực khác nhau thì sẽ có quy tắc và phương pháp hoạt động riêng, tuy nhiên cũng cần có sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc quản lý và giám sát công việc, và cần có sự tham gia và ủng hộ của người dân cũng như các doanh nghiệp sản xuất. Ba là vấn đề kinh phí hoạt động. Tại khu vực thị trấn, làng xã thì hệ thống xử lý rác thải còn thô sơ, kinh phí đầu tư thấp, chủ yếu là chôn lấp rác thải, có nhiều loại rác không thể phân hủy cũng không được qua xử lý, để lâu sẽ ảnh hướng đến môi trường, thậm chí sẽ ảnh hưởng cả đến nguồn nước ngầm, nước sông ngòi. Vì thế, cần có kinh phí đầu tư thích hợp cho làng, xã để chính quyền địa phương có đội ngũ làm vệ sinh môi trường chuyên nghiệp, có thiết bị thu gom rác và xây dựng cơ sở xử lý rác thải ngay tại địa phương. Công tác quản lý cây xanh, nạo vét sông ngòi, bảo trì đường thôn, xóm cũng

mất khoản chi phí không nhỏ, vì thế chính quyền địa phương cũng cần có kế hoạch chi tiêu ngân sách để bổ sung thêm thiết bị phục vụ cho công việc như máy cắt cỏ, thuyền, xe tưới nước… Ngân sách nhà nước cấp có hạn, do đó để có đủ chi phí cho mọi hoạt động của địa phương thì lãnh đạo cần có biện pháp quản lý chặt chẽ, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của doanh nghiệp.

1.4.1.2. Các nước khác

+ Ở Mỹ, kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008 đang có một sự xem xét lại chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm, áp dụng chiến lược “Tái công nghiệp hóa”. Tháng 11 năm 2009 tổng thống Obama đưa ra mô hình tăng trưởng của Mỹ phải chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững. Trong chiến lược “Tái công nghiệp hóa” cho giai đoạn 10 năm tới nhằm phát triển công nghệ mới dự kiến đầu tư 15.000.000 USD hỗ trợ cho các nguồn năng lượng mới, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Mỹ muốn trở thành nhà lãnh đạo sạch trong công nghệ. Hướng tiếp cận mới theo cách “Kinh tế các bon thấp”, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Cách tiếp cận ở Mỹ luôn lấy tiêu chí hiệu quả Kinh tế để thực thi chính sách, động lực thị trường thúc đẩy đổi mới công nghệ. Thực thi bảo vệ môi trường có khoa học và kế hoạch rõ ràng chia theo giai đoạn, trước

hết người dân phải hiểu, thứ đến phải có can thiệp khoa học và cuối cùng thực

hiện theo chương trình kế hoạch đã có. Tuy nhiên tuỳ theo đặc trưng từng vùng có kế hoạch khác nhau, ví dụ vùng cần bảo vệ nguồn nước có chương trình riêng của lĩnh vực này, bảo vệ đất hay duy trì đa dạng sinh học có chương trình cụ thể thích hợp cho từng loại đất. Trong nông nghiệp, sản xuất sản phẩm hữu cơ và kết hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau trong một trang trại sản xuất được chủ trang trại phát huy cao độ. Cây trồng vật nuôi được kết hợp và phù hợp với đặc điểm sinh thái của nơi sản xuất, duy trì chất lượng đất. Tại trang trại sản xuất nông nghiệp, xu hướng tiết kiệm năng lượng, sử

dụng năng lượng mặt trời khá phổ biến. Chủ trang trại luôn tính toán hiệu quả kinh tế của các phương án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ thông qua việc hoàn thiện sản phẩm từ khâu thu hoạch đến đóng gói, đưa trực tiếp sản phẩm tới các siêu thị để đến người tiêu dùng nhanh nhất, hạn chế chi phí qua trung gian, tăng lợi nhuận. Việc sử dụng hầm Biogas, trợ cấp cho năng lượng sạch được thực hiện ở các vùng sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi quy mô lớn. Cơ quan dịch vụ sản xuất nông trại- FSA (Farm Service Agency) khuyến khích trang trại không sử dụng hoá chất diệt côn trùng và các dịch vụ hỗ trợ khoa học kỹ thuật khác. Trong công nghiệp, vấn đề được chú trọng nhất là tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế nhằm hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Để quyết định lựa chọn theo hướng nào, bài toán kinh tế được tính toán theo vận hành của cơ chế thị trường theo phương án trước mắt và dài hạn. Xu hướng sử dụng năng lượng mặt trời từ việc sản xuất ra nhiều tấm pin đã và đang được triển khai, hiện nay có khoảng 22 thành phố đã sản xuất và sử dụng, không chỉ giải quyết công ăn việc làm, mà còn tiết kiệm năng lượng, mang lại hiệu quả và tiếp cận theo hướng các bon thấp. Những nơi chịu nhiều rủi ro của thiên nhiên và con người như New Olean, sau cơn bão Cachina, nhiều vùng không có người quay lại sinh sống ở các ngôi nhà cũ. Chính quyền địa phương đã thiết lập lại quy hoạch khu dân cư mới với nguồn đóng góp vốn của chính phủ, cộng đồng và các nhà tài trợ khác, quy hoạch mới tính tới ảnh hưởng của bão, lụt và phù hợp hơn với điều kiện sinh thái tự nhiên của vùng. Từ hướng tiếp cận kinh tế Các bon thấp, đối với phát triển đô thị, những khu đô thị mới, chẳng hạn khu vực sân bay cũ nay không còn sử dụng ở gần thành phố Austin thuộc bang Taxes, được quy hoạch lại chuyển đổi sang phát triển khu dân cư sinh sống, một tổ chức phi lợi nhuận với sự tài trợ của Chính phủ và tham gia của nhiều doanh nghiệp, tiến hành quy hoạch, thiết kế các ngôi nhà và toàn bộ khu dân cư thân thiện môi trường, các ngôi nhà xanh được hình thành (Green houses). Những ngôi nhà

