0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Quy mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM​ (Trang 32 -33 )

Các lý thuyết đã nêu ở trên như lý thuyết chí phí đại diện, lý thuyết chi phí chính trị, chi phí dấu hiệu,…và những nghiên cứu thực nghiệm của Li Huiyun, Zhao Peng (2010), Verrecchia, R.E., (1983) và Watts, R., and Zimmerman, J., (1978),… đã đưa ra những ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp với mức độ công bố thông tin như sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp có quy mô lớn thì chi phí đại diện thường cao hơn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bởi vì các doanh nghiệp lớn thường ký kết nhiều hợp đồng quan trọng và giá trị cao do đó họ cần nhiều người quản lý hơn các doanh nghiệp nhỏ nên các doanh nghiệp càng có quy mô lớn càng công bố nhiều thông tin hơn để giảm chi phí đại diện.

Thứ hai, các doanh nghiệp có quy mô lớn thì sẽ thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư, nếu thông tin công bố càng nhiều thì càng có nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Vì vậy, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có xu hướng sẽ công bố nhiều thông tin tự nguyện hơn để thu hút đầu tư.

Thứ ba, theo Watts, R., and Zimmerman, J., (1978) đã nghiên cứu rằng chi phí chính trị sẽ cao hơn những doanh nghiệp có quy mô lớn. Do vậy các doanh nghiệp này sẽ công bố thông tin nhiều hơn để giảm chi phí chính trị.

Thứ tư, các doanh nghiệp có quy mô lớn thì sự bất đối xứng thông tin lớn hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ theo lý thuyết tín hiệu, vì vậy các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ công bố nhiều thông tin hơn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Thứ năm, những doanh nghiệp nhỏ sẽ bất lợi hơn trong việc cạnh tranh về công bố thông tin so với những doanh nghiệp lớn hơn theo Verecchia (1983).

Các nghiên cứu trước đã đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng của nhân tố quy mô doanh nghiệp đến mức độ công bố thông tin như sau:

Patricia Teixeire Lopes (2007), Nguyễn Công Phương và các cộng sự (2012), Trương Bá Thành và các cộng sự (2013) và Phan Tôn Nữ Nguyên Hồng (2014) đã kết luận mối quan hệ này là thuận chiều.

Nhưng nghiên cứu của Lê Trường Vinh và Hoàng Trọng (2008), Đoàn Nguyễn Phương Trang (2010), Lê Thị Trúc Loan (2012), Nguyễn Thị Thủy Hưởng (2014) thì lại không tìm thấy mối quan hệ nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM​ (Trang 32 -33 )

×