doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán.
3.1.2.1. Đặc điểm của ngành bất động sản năm 2013
Thị trường bất động sản là thị trường mua, bán, trao đổi đất đai và các công trình, vật kiến trúc gắn liền với đất đai.
“Thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng bất động sản trong tổng số của cải xã hội ở các nước có khác nhau nhưng thường chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước. Các hoạt động liên quan đến bất động sản chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. Theo thống kê, ở các nước phát triển lượng tiền ngân hàng cho vay qua thế chấp bằng bất động sản chiếm trên 80% trong tổng lượng vốn cho vay. Vì vậy, phát triển đầu tư, kinh doanh bất động sản đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển các tài sản thành nguồn tài chính dồi dào phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế” Theo báo cáo phân tích ngành của Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Phương Nam .
Lịch sử hình thành ngành bất động sản tại Việt Nam: chia làm 6 giai đoạn chính
Trước năm 1990 đó là thời kỳ này kinh tế chưa phát triển, tài nguyên đất còn nhiều, dân số ít, nhu cầu về sử dụng đất vẫn còn chưa cao, quỹ đất còn nhiều,Trong giai đoạn này hầu như không tồn tại thị trường bất động sản.
Cơn sốt lần thứ nhất (1993-1994) diễn ra trong hai năm nguyên nhân là do nhu cầu nhà ở, đất ở của dân cư và đất để sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, nhất là ở các đô thị, dẫn đến tình trạng chuyển quyền sử dụng đất tăng lên cao.
Đóng băng lần thứ nhất ( 1995 – 1999) Trước tình hình thị trường sốt nóng, nhà nước đã can thiệp vào thị trường bằng 2 nghị định là Nghị định số 18 và 87 về thuê đất, nhằm ngăn chặn hiện tượng đầu cơ. Theo đó nếu đầu cơ xảy ra sẽ phải nộp thuế gấp đôi nên so về lợi ích và chi phí bỏ ra không phì hợp. Ngoài ra còn có khủng hoảng kinh tế đã kéo theo đóng băng thị trường bất động sản.
Tương tự năm 2001 – 2002 diễn ra cơn sốt đất lần 2 rồi đóng băng lần hai vào năm 2002-2006 và sau đó là cơn sốt đất lần 3 2007-2008 và sau đó là đóng băng lần ba từ 2008 đến nay.
Thị trường bất động sản năm 2013 ở Việt Nam:
Thị trường bất động sản năm 2013 có những khó khăn lớn. tình hình thị trường bất động sản diễn biến im ắng và trầm. Giao dịch diễn ra trầm lắng, tồm kho bất động sản ngày càng tăng, nợ xấu vẫn chưa được giải quyết
Tuy vẫn được Nhà Nước hỗ trợ bằng gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội nhưng tín hiệu vẫn chưa khả quan.
Giá đất bất động sản năm 2013 theo các nhà nghiên cứu đã giảm 15-30%, nhứng cũng có những nghiên cứu cho rằng giá đất không giảm.
Những nhân tố tác động đến thị trường bất động sản như: Nguồn vốn đầu tư công
Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp bất động sản
Kênh huy động vốn đầu tư bất động sản dựa trên tiền gửi ngân hàng thương mại
Kênh huy động vốn từ thị trường chứng khoán Kênh huy động vốn từ quỹ đầu tư bất động sản Kênh huy động vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng Nguồn vốn từ các nguồn vốn khác
Thị trườn bất động sản Việt Nam giai đoạn 2013 có những điểm khó lường, đi ngang, cuối năm có những dấu hiệu khả quan. Những khó khăn đang dần được xử lý và có xu hướng chuyển biến trong năm 2014.
3.1.2.2. Đặc điểm về công bố thông tin của các doanh nghiệp tham gia thi trường chứng khoán. thi trường chứng khoán.
Ủy Ban Chứng Khoán cho biết trong năm 2013 đã công bố 84 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân trên thị trường chứng khoán với tổng số tiền phạt trên 7 tỷ đồng. So với năm 2012 là 180 quyết định xử phạt và 11 tỷ đồng thì rõ ràng những con số trên đã giảm đáng kể.
Đặc biệt, theo thống kê của Vietstock, trong năm 2013 chỉ có 29/694 doanh nghiệp niêm yết hoàn toàn đảm bảo tốt về nghĩa vụ công bố thông tin bắt buộc trên Thị trường chứng khoán trong năm 2013, tương ứng với vỏn vẹn 4.18% chấp hành đầy đủ quy định công bố thông tin theo Thông tư 52 của Ủy Ban Chứng Khoán về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Đặc biệt, nhóm ngành bất động sản có số lượng doanh nghiệp cao nhất gồm 4 doanh nghiệp cụ thể Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh (BCI), Công Ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HDC), Công Ty Cổ Phần Phát Triển Hạ Tầng Kỹ Thuật (IJC) và Tập đoàn VINGROUP - CTCP (VIC).
