Đối với các doanh nghiệp có tài sản cố định cao thì mức độ công bố thông tin càng nhiều để tạo niềm tin từ các nhà đầu tư nhằm thu hút đầu tư. Điều này có nghĩa là tài sản thế chấp và mức độ công bố thông tin có mối quan hệ thuận chiều.
Theo nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) thì cho rằng tài sản thế chấp cao sẽ giảm xung đột đại diện bởi vì các doanh nghiệp có tài sản thế chấp cao sẽ giúp người cho vay nắm được tài sản đảm bảo vì vậy nếu doanh nghiệp bị phá sản thì người cho vay cũng không bị thiệt. Vì vậy việc giảm xung đột đại diện cũng làm giảm mức độ công bố thông tin.
Phan Tôn Nữ Nguyên Hồng (2014) lại không tìm thấy mối liên hệ nào giữa tài sản thế chấp và mức độ công bố thông tin.
2.3.6. Hiệu suất sử dụng tài sản.
Theo Lê Trường Vinh và các cộng sự (2008) thì cho ra kết quả nghiên cứu như sau các công ty có hiệu suất sử dụng tài sản cao sẽ công bố nhiều thông tin hơn so với các doanh nghiệp có mức độ sử dụng tài sản thấp bởi vì các nhà đầu tư và các nhà phân tích sẽ bị thu hút bởi mức độ sử dụng tài sản cao.
2.3.7. Đặc điểm của tỷ lệ giám đốc độc lập và giám đốc điều hành.
Tính độc lập của hội đồng quản trị được đo lường bằng tỷ lệ giám đốc độc lập và giám đốc điều hành. Và nếu giám đốc điều hành cũng là chủ tịch hội đồng quản trị thì tính độc lập sẽ như thế nào ? từ đó ảnh hưởng đến mức độ công bô thông tin như thế nào?. Các doanh nghiệp có quy mô hội đồng quản trị càng lớn thì sẻ ảnh hưởng
tiêu cực đến hoạt động và nâng cao chất lượng của quản trị doanh nghiệp vì người quản lý sẽ luôn đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của cổ đông.
Theo shi Jianlianh (2010) thì kết quả nghiên cứu đạt được đó là tỷ lệ giám đốc độc lập có mối quan hệ thuận với mức độ công bố tự nguyện, trong khi đó giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quản trị lại có mối quan hệ nghịch với mức độ công bố thông tin.