Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thông tin
Nghị quyết của Trung ương Đảng, nghị quyết của cấp ủy các cấp; Các Luật và văn bản hướng dẫn thi hành; Các văn bản là đề án, kế hoạch, thống kê; sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được xuất bản, công bố; các báo cáo, số liệu của về... chất lượng CBCC cấp xã, phường của Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học.
2.2.1.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu
Tiến hành khảo sát công chức cấp xã, phường bao gồm Trưởng công an, Chỉ huy trưởng quân sự, văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường, tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội tại 15 xã, phường đại diện của thành phố trong thời gian 30 ngày, phát phiếu điều tra và sử dụng phương pháp phỏng vấn một số vị trí công tác của cán bộ công chức thông qua hệ thống biểu mẫu được xây dựng sẵn với các tiêu chí liên quan trực tiếp đến các vấn đề về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức, năng lực, trỉnh độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, độ tuổi, yếu tố sức khỏe, thâm niên nghề nghiệp, thái độ ứng xử và sự tín nhiệm của nhân dân địa phương đối với công chức tại xã, phường của thành phố Việt Trì. Bảng hỏi gồm những vấn đề liên quan tới nội dung nghiên cứu chính của đề tài:
- Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã, phường. - Kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ, công chức cấp xã, phường. - Hiệu quả thực thi công vụcủa cán bộ, công chức cấp xã, phường. - Phẩm chất chính trị và đạo đức cán bộ, công chức cấp xã, phường. - Năng lực của cán bộ, công chức cấp xã, phường.
2.2.1.3. Phương pháp chọn mẫu
Nhằm mục đích lựa chọn, khảo sát, lấy ý kiến của CBCC cấp xã, phường về thực trạng chất lượng CBCC cấp xã, phường hiện nay. Trên cơ sở đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CBCC cấp xã, phường của thành phố Việt Trì.
Sử dụng công thức chọn mẫu như sau:
Đề tài sử dụng công thức Yamane (1967)1 để tính kích thước mẫu như sau: n = N/(1+ N*e2)
Trong đó n là số mẫu nghiên cứu, N là tổng thể mẫu, e là mức độ chính xác mong muốn. Đề tài sử dụng mức e = 5%, N = 234, tính toán cho kết quả như sau: n = 147
Thực hiện 147 phiếu điều tra đối với công chức cấp xã, phường bao gồm Trưởng công an, Chỉ huy trưởng quân sự, văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường, tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội tại 15 xã, phường đại diện của thành phố Việt Trì.
2.2.1.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Là phương pháp thu thập ý kiến của chuyên gia về công tác cán bộ, công tác nâng cao chất lượng CBCC cấp xã, phường của thành phố Việt Trì.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Các tài liệu sau khi thu thập được chọn lọc, tính toán các chỉ tỉêu phù hợp cho việc phân tích. Các công cụ, kỹ thuật phân tích được xử lý trên Excel, kết hợp phương pháp mô tả để phản ảnh thực trạng…
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp phân tổ
- Những thông tin sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí cấu thành chất lượng nguồn nhân lực như:
+ Chất lượng nguồn nhân lực và hiện trạng sử dụng, số lượng lao động, độ tuổi, giới tính, sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, tình trạng việc làm, thời gian làm việc, nhu cầu làm thêm, nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng số liệu, mức độ thoả mãn, chế độ đãi ngộ, nhu cầu nhân sự trong tương lai, kế hoạch tuyển dụng....
- Thông tin vị trí công tác và thông tin của lao động trong đơn vị, độ tuổi, giới tính, sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, tình trạng việc làm, thời gian làm việc, nhu cầu làm thêm, nhu cầu được đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng số liệu, mức độ thoả mãn, chế độ đãi ngộ, nhu cầu nhân sự trong tương lai, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo lao động....
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau. Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu.
Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh các yếu tố cấu thành chất lượng cán bộ công chức cấp xã, phường của Thành phố Việt Trì qua các thời kỳ.
2.2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình
Điểm trung bình: X điểm (1 X 4) Sử dụng công thức tính điểm trung bình:
X: Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i
Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi
n: Số người tham gia đánh giá
Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau được thể hiện như sau:
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm
Không đạt yêu cầu Trung bình Khá Tốt