Do quy định đến cuối tháng 3 năm 2015 mới hết thời hạn công bố các báo cáo tài chính được kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Do đó đến thời điểm nghiên cứu trước ngày 31/3/2015 nên đa số các doanh nghiệp vẫn chưa công bố báo cáo tài chính năm 2014. Vì vậy, tác giả chọn các báo cáo tài chính đã được kiểm toán công bố năm 2013 để nghiên cứu.
Các doanh nghiệp được chọn là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước năm 2013.
phố Hồ Chí Minh và trang web: www.hnx.vn nếu doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội.
Với hai điều kiện như trên thì có tổng cộng 62 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Viêt Nam (theo phụ lục 1) đáp ứng đủ các yêu cầu này. 62 doanh nghiệp này phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Bao gồm 40 doanh nghiệp niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và 22 doanh nghiệp niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Và mã chứng khoán của các doanh nghiệp được chọn được thể hiện trong bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2: Mã chứng khoán của 62 doanh nghiệp niêm yết được chọn
MÃ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
BII PVL AMS HDC LGL QCG
CEO PVR BCI HDG LHG SJS
D11 PXA C21 HQC NBB SZL
EFI RCL CCL IJC NLG TDC
HLD SCR DIG ITA NTL TDH
ICG SDA DRH ITC NVN TIX
IDJ SDH DTA KAC PDR VIC
IDV SJC DXG KBC PPI VNI
NDN TIG FLC KDH PTL VPH
PFL VC7
HAR KHA PXL VPC
PV2 VCR
Lựa chọn các yếu tố công bố thông tin trong báo cáo tài chính:
Việc lựa chọn, sàn lọc các yếu tố thông tin được công bố có thể nói là mang tính chủ quan, phụ thuộc vào nhận định của tác giả, do do sẽ có sự khác biệt giữa các nghiên cứu.
Ở luận văn này, tác giả cũng lựa chọn các chỉ mục thông tin công bố trong báo cáo tài chính để đánh giá chi tiết các khoản mục trong báo cáo tài chính. Các doanh
nghiệp niêm yết phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về công bố thông tin tại các Sở giao dịch chứng khoán.
Các văn bản pháp luật quy định về công bố thông tin bắt buộc các doanh nghiệp niêm yết phải thực hiện đó là:
Luật chứng khoán, Thông tư 52/2012/TT-BTC – Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Đây là văn bản mới nhất và có hiệu lực cao nhất.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam như IAS 21,25,26,28 cũng cung cấp các yêu cầu về trình bày thông tin kê toán.
Tham khảo chế độ kế toán Việt Nam ban hành Quyết định 15/2006/QĐ-BTC – Về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Do báo cáo nghiên cứu năm 2013 nên vẫn sẽ dụng Quyết định này. Kể từ ngày 1/1/2015 Bộ Tài Chính đã thay thế Quyết Định 15 bằng Thông Tư 200/2014/TT-BTC. Quyết định 15 quy định chi tiết về biểu mẫu chuẩn, cách lập và trình bày báo cáo tài chính…
Luận văn cũng dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và các cộng sự (2012).
Vì vậy, luận văn sẽ sử dụng các văn bản pháp quy trên để làm nền tảng đo đếm mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp. Tổng cộng có 156 chỉ mục được xây dựng và được trình bày chi tiết theo phụ lục 2. Chia thành 2 loại:
Loại thông tin bắt buộc được chia thành 8 nhóm với 142 yếu tố thông tin.
Loại thông tin tự nguyện bao gồm 14 yếu tố thông tin. Những thông tin này không yêu cầu bắt buộc trong báo cáo tài chính nhưng được khuyến khích công bố.
Dưới đây là bảng danh mục các nhóm thông tin công bố Bảng 3.3: Danh mục các nhóm thông tin công bố
DANH MỤC CÁC NHÓM YẾU TỐ THÔNG TIN CÔNG BỐ
Số thứ
tự Nhóm thông tin công bố
Số lượng yếu tố lựa chọn
A Thông tin bắt buộc 142
I Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 4
IV Các chính sách kế toán áp dụng 16 V Bảng cân đối kế toán và thông tin bổ sung cho các khoản
mục trình bày trong bảng cân đối kế toán 77
VI
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
26
VII Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thông tin bổ sung cho các
khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ 8
VIII Những thông tin khác 6
B Thông tin tự nguyện 14
Tính chỉ số công bố thông tin
Với những yếu tố thông tin được công bố như trên thì trong nghiên cứu này sẽ áp dụng theo cách tiếp cận không trọng số.