Trong đó, Công Ty Cổ Phần Phát Triển Hạ Tầng Kỹ Thuật (IJC) thuộc dạng hiếm và rất đáng được ca ngợi khi hai năm liên tiếp có tên trong danh sách những doanh nghiệp đảm bảo tốt nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp niêm yết vi phạm về công bố thông tin
Trong năm 2013 có hai doanh nghiệp niêm yết thuộc nhóm ngành bất động sản phải rời sàn chứng khoán do vi phạm công bố thông tin như Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cotec (CIC) và Công ty cổ phần phát triển nhà và sản xuất vât liệu xây dựng Chí Linh (MCL).
Ngoài ra còn có hàng loạt cổ phiếu đã tăng giảm bất thường từ đầu năm đến nay nhưng hiện vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể trong đó kể đến là Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Căn Nhà Mơ Ước(DRH) có 15 phiên tím lịm suốt tháng 11 và nện sàn vào đầu tháng 12 theo Vietstock.
Mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản trên thị trường chứng khoán năm 2013 có nhiều điểm sáng nhưng bên cạnh đó vẫn cò nhiều doanh nghiệp còn vi phạm để bị xử phạt hành chính.
3.2. Xây dựng giả thiết
Như đã nghiên cứu ở chương 1, các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin được nhận diện và đo lường. Dựa trên nhiều nghiên cứu, tác giả rút ra các yếu tố như sau:
- Các biến về tài chính: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán, tài sản thế chấp, hiệu suất sử dụng tài sản.
- Các biến thuộc về quản trị doanh nghiệp: tỷ lệ giám đốc độc lập, giám đốc điều hành.
- Các yếu tố khác: thời gian hoạt động và doanh nghiệp kiểm toán độc lập. Bên cạnh việc nhận diện và đo lường các biến độc lập, nghiên cứu này cũng xây dựng các giả thiết nhằm làm cơ sở kiểm định.
Các giả thiết được xây dựng cụ thể như sau:
3.2.1. Quy mô doanh nghiệp.
Theo các lý thuyết như lý thuyết đại diện. tín hiệu, chính trị… và rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp và có ảnh hưởng cùng chiều với nhau. Các nhà đầu tư thường chý ý đến quy mô doanh nghiệp là đầu tiên. Vì vậy để thu hút đầu tư, tăng cường vốn đầu tư, giảm chi phí đại diện, chi phí chính trị thì các doanh nghiệp thường công bố nhiều thông tin ra thị trường. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì có xu hướng công bố càng nhiều thông tin hơn.
Ở giả thiết này, tác giả cũng dự đoán biến quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ thuận hiều với mức độ công bố thông tin. Biến quy mô doanh nghiệp được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu như: chỉ tiêu tổng tài sản, tổng nguồn vốn, doanh thu hay số lao động. Ở nghiên cứu này, tác giả chon đo lường bằng giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp (logarit cơ số 10) làm cách đo thực nghiệm.
H1: Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có quy mô càng lớn thì mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính càng nhiều.
3.2.2. Khả năng sinh lời.
Theo lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu và các nghiên cứu thực nghiệm thì biến khả năng sinh lời có mối liên hệ với mức độ công bố thông tin.
Khả năng sinh lời cao hay thấp có ảnh hưởng đến P/E, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường nên việc đánh giá khả năng sinh lời đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp.
Vì vậy, các công ty có khả năng sinh lời cao thì càng công bố nhiều thông tin để thu hút đầu tư, công bố những thông tin tốt sẽ tăng vốn đầu tư, giá trị và uy tín doanh nghiệp trên thị trường.
Giả thiết về khả năng sinh lời được đo lường bằng lợi nhuận trên tổng tài sản. H2: Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng sinh lời càng cao thì mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính càng cao.
3.2.3. Đòn bẩy tài chính.
Những doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao, tức là doanh nghiệp đó nợ nhiều, áp lực phải giải trình với cổ đông, nhà đầu tư, chủ nợ về khả năng trả nợ càng cao. Do đó, các doanh nghiệp đòn bẩy tài chính cao càng công bố thông tin nhiều hơn để giải thích về khả năng trả nợ để minh bạch thông tin làm hài lòng chủ nợ để tránh tình trạng bị các chủ nợ gia tăng lãi suất, kéo theo tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và còn nhà đầu tư thì tránh các rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp.
Đòn bẩy tài chính được đo lường bằng cách lấy nợ phải trả trên tổng tài sản. H3: Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có đòn bẩy tài chính càng lớn thì mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính càng cao.
3.2.4. Khả năng thanh toán.
Theo lý thuyết tín hiệu thì những doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao sẽ công bố nhiều thông tin hơn để nâng cao khả năng trả nợ, hình ảnh của doanh nghiệp vì rủi ro trong khả năng thanh toán là một yếu tố dẫn đến phá sản của doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao càng tích cực công bố thật nhiều thông tin để thu hút nhà đầu tư quan tâm điều này phù hợp với các nghiên cứu của nhiều tác giả.
