Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại chi cục thuế quận tân bình (Trang 35 - 37)

Qua tìm hiểu cơ sở lý thuyết và nội dung nghiên cứu các nhóm nhân tố ảnh hưởng và tác động đến động lực làm việc của các công trình nêu trên sẽ là cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Chi cục thuế Quận Tân Bình. Mô hình này bao gồm 10 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp: Tính công nhận, Tính tự chủ trong công việc, Cơ hội thăng tiến , Cơ hội phát triển nghề nghiệp, Tính trách nhiệm trong công việc, Tâm lý làm việc, Tính thực tiễn của công việc, Mối quan hệ đồng nghiệp, Lãnh đạo trực tiếp, Thu nhập : có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến động lực làm việc của nhân viên ( xem hình 2.2, trang 32 ).

Nội dun và ý n hĩa ủa từng nhân tố

Tính công nhận: thể hiện và ghi nhận sự đóng góp của người lao động vào thành công của tổ chức. Điều này có thể được tạo ra từ chính bản than người lao độnghoặc từ sự đánh giá của cấptrên,của tập thể.

Tính tự chủ trong công việc : là có khả năng làm chủ tình cảm, hành động của mình mà không bị chi phối bởi hoàn cảnh và những người xung quanh , điều quan trọng nhất là có sự điều chỉnh suy nghĩ, hành động phù hợp sao cho đạt được kết quả tốt đẹp cho bản thân và tập thể.

Cơ hội thăng tiến : là việc được chuyển lên vị trí hoặc công việc quan trọng hơn trong một tổ chức, chính sách thăng tiến rõ ràng, được tạo điều kiện phát triển cho mỗi cá nhân. Mỗi nhân viên cần có cơ hội để cải thiện và phát triển kỹ năng và năng lực của mình trong công việc. Cơ hội thăng tiến có ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên. Trong một tổ chức mà ở đó nhân viên có cơ hội phát triển cá nhân, cơ hội thăng tiến và có chính sách thăng tiến rõ ràng, công bằng sẽ tạo được động lực cao cho nhân viên.Cơ hội phát triển nghề nghiệp :đây là trải nghiệm chuyên môn giúp cho nhân viên nâng cao kiến thức làm việc tiến bộ và

hiệu quả hơn. Vai trò của mỗi cá nhân nhân viên luôn được xác định rõ ràng từ đó dễ dàng nhìn thấy con đường phát triển nghề nghiệp của mình.

Tính trách nhiệm trong công việc : nghĩa là phải làm tròn phần việc được giao theo cương vị, chức trách của mình. Trong công việc, có rất nhiều vấn đề mỗi người cần phải đối mặt, đòi hỏi mỗi người phải có tinh thần và trách nhiệm tốt để rèn luyện bản thân, ham học hỏi, tích cực, sáng suốt để đưa ra những quyết định và biết nắm bắt cơ hội để vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Tâm lý làm việc :Tâm lý là tất cả hiện tượng của đời sống tinh thần, thế giới bên trong của con người, nó gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người. Khi nhân viên tin tưởng vào các chính sách của công ty trong hiện tại cũng như trong tương lai đảm bảo về quyền lợi của họ thì đã khơi gợi sự hăng say trong công việc của nhân thúc đẩy tích cực đến suy nghĩ và hành động của nhân viên.

Tính thực tiễn trong công việc: tính trách nhiệm trong công việc, người nhân viên hiểu được tầm quan trong trong công việc của mình đối người khác và đối với xã hội.

Mối quan hệ đồng nghiệp: Trong công việc, tình đồng nghiệp vô cùng quan trọng, mỗi cá nhân không thể thành công nếu không được sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý của đồng nghiệp. Mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp còn làm cho cuộc sống nơi công sở của mỗi cá nhân tốt đẹp hơn. Chính yếu tố này sẽ đem lại hiệu suất làm việc cao hơn, giúp mỗi cá nhân tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp.

Lãnh đạo trực tiếp: Lãnh đạo: là người có vị trí cao hơn trong một công ty hay tổ chức. Trong nghiên cứu này lãnh đạo được đề cập là người quản lý trực tiếp nhân viên cấp dưới. Lãnh đạo là người đối xử công bằng với nhân viên, coi trọng năng lực và sự đóng gópcủa nhân viên, biết lắng nghe và chia sẻ, quan tâm đến nhân viên, có năng lực nắm bắtcông việc kịp thời và khả năng điều hành. Mỗi hành

động của nhà quản lý đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến động lực làm việc của nhân viên về cả hai mặt tích cực hay tiêu cực. Nhà quản trị kém cỏi có thể vô hiệu hóa và tước bỏ động lực thúc đẩy của cấp dưới. Động lực thúc đẩy tinh thần làm việc thường nảy sinh một cách tự nhiên khi nhân viên có một nhà quản lý giỏi mà họ nể trọng và có mối quan hệ tốt đẹp.

Thu nhập: là số tiền mà cá nhân, tổ chức, khu vực, quốc gia,…có được từ việc làm, từ việc đầu tư, từ việc kinh doanh,…Trong ngữ nghĩa của nghiên cứu này thì thu nhập là số tiền một công chức có được từ việc làm công cho một đơn vị thuộc hệ thống ngành Thuế. Thu nhập này bao gồm các khoản lương cơ bản, các khoản trợ cấp, các khoản thưởng bao gồm cả thưởng định kỳ và hưởng không định kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại chi cục thuế quận tân bình (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)