0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Lý thuyết đại diện (Agency theory):

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM​ (Trang 27 -28 )

Năm 1970 lý thuyết đại diện lần đầu tiên xuất hiện cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trên thế giới, loại hình doanh nghiệp thì ngày càng đa dạng với quy mô ngày càng lớn, một người chủ không thể quản lý hết cả một doanh nghiệp to lớn được mà họ cần thuê người quản lý để thay họ điều hành doanh nghiệp, sự thiếu hụt về các lý thuyết nền tảng về quyền sở hữu doanh nghiệp và mối quan hệ giữa người chủ và người quản lý thông qua hợp đồng đại diện vì vậy mà để đáp ứng nhu cầu đó các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ra lý thuyết đại diện.

Lý thuyết đại diện cho rằng, một doanh nghiệp không phải là một thực thể thống nhất và duy nhất, nó chỉ ra mối quan hệ của cổ đông, người quản lý và các chủ nợ và họ đều có mục đích chung là lợi ích. Để tối đa hóa lợi ích của mình, cả cổ đông và những người quản lý đều hành động vì lợi ích tốt nhất của mình. Người quản lý sẽ luôn không hành động vì lợi ích tốt nhất của người chủ mà sẽ có xu hướng hành động vì lợi ích của cá nhân nhiều hơn. Vì vậy, những cổ đông phải thường kiểm tra, giám sát hoạt động của người quản lý để đảm bảo rằng nhà quản lý sẽ hoạt động theo mong muốn của mình.

Laohapolwatana W.T., Smith M. and Howieson B (2005) lý thuyết đại diện nghiên cứu về mối quan hệ hợp đồng giữa các cổ đông (những người chủ) và người quản lý (người đại diện) thực hiện các quyết định của doanh nghiệp. Những người chủ sẽ bổ nhiệm, chỉ định người quản lý đại diện mình để điều hành công ty. Nhiệm vụ của người quản lý là tối đa hóa giá trị tài sản của công ty, tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng cổ tức, nâng cao thị giá của cổ phiếu trên thị trường.

Theo Wallace (1995) và Owusu – Ansah (1998) và Thân Thị Thu Thủy, Lê Văn Lâm & Nguyễn Trung Thông (2014) thì các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin liên quan đến lý thuyết này như quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời. Và nghiên cứu của Rodriguez Pere (2004) cho rằng chi phí đại diện sẽ phụ thuộc vào kích cỡ doanh nghiệp.

Theo Urquiza, F.B., Navarro, M.C.A., Trombetta (2010) chi phí đại diện giảm bởi vì các doanh nghiệp lớn thường công bố rất nhiều thông tin.

Theo Gacia-Meca, E., Parra,I., Larran, M., & Martinez, I. (2005), Ang, JS., R.A. Cole & J. Wuh Lin (2000) đòn bẩy tài chính tương quan âm với chi phí đại diện, chi phí đại diện cũng sẽ lớn hơn ở những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao. Để làm hài lòng nhu cầu thông tin của các chủ nợ thì các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao sẽ công bố thông tin nhiều hơn những doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính thấp. Thông tin càng được công bố nhiều sẽ giúp các chủ nợ sẽ nắm bắt được tình hình doanh nghiệp để đưa ra quyết định của mình.

Theo Oyeler, P., Laswad, F., Fisher, R. (2003) khả năng sinh lời cao cũng là một nguyên dẫn đến việc công bố thông tin tốt hơn bởi vì họ muốn chứng minh với cổ đông thành quả kinh doanh của họ đã được ký trong hợp đồng. Và công bố thông tin nhiều với những doanh nghiệp có lợi nhuận cao cũng giúp nâng cao danh tiếng của nhà quản lý nhằm duy trì vị trí công việc và mức thu nhập của họ.

Theo lý thuyết này cho rằng khi thông tin không đầy đủ và không đối xứng giữa người chủ và người quản lý thì dẫn đến các xung đột sẽ tăng lên. Và vấn đề này có thể được giải quyết bằng việc người quản lý doanh nghiệp gia tăng mức độ công bố thông tin, thông tin được công bố càng nhiều càng giảm sự xung đột và nhằm thuyết phục cổ đông rằng người quản lý doanh nghiệp đang quản lý doanh nghiệp nhằm đạt mức tối ưu. Để giảm chi phí đại diện và giảm bớt xung đột về lợi ích thì giải pháp được đưa ra đó là gia tăng mức độ công bố thông tin.

Lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong doanh nghiệp, các báo cáo đánh giá trách nhiệm cho phù hợp với hệ thống phân quyền trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM​ (Trang 27 -28 )

×