Tác giả chọn cách tiếp cận này dựa theo nghiên cứu của Nguyễn Công Phượng và các cộng sự (2012) bởi vì 2 lí do:
Thứ nhất, cách tiếp cận không trọng số cho phép loại bỏ tỉnh chủ quan trong cảm nhận của người sử dụng về yếu tố công bố thông tin.
Thứ hai, những nghiên cứu trước đây đã chứng thực có sự tương đồng giữa đo lường chỉ mục thông tin có trọng số và không trọng số.
Và các yếu tố thông tin được xem có tầm quan trọng như nhau đối với người sử dụng. Mục công bố thì nhận giá trị là 1 và mục không công bố thì nhận giá trị là 0.
Công thức chung để tính chỉ số (hay mức độ) công bố thông tin của mỗi doanh nghiệp như sau:
nj Mj= ∑ dij / nj i=1
Trong đó: Mj: Chỉ số công bố thông tin của công ty j
dij bằng 1 nếu yếu tố thông tin i được công bố trong báo cáo tài chính doanh nghiệp j;
nj: số các yếu tố thông tin có thể công bố ở Doanh Nghiệp j (n ≤ 156).
Đo lường các biến:
Biến phụ thuộc được đo lường:
Biến phụ thuộc: Chỉ số công bố thông tin (Mj)
CBTTBB: Chỉ số công bố thông tin bắt buộc được tính gồm 142 chỉ mục CBTTTN:Chỉ số công bố thông tin tự nguyện được tính gồm 14 chỉ mục
CBTT: Chỉ số công bố thông tin chung được tính bao gồm chỉ số công bố thông tin tự nguyện và chỉ số thông tin bắt buộc, công bố thông tin chung có tổng cộng 156 chỉ mục.
Biến độc lập được đo lường:
Các biến độc lập được thống kế trong bảng sau 3.4 như sau
Bảng 3.4: Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin từ một số nghiên cứu trước đây.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
Số thứ
tự
Nhân tố ảnh
hưởng Cách đo lường Nghiên cứu trước đây
1 Quy mô doanh
nghiệp Logarit tổng tài sản
Lopes & Rodrigues 2007 Li Huiyun & Zhao Peng 2010 Lê Trường Vinh 2008
Nguyễn Công Phượng và các cộng sự 2012
2 Khả năng sinh
lời Lợi nhuận/ Tổng tài sản
Stephan Yan - Leung Cheung và các cộng sự 2003
Stephan Yan - Leung Cheung và các cộng sự 2010
Lê Trường Vinh 2008 3 Đòn bẩy tài
Lopes & Rodrigues 2007 Li Huiyun & Zhao Peng 2010 Lê Thị Trúc Loan 2012 Nguyễn Công Phượng và các cộng sự 2012
4 Khả năng thanh toán
Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Nguyễn Công Phượng và các cộng sự 2012
5 Tài sản thế chấp
Giá trị còn lại
TSCĐ/Tổng tài sản
Stephan Yan - Leung Cheung và các cộng sự 2003
Lê Trường Vinh 2008 6 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Doanh thu bán hàng/ Tổng tài sản
Stephan Yan - Leung Cheung và các cộng sự 2003
Lê Trường Vinh 2008
7 Tỷ lệ giám đốc độc lập (=1 nếu CT HĐQT kiêm GĐĐH; =2 nếu PCT HĐQT kiêm GĐĐH; =3 trong trường hợp tách biệt hoàn toàn)
Stephan Yan - Leung Cheung và các cộng sự 2003
Li Huiyun & Zhao Peng 2010 Stephan Yan - Leung Cheung và các cộng sự 2010 8 Giám đốc điều hành (=1 nếu GĐĐH cũng là CT HĐQT; =0 nếu ngược lại) Ferdinand và Leung 2004 Stephan Yan - Leung Cheung và các cộng sự 2010
9 Thời gian hoạt động
Từ lúc thành lập đến lúc chon báo cáo tài chính nghiên cứu
Nguyễn Công Phượng và các cộng sự 2012
10 Kiểm toán độc lập
(=1 nếu KTĐL thuộc Big 4 (Big 5); =0 nếu ngược lại)
Lopes & Rodrigues 2007 Lê Thị Trúc Loan 2012 Nguyễn Công Phượng và các cộng sự 2012