Nhưng cũng có những ý kiến trái chiều đó là những doanh nghiệp có khả năng thanh toán thấp cũng cố gắng công bố thật nhiều thông tin để giải thích cho nguyên nhân tại sao doanh nghiệp lại có khả năng thanh toán thấp, nếu những thông tin này công bố hợp lý sẽ nhận được sự quan tâm tích cực từ những nhà đầu tư, chủ nợ.
Khả năng thanh toán được đo lương bằng tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn. H4: Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng thanh toán càng cao thì mức độ công bố thông
3.2.5. Tài sản thế chấp.
Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, phục vụ sản xuất và có thời gian sử dụng trên 1 năm. Và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm làm ra thông qua khoản chi phí khấu hao. Khấu hao chính xác sẽ giúp việc hoạch toán lợi nhuận được chính xác.
Vì những lý do quan trọng trên mà những thông tin liên quan đến tài sản cố định và khấu hao cần phải công bố cụ thể, rõ ràng, chi tiết, đầy đủ để những đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp phân tích, đánh giá hoạt động, hiệu quả, kiểm tra, giám sát doanh ngiệp.
Tài sản cố định có giá trị càng lớn thì cần phải công bố thông tin càng nhiều để đánh giá được khả năng sinh lời từ tài sản.
Và tài sản cố định lớn cũng phục vụ mục đích đem cầm cố, thế chấp để vay vốn từ bên ngoài.
Tuy nhiên cũng có những ý kiến hoàn toàn trái ngược rằng các doanh nghiệp có tài sản cố định nhiều sẽ giảm xung đột đại diện vì người cho vay đã nắm quyền sở hữu tài sản họ đã đảm bảo được lợi ích khi doanh nghiệp bị phá sản vì vậy việc công bố thông tin và tài sản thế chấp có mối quan hệ ngược chiều.
Tài sản thế chấp được đo lường bằng giá trị còn lại của tài sản cố định trên tổng tài sản.
Từ đó, giả thiết được đặt ra là tài sản thế chấp có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin.
H5: Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tài sản thế chấp càng lớn thì mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính càng cao.
3.2.6. Hiệu suất sử dụng tài sản.
Đối với những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản giá trị tài sản cố định rất cao. Và các công ty có hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao hơn thì mức độ công bố thông tin sẽ nhiều hơn những công ty có hiệu suất sử dụng tài sản thấp. Bởi vì, các công ty này có thể thu hút thêm các nhà đầu tư và các nhà phân tích.
Vì vậy, các công ty phải công bố thông tin liên quan nhiều hơn để cung cấp cho các nhà đầu tư bên ngoài.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định được đo lường bằng doanh thu bán hàng trên tổng tài sản.
H6: Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có hiệu suất sử dụng tài sản càng lớn thì mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính càng cao.
3.2.7. Tính độc lập của hội đồng quản trị.
Tính độc lập của hội đồng quản trị được đo bằng tỷ lệ giám đốc độc lập và giám đốc điều hành có phải là chủ tịch hội đồng quản trị hay không. Tỷ lệ giám đốc độc lập cao sẽ công bố thông tin càng nhiều.
Theo McConnell và Servaes (1990) đưa ra giả thiết rằng sở hữu tập trung có thể dẫn đến giám sát hoạt động nhiều hơn nhưng nghiên cứu của Claessen, Djankov và Lang (1999), Fan và Lang (2002) thì lại chi kết quả ngược lại, tập trung quyền sở hữu dẫn đến xung đột của chủ sở hữu và nhà đầu tư bên ngoài.
Còn giám đốc điều hành cũng là chủ tịch hội đồng quản trị thì sẽ xảy ra xung đột lợi ích, muốn che giấu thông tin, nên thông tin công bố ra ngoài sẽ ít hơn. Nhưng nghiên cứu của Agrawal và Knoeber (1996) lại cho kết quả tích cực khi giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hợp đồng quản trị.
Tỷ lệ giám đốc điều hành được đo lường như sau: bằng 1 nếu chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành,bằng 2 nếu phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành, bằng 3 trong trường hợp tách biệt hoàn toàn.
Giám đốc điều hành được đo lường như sau: bằng 1 nếu chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành,bằng 0 nếu ngược lại.
H7: Tính độc lập của hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam càng cao thì mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính càng cao.
3.2.8. Thời gian hoạt động.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu hơn thì mức độ công bố thông tin sẽ nhiều hơn những doanh nghiệp trẻ. Chi phí thu
Các doanh nghiệp trẻ mới thành lập, thời gian hoạt động ít nên thương ít có động cơ công bố thông tin. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp lâu năm đã được cải thiện theo thời gian nên công bố thông tin nhiều và đáng tin cậy hơn.
Thời gian hoạt động được tính từ lúc doanh nghiệp thành lập.