đó so với các kiểu nhà trước đây sẽ tiết kiệm năng lượng nhiều hơn, sử dụng năng lượng mặt trời, mang lại lợi ích nhiều hơn cho chủ hộ sử dụng. Hệ thống hạ tầng đồng bộ từ đường sá, thu gom phân loại và xử lý rác, các công nghệ mới được đưa vào ngôi nhà, không gian xanh phù hợp. Khái niệm “Nhà không dây điện” đã xuất hiện. Xu hướng mới xây dựng nhà công sở cũng đã được thiết kế và xây dựng ở thành phố Austin, thuộc bang Texat, một ngôi nhà công sở được thiết kế theo dạng ngôi nhà xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng được nước mưa thiên nhiên, các vật dụng trang trí tận dụng chất thải và nhiều sáng kiến khác được đưa vào là hướng tiếp cận mới đã được thực hiện ở Mỹ. Hệ thống giao thông, nhất là đối với các đường cao tốc quy hoạch giải phân cách xanh là yêu cầu bắt buộc. Mặc dù cách giải quyết ở Mỹ theo kiểu “Kinh tế Các bon thấp”, nhưng với cách tiếp cận đó cũng là nội dung hướng tới phát triển “Nền kinh tế xanh”.

+ Các nước Tây Âu và Nhật bản, xu hướng phát triển cũng hướng tới “Nền kinh tế sạch”, “Kinh tế Các bon thấp” và phát triển “Nền kinh tế xanh”, các nước này đã trải qua một thời kỳ dài của quá trình công nghiệp hóa và cũng đã phải trả giá cho suy giảm tài nguyên và chất lượng môi trường. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, xu hướng phát triển đã có sự thay đổi, quan điểm thân thiện với môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên thông qua chuyển đổi mô hình phát triển đầu tư vào khoa học công nghệ, xử lý ô nhiễm, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải (3R). Hiện nay đang hướng tới lộ trình thực hiện và thúc đẩy các ngành sản xuất sạch và phát triển các ngành các bon thấp mới hình thành, nằm trong hệ thống kinh tế toàn cầu của nhóm nước công nghiệp phát triển (OECD), Tây Âu ra sức thúc đẩy đưa các chỉ tiêu về các bon thấp vào hệ thống quy định quốc tế, với sự ra đời của tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế về “Dấu chân các bon” đã mở màn cho quá trình này. Còn Nhật bản tích cực xu hướng giảm thiểu các bon thông qua Nghị định thư Kyoto, thực hiện triệt để chiến lược 3R “Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế

chất thải” và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường. EU dự kiến trước năm 2013 sẽ đầu tư 105.000.000.000 € để phát triển “nền kinh tế sạch”. Còn Nhật bản từ cuối năm 2009 phát động chiến lược tăng trưởng mới, tập trung vào hai ngành công nghiệp mới là ngành môi trường và năng lượng, ngành y tế, với việc đầu tư vào hai ngành này dự kiến đến năm 2020 tạo ra thị trường mới tương đương 1 triệu tỷ Yên. Ở Autralia, bảo vệ tài nguyên và môi cơ bản dựa trên đặc thù của hệ sinh thái, dựa trên tiếp cận biên và khả năng chịu đựng của hệ sinh thái để có phương án khai thác sử dụng, quy hoạch và bảo vệ hợp lý.

+ Nhóm các nước mới nổi lên nhờ quá trình công nghiệp hóa như Hàn quốc, Singapore. Từ những năm 80 của thế kỷ XX họ không phải trả giá nhiều cho môi trường nhờ tiếp nhận công nghệ mới của các nước công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)